Các bước xây dựng phễu Marketing chi tiết và hiệu quả

Doanh nghiệp của bạn đang sở hữu những sản phẩm, dịch vụ tốt nhưng không biết cách nào để đưa sản phẩm, dịch vụ của bạn để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu để thúc đẩy doanh số bán hàng? Phễu marketing sẽ là giải pháp tốt nhất để giải quyết được vấn đề trên. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phễu marketing là gì và các bước xây dựng phễu Marketing chi tiết và hiệu quả.

Phễu marketing là gì?

Phễu marketing là gì?

Là mô hình mô tả hành trình khách hàng từ giai đoạn tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến giai đoạn mua hàng. Nó được hiểu là quá trình biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng của doanh nghiệp. Mô hình phễu marketing sẽ lấy người tiêu dùng làm trung tâm và quá trình sàng lọc những đối tượng khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm, dần chuyển đổi thành việc mua hàng và sử dụng dịch vụ đó. 

Trong mô hình phễu càng nằm ở giai đoạn cuối sẽ càng thu nhỏ lại. Thường khách hàng sẽ ghé thăm cửa hàng một vài lần và trở thành khách hàng thực sự. Công việc của doanh nghiệp đó là cần phải theo dõi những khách hàng tiềm năng này và dẫn họ đến gần cuối phễu hơn và mang lại những giá trị khác ngoài việc mua hàng. 

Khi nắm được các bước xây dựng phễu Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp theo dõi được khách hàng tiềm năng và triển khai những chiến lược marketing online hiệu quả hơn. Từ khâu tìm kiếm sản phẩm => tiếp xúc với quy trình bán hàng => truyền thông thông điệp => trở thành khách hàng => khách hàng trung thành quảng cáo sản phẩm đến những khách hàng khác. 

Cách hoạt động của phễu marketing

Phễu marketing sẽ hoạt động dựa vào quá trình chuyển đổi khách hàng. Những phân đoạn trong quá trình này gồm: nhận biết => quan tâm => nhận xét => đánh giá => yêu thích => mua hàng => trung thành => truyền bá và chia sẻ. Thông thường, khách hàng sẽ nhận biết sản phẩm, dịch vụ qua truyền thông quảng cáo, mạng xã hội, bạn bè. Đồng thời họ sẽ suy nghĩ xem có thực sự nên mua món đồ đó không. 

Sau khi lựa chọn được thương hiệu thì khách hàng sẽ hành động, chi tiết ra mua. Quá trình mua hàng hoàn tất và họ cảm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn thỏa mãn nhu cầu thì họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Khi đó, họ sẽ không chỉ ủng hộ nhiều lần mà còn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho bạn bè, người thành. 

Một khách hàng sẽ trải qua đầy đủ các giai đoạn trong phễu Marketing là khách hàng lý tưởng. Tuy nhiên khách hàng thực tế sẽ đến với doanh nghiệp ở bất cứ giai đoạn nào của phễu Marketing.

Lợi ích khi sử dụng phễu marketing trong kinh doanh

Lợi ích khi sử dụng phễu marketing trong kinh doanh

Phễu marketing là mô hình mô tả hành trình mua hàng của khách hàng giúp doanh nghiệp theo dõi và có kế hoạch tiếp thị khách hàng trong từng giai đoạn để hiệu quả kinh doanh đạt được kết quả tốt nhất. Những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng phễu marketing trong kinh doanh đó là: 

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi 

Khi nắm được các bước xây dựng phễu Marketing thì doanh nghiệp sẽ có những chiến lược nhất định để thu hút họ đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Phễu marketing sẽ giúp khách hàng từ bước đầu đến bước cuối cùng. Từ bước tiếp cận, nuôi dưỡng đến thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ. Việc nắm được các giai đoạn trong hành trình khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có những cách tiếp thị phù hợp, tạo dựng lòng tin cùng thuyết phục khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Xác định và của những điểm chưa tốt

Doanh nghiệp không thể đảm bảo 100% quy trình bán hàng của mình sẽ làm hài lòng khách hàng ở mọi giai đoạn. Phễu marketing sẽ giúp giảm được tỷ lệ rớt khách hàng thấp nhất. Ở mỗi giai đoạn, nhóm đối tượng mà có điểm tương đồng để đưa ra chiến lược marketing đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Thông qua từng giai đoạn thì bạn có thể đánh giá những điểm tốt và chưa tốt làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng để đưa ra phương án cải thiện đúng đắn nhất. 

Tăng khả năng đo lường

Từ giai đoạn bắt đầu đến giai đoạn kết thúc thì mỗi giai đoạn bạn theo dõi và biết được có bao nhiêu khách hàng lọt vào giai đoạn tiếp theo. Thông qua những con số này thì bạn sẽ biết được nên đầu tư và cải thiện ở giai đoạn nào để có kết quả tốt nhất. 

Các giai đoạn của phễu marketing

Trước khi đến với các bước xây dựng phễu Marketing thì hãy cùng tìm hiểu về các giai đoạn của quá trình mô tả hành trình khách hàng. Thông thường các doanh nghiệp, nhà tiếp thị sẽ phân loại phễu theo mô hình AIDA qua 4 giai đoạn phổ biến. 

Mô hình này sẽ theo dõi hành trình khách hàng từ điểm tương tác đầu tiên đến khi chuyển đổi thành khách hàng. Ở mỗi doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh mô hình cho phù hợp với từng ngành hàng kinh doanh, kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp và có thể chia nhỏ theo từng giai đoạn (nếu cần). 

Nhận thức – Awareness

Là giai đoạn đầu tiên của phễu marketing đưa thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp của bạn đến với khách hàng mục tiêu. Ở trong giai đoạn này sẽ tập trung hết nguồn lực để thu hút được sự chú ý và tiếp cận với nhiều người nhất có thể. Khách hàng có thể biết đến thương hiệu của doanh nghiệp, tăng nhận thức về thương hiệu cùng sản phẩm và xác định được những đối tượng cho giai đoạn tiếp theo. 

Quan tâm – Interest 

Đây là một trong những giai đoạn quan trọng bởi mọi người ở giai đoạn này đều quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Họ sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thương hiệu, sản phẩm cùng những tính năng và lợi ích của chúng. 

Trong giai đoạn này thì khách hàng sẽ xem xét và đối chiếu sản phẩm của bạn với những thương hiệu khác. Doanh nghiệp cần cho khách hàng biết những tính năng, lợi ích vượt trội của sản phẩm cùng lý do mà họ nên lựa chọn sản phẩm thương hiệu của mình. Quá trình này doanh nghiệp cần phải làm cho sản phẩm, dịch vụ của mình hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm: cách seo fanpage lên top google

Mong muốn – Desire

Đó là giai đoạn mà người dùng thực sự muốn mua sản phẩm của bạn. Nó là một tín hiệu tích cực để bạn có thể thúc đẩy người dùng mua hàng. Trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp thì giai đoạn này quyết định đến việc có bán được sản phẩm hay không. Doanh nghiệp của bạn cần cung cấp những giá trị để tăng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự.

Action – Hành động mua 

Những khách hàng ở trong giai đoạn này thực sự là khách hàng tiềm năng. Ở trong giai đoạn này thì bạn tuyệt đối phải cẩn thận vì chỉ cần một chút nữa là bạn có thể bán được hàng. Đối với giai đoạn này thì kêu gọi hành động rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển đổi. Vì vậy, bạn cần phải tối ưu thật tốt lời kêu gọi hành động (CTA) của mình kết hợp với các ưu đãi, khuyến mãi để thúc đẩy hành động mua hàng nhanh hơn. 

Các bước xây dựng phễu Marketing chi tiết, thành công 100%

Các bước xây dựng phễu Marketing chi tiết, thành công 100%

Xác định nhu cầu của khách hàng 

Nếu bạn muốn đưa khách hàng vào giai đoạn đầu của phễu Marketing thì cần phải xác định được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng và giải quyết nó. Điều này sẽ giúp tăng số lượng khách hàng mục tiêu bước vào các giai đoạn tiếp theo và trở thành khách hàng trung thành. 

Nghiên cứu thông tin

Sau khi bạn thấy được những vấn đề tồn đọng cần phải giải quyết thì cần nghiên cứu thật kỹ các thông tin đó và đưa ra giải pháp xây dựng nội dung thu hút, hấp dẫn. Trong giai đoạn này thì khách hàng sẽ tập trung vào nội dung của bạn. 

Đưa các phương án triển khai

Khi thiết kế chiến lược marketing trong kế hoạch thì doanh nghiệp cần thực hiện các bước kiểm tra, so sánh tính hiệu quả của các phương án. Để từ đó lựa chọn được phương án triển khai tốt nhất. Việc so sánh và kiểm tra là một trong các bước xây dựng phễu Marketing quan trọng nhằm giúp xây dựng phễu marketing một cách hiệu quả hơn.

Giai đoạn khách hàng mua hàng 

Ở giai đoạn này thì khách hàng đã bắt đầu trở nên tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn hơn. Yếu tố quyết định đến việc khách hàng mua hàng đó là bạn cần xây dựng content marketing thu hút, hấp dẫn và có tính thuyết phục cao. 

Hành vi sau mua hàng 

Ngay cả khi khách hàng đã mua hàng thì bạn cũng không được bỏ qua quá trình chăm sóc để làm hài lòng khách hàng. Có như vậy thì khách hàng mới muốn quay lại và mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn nhiều lần. Bên cạnh đó thì họ có thể giới thiệu thêm nhiều bạn bè và người thân mua hàng. 

>>>Tham khảo thêm: cách tạo tài khoản google mcc

Những sai lầm khi xây dựng phễu marketing 

Nếu như số lượng khách hàng rớt ra tăng lên trong khi thực hiện các bước xây dựng phễu Marketing thì quá trình chuyển đổi đang gặp vấn đề: 

Không cung cấp đủ thông tin doanh nghiệp: Khi mua hàng thì khách hàng thường rất quan tâm đến thương hiệu, uy tín của thương hiệu cùng những sản phẩm, dịch vụ do ai cung cấp và đem lại những lợi ích gì,… Doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ thông tin. 

Thiếu lời kêu gọi hành động (CTA) để thúc đẩy khách hàng đặt hàng và mua sản phẩm. Khi tạo CTA thì bạn cần chú ý sử dụng các ngôn từ đặc biệt có khả năng thu hút và thuyết khách hàng. 

Việc xây dựng phễu marketing nhằm mục đích thực hiện tốt chiến lược tiếp thị với từng nhóm để chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp cần phải khai thác và tiếp cận đến đúng khách hàng tiềm để tránh lãng phí ngân sách. 

Mọi công việc trong từng giai đoạn cần phải được thực hiện chỉnh chu từ nội dung, lời kêu gọi hành động để thu hút khách hàng. Từ đó giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cùng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Đừng bao giờ bán sản phẩm 1 lần duy nhất trong điểm kết thúc của mô hình xây dựng phễu marketing mà cần phải thuyết phục khách hàng quay lại nhiều lần. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo xây dựng vòng lặp cho quá trình tạo phễu chứ không kết thúc ở việc bán hàng. 

Thiếu kiên nhẫn: Để chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng mua hàng cần một thời gian và quá trình. Nếu nhà tiếp thị không quy trình quá trình tạo phễu Marketing sẽ không thu lại được kết quả gì mà khách hàng sẽ rời bỏ giữa chừng hay chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 

Trên đây là các bước xây dựng phễu Marketing chi tiết và hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những hướng dẫn cụ thể thì bạn có thể áp dụng thành công. Bạn hãy triển khai mô hình phễu Marketing cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình để tránh tổn thất chi phí, nguồn lực và thời gian.

Tham khảo thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Phễu Marketing ở các ngành kinh doanh và các doanh nghiệp có giống nhau?

Với mọi ngành hàng kinh doanh đều cần có phễu marketing từ kinh doanh online hay offline đều cần phải thiết kế phễu để tạo được chuyển đổi hiệu quả và tối ưu chi phí nhất. Đối với ngành hàng hay doanh nghiệp sẽ tiếp cận với những nhóm đối tượng khách hàng riêng. 
Ở các bước triển khai phễu marketing như nhau nhưng nội dung ở từng giai đoạn phễu là khác nhau. Do đó mà phễu marketing giữa các ngành kinh doanh hoặc doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt. 

Sự khác biệt giữa phễu Marketing B2B và B2C là gì?

Tuỳ thuộc vào loại khách hàng thì phễu marketing sẽ có sự thay đổi khác nhau: 

Đối với khách hàng B2C khi mua hàng thường tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân. Họ sẽ chỉ tương tác trực tiếp với những nhân viên bán hàng chứ không phải người đại diện của công ty. 

Còn đối với nhóm khách hàng B2B thường mua hàng với khối lượng lớn, tính tập trung cao. Họ sẽ trao đổi, tương tác trực tiếp với đại diện bán hàng của công ty ở những giai đoạn sau của phễu Marketing.

5/5 - (1 vote)