Dropshipping trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh online. Bởi phương thức kinh doanh này rất dễ triển khai trong đó người bán không cần lưu trữ hàng hóa, đóng gói và vận chuyển. Mô hình kinh doanh này phù hợp với những doanh nghiệp có ít vốn, mới gia nhập thị trường. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping cùng cách thức triển khai hiệu quả. Theo dõi ngay!
Mô hình Dropshipping là gì?
Là hình thức kinh doanh bỏ qua khâu lưu trữ, vận chuyển hàng hóa trong đó người bán hàng sẽ tập vào các công việc như quảng bá sản phẩm, chốt đơn, chăm sóc khách hàng, quản lý đơn hàng,… Hiểu đơn giản thì đây là mô hình kinh doanh trực tuyến mà người bán không cần bỏ vốn, không cần nhập hàng nhưng vẫn bán được sản phẩm.
Khi khách hàng mua sản phẩm, người bán sẽ chuyển những đơn đặt hàng tới nhà cung cấp để họ thực hiện công việc đóng gói, vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến tay khách hàng. Lợi nhuận có đạt được chính là phần chênh lệch giữa giá sản phẩm nơi nhà cung cấp và giá mình bán cho khách hàng (đã trừ đi phí vận chuyển).
Với mô hình kinh doanh này thì người bán có thể mở rộng dễ dàng với nhiều sản phẩm. Tuy nhiên cần chú ý đến việc lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy và quản lý tốt quá trình giao hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng. Dropshipping rất phù hợp với những đơn vị kinh doanh có lượng vốn đầu tư hạn chế, không có nơi lưu trữ hàng hóa.
Ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping
Ưu điểm của Dropshipping
So với các hình thức kinh doanh khác thì Dropshipping có nhiều ưu điểm nổi trội như:
Dễ triển khai
Khác hoàn toàn với các mô hình kinh doanh truyền thống thì với Dropshipping bạn không quan tâm đến việc lưu trữ hàng hóa, đóng gói và vận chuyển hàng hóa, theo dõi hàng tồn kho. Công việc của bạn chỉ là tiếp thị sản phẩm, nhập hàng và bán cùng theo dõi và quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng.
Không cần nhiều vốn
Ở mô hình kinh doanh truyền thống, bạn phải khá nhiều chi phí để setup doanh nghiệp như: phí đầu tư nguyên vật liệu, phí thuê nhà kho bến bãi, chi phí sản xuất,…Với Dropshipping sẽ giúp bạn loại bỏ tất cả những chi phí cố định đó. Thay vào đó bạn chỉ cần bỏ tiền để mua Domain, web Hosting, phí duy trì hoạt động trang web,…
Chi phí thấp
Khi làm Dropshipping thì bạn chỉ cần quan tâm chủ yếu vào việc quảng bá sản phẩm, chốt đơn, chăm sóc khách hàng và quản lý đơn hàng,… Bạn không cần tốn chi phí vào việc thuê mặt bằng lưu trữ hàng hóa, thuê nhân viên vận đơn,… Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể và tập trung đầu tư vào xây dựng và phát triển kênh bán hàng.
Linh hoạt và nhiều sự lựa chọn về sản phẩm
Một lợi thế lớn của Dropshipping đó là tính linh hoạt có thể vận hành từ bất cứ đâu khi có kết nối Internet. Đồng thời dễ dàng điều chỉnh theo sự phát triển của thị trường. Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và trải nghiệm bán hàng thử với bất kỳ loại mặt hàng nào mong muốn, không giới hạn số lượng cũng như mặt hàng. Hoặc cũng có thể bán nhiều loại sản phẩm cùng lúc từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Rủi ro thấp
Vì bạn không phải nhập hàng và lưu trữ kho trước nên không lo bị mắc kẹt hàng tồn kho chưa bán. Điều này giúp bạn giảm thiểu rủi ro liên quan tới việc hàng hóa ế ẩm bị tồn kho mốc meo ở bến bãi. Không cần phải lo lắng tới việc hàng hóa mình vận chuyển tới khách có bị hỏng hóc, rơi vỡ và việc vận chuyển hàng hóa đã có đối tác lo.
Tiết kiệm thời gian và công sức
Mô hình kinh doanh Dropshipping bỏ qua các công đoạn liên quan đến lưu trữ và giao hàng. Khi đó, người bán hàng có thể tiết kiệm thời gian và công sức để tập trung vào các hoạt động quảng bá sản phẩm và tăng doanh số bán hàng bằng việc sử dụng quảng cáo dropship facebook chẳng hạn.
Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng
Mọi hoạt động liên quan đến hàng hóa và hoàn tất đơn hàng trong Dropshipping sẽ được nhà cung cấp xử lý. Dropshipping cho phép doanh nghiệp thử nghiệm thị trường nhanh chóng và mở rộng danh mục sản phẩm một cách dễ dàng. Doanh nghiệp có nhiều thời gian để mở rộng kinh doanh bằng bán hàng đa kênh, chuyển đổi lên App, tối ưu và cải thiện quy trình vận hành,…
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì mô hình kinh doanh Dropshipping còn nhiều hạn chế:
Lợi nhuận không cao
Với sự cạnh tranh gay gắn và sự phổ biến của mô hình này nên lợi nhuận của người bán nhận được thường thấp hơn so với một số mô hình kinh doanh truyền thống. Lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào giá cả sản phẩm được cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ.
Khó quản lý chất lượng
Khi bạn có nhiều nguồn để cung ứng từ các kho khác nhau thì rất khó để bạn theo dõi xem hàng hóa của mình đã được vận chuyển đến đâu. Bạn bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp để duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều này có thể tạo ra rủi ro nếu nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Vận chuyển phức tạp
Với mô hình kinh doanh Dropshipping, bạn không thể chủ động trong vấn đề vận chuyển mà cần phải phụ thuộc vào bên cung cấp. Đôi khi họ có thể gặp các vấn đề liên quan đến thời gian giao hàng và dịch vụ vận chuyển làm ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng cùng trải nghiệm của khách hàng.
Chịu trách nhiệm xử lý khi nhà cung cấp gặp lỗi
Trong một số trường hợp bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai lầm do nhà cung cấp gây ra. Điều này xảy ra khi bạn làm việc với những nhà cung cấp không uy tín với sản phẩm kém chất lượng và quy trình làm việc không chuyên nghiệp. Những sai lầm này có thể gây tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp bạn và khiến khách hàng không hài lòng.
Ngoài ra còn nhiều hạn chế khi kinh doanh Dropshipping đó là việc theo dõi hàng tồn kho gặp khó khăn, sự cạnh tranh trong ngành cao, có nhiều chi phí phát sinh khi vận chuyển hàng hóa (mức giá vận chuyển gia tăng, giao đi giao lại nhiều lần cho cùng 1 đơn hàng,…).
Hướng dẫn cách làm Dropshipping cho người mới bắt đầu
Bạn đã hiểu rõ được những ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping. Tuy nhiên bạn vẫn muốn thử sức với thị trường này thì hãy triển khai theo các bước sau đây:
Nghiên cứu thị trường
Việc phân tích thị trường sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm phù hợp đang nhận được sự quan tâm nhất của mọi người. Đồng thời hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng mục tiêu và phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh để lên chiến lược kinh doanh hợp lý.
Lựa chọn sản phẩm và liên hệ nhà cung cấp
Mặc dù mô hình Dropshipping cho phép bạn kinh doanh sản phẩm đa dạng nhưng bạn nên tập trung vào một thị trường ngách khi bắt đầu. Bạn có thể kinh doanh mặt hàng nhận được nhiều sự yêu thích của mọi người.
Bước này quan trọng nhất quyết định đến 80% thành công trong việc kinh doanh dropshipping. Bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng về mặt hàng mình muốn bán. Sau đó tìm kiếm nhà cung cấp uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng để thương lượng, thỏa thuận về điều khoản vận chuyển, chính sách giá,…
Tạo website bán hàng chuyên nghiệp
Lúc này hãy bắt đầu chiến dịch của mình bằng cách tạo dựng thương hiệu. Bạn có thể tạo một Website hay tạo ngay trang chủ shop trên các sàn điện tử điện tử như Amazon, Shopify, Shopee,… rồi đăng tải sản phẩm của mình lên đó.
Quá trình kinh doanh của bạn diễn ra tại Website nên bạn cần đảm bảo giao diện trang web có thiết kế bắt mắt, cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng. Đồng thời đảm bảo quy trình bán hàng và thanh toán diễn ra nhanh chóng và đơn giản.
Tiếp thị, quảng bá sản phẩm
Ở bước này bạn cần thực hiện các hoạt động marketing để thu hút khách hàng cho cửa hàng của mình. Bằng cách chạy quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook,…) và đưa ra những chương trình ưu đãi để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.
Chạy quảng cáo Dropshipping trên Facebook là hình thức tiếp cận khách hàng mục tiêu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì dễ triển khai, chi phí thấp và hiệu quả cao. Nếu bạn muốn triển khai các chiến dịch Facebook Dropshipping Ads hiệu quả thì hãy thuê tài khoản Agency của Optimal. Chúng tôi có tài khoản trust cao, ổn định với mức phí thuê tốt nhất trên thị trường cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ bạn hãy liên hệ tới hotline: +84819004282 ngay!
Tiếp nhận và quản lý đơn hàng
Khi có đơn hàng thì bạn hãy lên đơn và chuyển thông tin đơn hàng đến nhà cung cấp để họ đóng gói và vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Sau khi nhà cung cấp đã gửi hàng đi, bạn phải có trách nhiệm theo dõi đơn hàng và đảm bảo rằng hàng đã về được tay khách hàng an toàn.
Ngoài ra, bạn cần phải thực hiện công việc chăm sóc khách hàng thật tốt để mang đến sự hài lòng cho họ để xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Bằng cách theo dõi sát sao đơn hàng và hỗ trợ khách hàng kịp thời.
Tổng kết đơn hàng
Sau một tháng bán hàng, bạn nên tổng kết lại số lượng đơn hàng và doanh thu của tháng. Hãy đảm bảo ghi chép số liệu, thông tin đơn hàng đầy đủ để đảm bảo bạn sẽ không bị sót thông tin khi so sánh thông tin đến từ nhà cung cấp để nhận chiết khấu. Ngoài ra, lấy ý kiến khách hàng cũng là một công việc rất quan trọng bạn cần phải làm. Điều này giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng về bán hàng tốt hơn.
Ở trên là toàn bộ những thông tin về ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping thì bạn có thể hiểu rõ hơn về phương thức kinh doanh trực tuyến này. Từ đó lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình để nâng cao lợi nhuận và phát triển thương hiệu trong tương lai.
Mời bạn xem thêm:
- Cách làm Dropshipping Tik tok sở hữu doanh thu khủng năm 2024
- Cho thuê tài khoản Google chạy Dropshipping
- Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook Dropshipping hiệu quả
Câu hỏi thường gặp
Tính bền vững của mô hình kinh doanh Dropshipping còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như sản phẩm, độ tin cậy của nhà cung cấp, chiến lược tiếp thị,… Nếu lên kế hoạch cẩn thận và thực hiện đúng cách thì Dropshipping là mô hình doanh an toàn và siêu lợi nhuận, bền vững.
Việc tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy rất quan trọng và nó quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh Dropshipping. Bạn có thể tìm nguồn cung cấp thông qua các danh mục trực tuyến, chợ bán buôn hoặc liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các nhà cung cấp bằng cách xem xét chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian và chính sách vận chuyển có phù hợp với tệp khách hàng của bạn không.