Thay vì thuê dịch vụ chạy quảng cáo Google thì nhiều doanh nghiệp lựa chọn tự chạy quảng cáo để tiết kiệm chi phí và dễ dàng theo dõi, quản lý chiến dịch. Tuy nhiên nếu chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm chạy Google Ads thì bạn rất dễ mắc phải một số lỗi ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch. Bài viết hôm nay, Optimal Agency sẽ chia sẻ tới bạn những sai lầm thường gặp khi tự chạy quảng cáo Google Ads. Hãy cùng theo dõi nhé!
Lợi ích khi tự chạy quảng cáo Google Ads
Việc tự chạy quảng cáo Google Ads giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tạo và quản lý chiến dịch cùng các trang web liên kết với mạng quảng cáo của Google.
Thay vì mất chi phí thuê dịch vụ chạy Google Ads thì bạn có thể tập trung ngân sách cho chiến dịch quảng cáo tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu.
Vì là sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn nên sẽ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh cùng thị trường mục tiêu. Điều này sẽ giúp cho việc nhắm đối tượng mục tiêu sẽ chuẩn xác hơn. Từ đó quảng cáo được hiển thị đến đúng đối tượng mục tiêu giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng.
Hơn nữa, khi thuê dịch vụ chạy quảng cáo Google thì doanh nghiệp sẽ cần chia sẻ thông tin với đơn vị chạy thuê. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro về dữ liệu nội bộ bị rò rỉ nên nếu tự chạy Google Ads thì doanh nghiệp có thể bảo mật thông tin tối đa.
Những sai lầm thường gặp khi tự chạy quảng cáo Google Ads
Chọn từ khóa không đúng
Việc chọn sai từ khóa mục tiêu là sai lầm phổ biến gặp đối với các doanh nghiệp tự triển khai chiến dịch Google Ads. Từ khóa mục tiêu sẽ giúp quảng cáo được hiển thị đến đúng đối tượng và nếu chọn sai thì doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Bạn cần dành thời gian để nghiên cứu thật kỹ về nội dung muốn truyền tải thông qua quảng cáo trên Google. Chỉ khi bạn hiểu và biết được nội dung muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu là gì thì mới có thể chọn được từ khóa mục tiêu phù hợp. Tùy theo mục tiêu của chiến dịch mà doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích để lập danh sách từ khóa phù hợp.
Khi chạy Google Ads, nếu lựa chọn có nhiều từ khóa không liên quan để chạy quảng cáo dẫn đến lãng phí ngân sách mà hiệu quả rất thấp. Do đó, bạn cần lựa chọn từ khóa thật kỹ để đưa ra số lượng từ khóa phù hợp và chất lượng.
Sau khi lựa chọn được từ khóa để chạy quảng cáo trên Google thì doanh nghiệp cần khéo léo chèn những từ khóa ở tiêu đề hoặc nội dung bài quảng cáo. Việc bạn chèn từ khóa vào nội dung bài viết sẽ nâng cao điểm chất lượng và thứ hạng quảng cáo. Khi đó, Google trả về các kết quả có liên quan chuẩn xác hơn.
Sử dụng từ khóa quá rộng
Một sai lầm khác khi tự chạy quảng cáo đó là dùng từ khóa quá rộng. Khi chọn từ khóa, nhiều người sẽ chọn các từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều nhất mà ít quan tâm đến mức độ liên quan của từ khóa đến sản phẩm, dịch vụ. Điều này khiến chiến dịch quảng cáo bị lãng phí ngân sách cho những từ khóa không mang lại kết quả và làm giảm hiệu quả chiến dịch.
Không phân vùng địa lý
Khi chạy quảng cáo Google thì bạn khoanh vùng quảng cáo ở những khu vực có nhu cầu cao về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Việc lựa chọn cụ thể vị trí khách hàng giúp quảng cáo được hiển thị và tăng khả năng chuyển đổi. Đồng thời bạn có tiết kiệm chi phí quảng cáo cho những vùng không có khả năng chuyển đổi.
Không sử dụng từ khóa phủ định
Đây là một trong những sai lầm thường gặp khi tự chạy quảng cáo Google Ads. Bằng việc sử dụng một từ khóa phủ định thì bạn có thể loại trừ những từ khóa không phù hợp và liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hơn nữa, các từ khóa phủ định sẽ giúp bạn tăng điểm chất lượng của Google Ads. Điều này đảm bảo quảng cáo được hiển thị đến đúng đối tượng mục tiêu, tăng ROI và tối ưu chi phí hiệu quả.
Không đẩy mạnh thương hiệu
Nếu bạn tự chạy quảng cáo Google Ads thì cần trích ra một phần chi phí quảng cáo để tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Nếu người dùng đã nhập tên thương hiệu vào thanh tìm kiếm thì khả năng chuyển đổi thành khách mua hàng rất cao. Hơn nữa, Google Ads chứa tên thương hiệu sẽ giúp cung cấp các thông điệp tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Thiếu thử nghiệm A/B
Khi tự chạy quảng cáo trên Google nếu bạn chỉ triển khai một chiến dịch, nhóm quảng cáo hay quảng cáo rất khó có để đo lường và đánh giá hiệu quả. Thay vì tập trung ngân sách vào một chiến dịch thì bạn nên tạo ra nhiều phiên bản quảng cáo và phân bổ ngân sách phù hợp. Thông qua việc theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch thì bạn có thể biết được phiên bản quảng cáo nào sẽ đạt được hiệu suất tốt nhất để tăng ngân sách giúp tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.
Không tối ưu hóa trang đích
Bạn có thể thu hút khách hàng mục tiêu nhấp vào quảng cáo nhưng nếu trang đích không có sự liên quan với nội dung quảng cáo và cung cấp trải nghiệm người dùng không tốt. Lúc này khách hàng có thể thoát trang mà không thực hiện hành động mong muốn. Do đó, việc tối ưu hóa trang đích về mặt nội dung và trải nghiệm người dùng là điều rất quan trọng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Trang đích thiếu thông tin liên hệ
Một trong những sai lầm nghiêm trọng khi tự chạy quảng cáo Google. Điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi ra doanh số và lợi nhuận khi khách hàng mua hàng trên website. Bạn đã cung cấp thông tin về hàng hóa cho khách hàng nhưng lại không cung cấp cho mọi người cách để mua mặt hàng đó. Hãy để lại thông tin liên hệ chi tiết để người dùng có nhu cầu có thể liên lạc ngay với doanh nghiệp.
Bạn không chỉ cần đảm bảo trang đích và nội dung quảng cáo có sự liên quan với nhau. Đồng thời trên trang đích cần phần thông tin liên hệ để thôi thúc khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi.
Không tối ưu hóa quảng cáo hàng ngày
Trong quá trình tự chạy quảng cáo trên Google mà bạn không tối ưu hóa quảng cáo hàng ngày thì sẽ làm tiêu tốn rất nhiều chi phí. Để đảm bảo có một chiến dịch quảng cáo trên Google Ads thành công thì quảng cáo cần phải được tối ưu hóa và điều chỉnh phù hợp qua từng giai đoạn.
Không tích hợp công cụ theo dõi (Google Analytics)
Việc theo dõi hiệu quả chiến dịch Google Ads là rất quan trọng giúp phát triển hoạt động kinh doanh. Một trong những công cụ giúp bạn theo dõi, đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đó là Google Analytics. Bằng cách liên kết tài khoản Google Ads với Google Analytics thì bạn có thể dễ dàng theo dõi và quản lý chiến dịch hiệu quả.
Cách hạn chế các lỗi hay mắc khi tự chạy Google Ads
Sau khi tìm hiểu về những sai lầm thường gặp khi tự chạy quảng cáo Google Ads thì hãy bạn hãy theo dõi tiếp những phương pháp khắc phục lỗi các lỗi này như sau:
Nghiên cứu từ khoá cẩn thận
Để tránh mắc phải sai lầm khi tự chạy quảng cáo Google Ads và nâng cao hiệu quả chiến dịch. Bạn cần tập trung vào nghiên cứu từ khóa cẩn thận và thay vì chọn những từ khóa phổ biến thì hãy tập trung vào những từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao. Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner để tìm hiểu về từ khoá có lượng tìm kiếm tốt và đánh giá mức độ cạnh tranh của chúng.
Tập trung vào tối ưu trang đích
Sau khi thu hút khách hàng vào trang đích thông qua quảng cáo thì việc tối ưu hóa trang đích là cực kỳ quan trọng. Điều này đảm bảo rằng họ có trải nghiệm tốt và thực hiện hành động mong muốn. Bạn cần đảm bảo rằng trang đích có nội dung liên quan với quảng cáo và cung cấp thông tin hoặc ưu đãi mà khách hàng đang tìm kiếm. Hãy tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách giảm thiểu thời gian tải trang, tối ưu hóa cho các thiết bị di động, và tạo nội dung hấp dẫn,…
Thường xuyên theo dõi và đo lường kết quả
Việc theo dõi và đo lường kết quả của chiến dịch Google Ads thường xuyên là rất quan trọng để hiểu rõ hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh nếu cần thiết. Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi, phân tích và đo lường hành vi của người dùng trên trang đích. Dựa trên những dữ liệu mà công cụ này cung cấp thì bạn có thể tối ưu chiến dịch quảng cáo trên Google để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bạn cần hiểu rõ và biết được những sai lầm thường gặp khi tự chạy quảng cáo Google Ads và biết cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng rằng những nội dung mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc triển khai các chiến dịch Google Ads thành công và đạt hiệu quả cao.
Mời bạn xem thêm:
- Cách đấu giá từ khóa trên Google Ads sao cho hợp lý
- Điểm khác nhau giữa quảng cáo Google Ads và Facebook Ads
- Cách tiếp cận khách hàng nhanh nhất trong quảng cáo Google
Câu hỏi thường gặp
Để tránh lãng phí ngân sách quảng cáo cho các cụm từ tìm kiếm không liên quan thì bạn nên kết hợp các từ khóa phủ định vào chiến dịch Google Ads. Bằng cách này, bạn đảm bảo rằng ngân sách quảng cáo được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách hiển thị quảng cáo cho những đối tượng được nhắm mục tiêu nhiều hơn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bạn nên đợi ít nhất 2 – 4 tuần để theo dõi, đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên Google. Điều này giúp chiến dịch quảng cáo vượt qua giai đoạn tìm hiểu và hoạt động hiệu quả cũng như có tối ưu giá thầu phù hợp. Việc điều chỉnh chiến dịch quảng cáo quá sớm sẽ làm gián đoạn quá trình này và có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch Google Ads.