Hiểu phân khúc đối tượng Google Ads là điều quan trọng đối với các nhà tiếp thị nhằm tối ưu hóa chiến lược quảng cáo trực tuyến của họ. Bằng cách nghiên cứu các phân khúc đối tượng giúp bạn có thể khám phá ra được cách nhắm mục tiêu vào nhóm đối tượng cụ thể một cách phù hợp giúp nâng cao hiệu quả của chiến dịch Google Ads và tối ưu chi phí. Bài viết hôm nay, hãy cùng Optimal Agency tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Phân khúc đối tượng trong Google Ads là gì?
Là nhóm người dùng được có chung đặc điểm, hành vi hoặc sở thích. Các phân đoạn này được tạo dựa trên dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm lưu lượng truy cập trang web, mức sử dụng ứng dụng, tương tác của người dùng trên mạng thuộc tính của Google.
Bằng việc phân tích dữ liệu này, nhà quảng cáo có thể phân chia đối tượng mục tiêu thành các nhóm riêng biệt. Đồng thời điều chỉnh chiến lược quảng cáo của họ cho phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng phân khúc. Điều này cho phép bạn tạo nhiều quảng cáo cá nhân hóa hoạt động tốt hơn trên quy mô lớn.
Thông qua việc nhắm mục tiêu phân khúc đối tượng Google Ads thì bạn có thể tiếp cận được những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ đó giúp quảng cáo có tỷ lệ nhấp và chuyển đổi cao hơn, ngân sách được sử dụng hiệu quả hơn cùng tăng lợi tức đầu tư (ROI) tối đa.
Các loại phân khúc đối tượng phổ biến trong Google Ads
Google Ads cung cấp nhiều phân khúc đối tượng mà nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu hoặc loại trừ khỏi chiến dịch quảng cáo của họ. Một số phân khúc đối tượng được sử dụng phổ biến bao gồm:
Phân khúc sở thích
Tiếp cận những người dùng đã thể hiện sở thích hoặc danh mục sở thích cụ thể dựa trên hành vi trực tuyến của họ. Phân khúc này cho phép nhà quảng cáo kết nối với những khách hàng tiềm năng có mối quan tâm đặc biệt đến các chủ đề có liên quan. Điều này phù hợp với những thương hiệu muốn nâng cao nhận thức thương hiệu và tăng tương tác với người dùng dựa trên danh mục sở thích rộng hơn. Loại phân khúc này được sử dụng cho quảng cáo hiển thị, tìm kiếm, video và mua sắm.
Phân khúc nhân khẩu học chi tiết
Nhắm mục tiêu người dùng dựa trên các thuộc tính nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, thu nhập và trình độ học vấn,… Có cách tiếp cận chi tiết để tiếp cận người dùng dựa trên các khía cạnh quan trọng trong cuộc sống và hoàn cảnh của họ. Đồng thời giúp nhà quảng cáo điều chỉnh quảng cáo phù hợp với nhân khẩu học của đối tượng cụ thể. Bạn có thể sử dụng phân khúc này cho quảng cáo hiển thị, tìm kiếm, video và mua sắm thông thường.
Phân khúc trong thị trường
Đây là phân khúc đối tượng Google Ads cho phép nhà quảng cáo tiếp cận với người dùng đang trong quá trình nghiên cứu hoặc đã thể hiện ý định rõ ràng về mua các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, cho thấy ý định mua hàng cao. Phân khúc này hữu ích khi nhắm mục tiêu đến những người dùng sâu hơn trong kênh và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng.
Phân đoạn dữ liệu
Trước đây còn gọi là tiếp thị lại cho phép nhà quảng cáo tiếp cận với những người dùng đã từng tương tác với doanh nghiệp. Bao gồm những người đã truy cập trang web hoặc ứng dụng của bạn hay những khách hàng đã chia sẻ thông tin với bạn, đối tượng tương tự như khách hàng hiện tại của bạn. Điều này cho phép bạn tiếp cận và kết nối lại với những khách hàng trước đó giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao lợi tức chi tiêu (ROAS).
Phân khúc đối tượng tùy chỉnh
Cho phép bạn tiếp cận đối tượng cụ thể dựa trên từ khóa, URL và ứng dụng có liên quan. Phân khúc này được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo hiển thị và video. Nó phù hợp để quảng cáo đến một thị trường thích hợp hơn. Bởi vì bạn có thể nhắm mục tiêu chính xác hơn bằng cách chỉ định từ khóa mà thị trường mục tiêu của bạn có thể đang tìm kiếm hoặc xác định URL và ứng dụng mà họ thường sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng phân khúc đối tượng Google Ads
Cách thiết lập phân khúc đối tượng trong Google Ads
Trước tiên bạn cần đăng nhập tài khoản Google Ads, bạn nhấp vào tab Chiến dịch ở menu bên trái rồi chọn vào Đối tượng, từ khóa và nội dung. Kế tiếp bạn chọn vào Đối tượng rồi chọn vào Thêm phân khúc đối tượng.
Ở trong cửa sổ bật lên bạn hãy chọn vào Chiến dịch sau đó chọn vào Chỉnh sửa phân khúc đối tượng. Tiếp đó bạn hãy chọn vào tab Duyệt qua để khám phá các loại phân khúc đối tượng khác nhau hiện có.
Sau khi chọn loại phân khúc và các phân khúc cụ thể mà bạn muốn nhắm mục tiêu, bạn sẽ thấy chúng được thêm vào danh sách bên phải. Nếu bạn thay đổi ý định chỉ cần chọn biểu tượng “ X ” bên cạnh phân đoạn đã chọn để xóa.
Bây giờ bạn hãy thêm phân khúc mới muốn nhắm mục tiêu bằng cách chọn phân khúc đó từ các tùy chọn có sẵn. Nếu bạn cần tạo Phân khúc dữ liệu thì Google sẽ hướng bạn đến trang Đối tượng được chia sẻ để tải người dùng của bạn lên cho Danh sách khách hàng hoặc để tạo Phân khúc tùy chỉnh. Cuối cùng bạn hãy chọn vào Lưu để lưu lại mọi thay đổi.
Mẹo sử dụng phân khúc đối tượng trong Google Ads hiệu quả
Để sử dụng hiệu quả các phân khúc đối tượng Google Ads thì bạn hãy lưu ý những điều sau đây:
Xác định đúng đối tượng mục tiêu
Bằng việc tìm hiểu rõ sở thích, hành vi và các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng giúp bạn nhắm mục tiêu hiệu quả hơn. Mỗi phân khúc phải được xác định rõ ràng và khác biệt với các phân khúc khác để tránh trùng lặp và nhắm mục tiêu theo đối tượng Google Ads hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một công cụ để nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng như Google Analytics, AdTargeting,…
Sử dụng kết hợp các phân khúc
Bạn cần kết hợp các loại phân khúc khác nhau như nhân khẩu học, sở thích,… để có phạm vi tiếp cận rộng hơn và tinh chỉnh thêm việc nhắm mục tiêu của bạn. Sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu theo đối tượng của Google Ads để tạo phân khúc đối tượng tùy chỉnh phù hợp với tiêu chí đối tượng mục tiêu của bạn. Thử nghiệm với các tùy chọn phân khúc khác nhau để xác định các phân khúc mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điều chỉnh chiến dịch quảng cáo Google
Dựa trên mục tiêu chiến dịch Google Ads bạn hãy lựa chọn phân khúc phù hợp để nhắm mục tiêu. Tùy chỉnh quảng cáo, thông điệp và ưu đãi của bạn để phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng phân khúc đối tượng. Điều chỉnh và tạo ra quảng cáo cá nhân hóa để đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của từng phân khúc đối tượng mục tiêu.
Theo dõi, đánh giá và tối ưu hóa chiến dịch
Bạn hãy theo dõi hiệu suất chiến dịch bằng các công cụ báo cáo của Google Ads. Phân tích các số liệu như tỷ lệ nhấp, tỷ lệ chuyển đổi và lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS). Từ đó đánh giá tính hiệu quả của các phân khúc đối tượng và tối ưu hóa chiến dịch của bạn cho phù hợp.
Liên tục thử nghiệm với các phân khúc đối tượng và loại chiến dịch khác nhau. So sánh hiệu suất của chúng để tìm phân khúc đối tượng mục tiêu mang lại hiệu quả tốt nhất. Từ đó điều chỉnh việc nhắm mục tiêu, thông điệp và định dạng quảng cáo giúp nâng cao hiệu suất của chiến dịch Google Ads.
Bằng việc hiểu rõ và biết cách sử dụng phân khúc đối tượng Google Ads thì nhà quảng cáo có thể tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu vào đúng thời điểm. Từ đó tối ưu hóa tác động của hoạt động quảng cáo và giúp doanh nghiệp của bạn thu được những kết quả tốt nhất về doanh số, lợi nhuận.
Mời bạn tham khảo:
- Ưu và nhược điểm của Google Ads Smart Bidding là gì?
- Top 4 phần mềm chạy quảng cáo Facebook trên điện thoại
- Các thành phần của một chiến dịch quảng cáo thành công
Câu hỏi thường gặp
Google Ads cung cấp nhiều chỉ số và báo cáo chi tiết để giúp bạn đo lường mức độ hiệu quả của chiến lược phân khúc đối tượng. Bạn có thể theo dõi các chỉ số hiệu suất chính như tỷ lệ nhấp (CTR), tỷ lệ chuyển đổi, giá mỗi chuyển đổi (CPA) và lợi tức chi tiêu quảng cáo (ROAS) cho từng phân khúc đối tượng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Google Analytics để hiểu rõ hơn về hành vi và mức độ tương tác của người dùng trên các phân khúc đối tượng khác nhau.
Có, phân khúc đối tượng có sẵn cho nhiều loại chiến dịch Google Ads, bao gồm chiến dịch tìm kiếm, hiển thị, video, mua sắm và ứng dụng. Tùy thuộc vào loại chiến dịch và mục tiêu quảng cáo của bạn, bạn có thể sử dụng phân khúc đối tượng để tinh chỉnh nhắm mục tiêu và tiếp cận đối tượng phù hợp nhất cho quảng cáo của mình.
Đáp án là Có. Bạn có thể loại trừ các phân khúc đối tượng cụ thể khỏi chiến dịch Google Ads của mình. Nhằm đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không hiển thị cho những người dùng không liên quan hoặc không quan tâm. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu quả chi tiêu quảng cáo của bạn và ngăn chặn các lượt nhấp chuột lãng phí ngân sách.