Cách ứng dụng Google Ads trong Affiliate Marketing

Sử dụng Google Adwords để quảng cáo là một phương pháp phổ biến mà nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tận dụng công cụ này theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực Affiliate Marketing.Trong bài nội dung bài viết ngày hôm nay, Optimal Agency sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các cách ứng dụng Google Ads trong Affiliate Marketing. Đừng bỏ lỡ nhé!

Affiliate Marketing bằng Google Ads là như thế nào?

Affiliate Marketing bằng Google Ads là như thế nào?

Khi làm Affiliate Marketing, điểm chạm cuối giúp bạn kiếm được doanh thu chính là khi khách hàng nhấp vào liên kết của bạn và thực hiện các hành động như mua hàng, đăng ký, tải ứng dụng, v.v. Để tiếp cận khách hàng mục tiêu, bạn có thể áp dụng hai cách thức sau:

  • Tiếp cận khách hàng bằng Free Traffic: Sử dụng SEO Blog, triển khai nội dung trên các nền tảng Facebook, YouTube, TikTok, v.v.
  • Tiếp cận khách hàng bằng Paid Traffic: Chạy quảng cáo trên Facebook, Google, YouTube hay TikTok.

Như vậy, bạn có thể hiểu rằng tương tự như hình thức Facebook Ads, việc kiếm tiền Affiliate với Google Ads là bạn sẽ trả tiền để chạy quảng cáo sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang muốn bán. Điểm khác biệt duy nhất là đối với Google Ads sẽ có đa dạng các hình thức tiếp cận hơn so với Facebook Ads. Cụ thể, có hai hình thức tiếp cận chính:

Hiển thị chủ động:

  • Search: Khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm, và quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Hiển thị bị động:

  • GDN (Google Display Network): Hiển thị banner quảng cáo của bạn trên các website đối tác của Google.
  • Discovery: Đặt banner quảng cáo của bạn trên khắp các nền tảng như YouTube, Gmail, hay Discovery Feed của Google.

Sử dụng Google Ads trong Affiliate Marketing không chỉ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả mà còn tối ưu hóa khả năng tạo ra doanh thu thông qua các hình thức quảng cáo Google Ads đa dạng và phong phú.

Các chiến dịch Affiliate Marketing bằng Google Ads

Các ngách chiến dịch phù hợp:

  • Chiến dịch D2C (Direct-to-Consumer): Các chiến dịch liên quan đến nhà cửa, đời sống, sản phẩm gia dụng, v.v.
  • Chiến dịch dịch vụ, du lịch: Các dịch vụ du lịch, khách sạn, tour du lịch, v.v.
  • Chiến dịch giáo dục: Các khóa học trực tuyến, tài liệu học tập, chương trình đào tạo, v.v.

Mỗi ngách chiến dịch sẽ có những hình thức triển khai khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi kiếm tiền Affiliate với Google Ads, bạn nên cân nhắc lựa chọn các chiến dịch phù hợp để tối ưu chi phí ở mức thấp nhất.

Trước khi thực hiện, bạn cần nắm rõ các chính sách vi phạm mà Google đặt ra để tránh việc bị khóa tài khoản quảng cáo. Một số chính sách vi phạm nội dung từ Google mà bạn nên xem qua để triển khai nội dung cẩn thận hơn bao gồm:

  • Nội dung khiêu dâm
  • Nội dung vi phạm bản quyền
  • Nội dung cờ bạc
  • Nội dung chính trị
  • Nội dung tài chính (vay tiền, vay vốn)

Đặc biệt, đối với các chiến dịch thuộc ngách tài chính, bạn cần triển khai nội dung thật kỹ càng và hạn chế hết mức có thể các vi phạm để tránh việc bị khóa tài khoản khi chạy Google Ads.

Cách ứng dụng Google Ads trong Affiliate Marketing

Nhờ Google Ads, các Publisher không cần phải tập trung quá nhiều vào việc xây dựng một website hoặc blog. Thay vào đó, chỉ cần có một Landing Page tốt, được thiết kế phù hợp với các chiến dịch Affiliate. Hiện nay, nhiều Affiliate Network như Rentrack cung cấp các Landing Page có sẵn để sử dụng, giúp Publisher dễ dàng triển khai và tối ưu hóa chiến dịch của mình. Do đó, việc đồng hành cùng các Affiliate Network sẽ giúp bạn rút ngắn hành trình kiếm tiền của mình một cách nhanh chóng hơn.

Cách ứng dụng Google Ads trong Affiliate Marketing

Bước 1: Lập tài khoản Google Ads

Trước khi ứng dụng Google Ads trong Affiliate Marketing chúng ta phải tạo tài khoản Google Ads, các bạn cần chuẩn bị một số yếu tố sau:

  • Một tài khoản Gmail chưa được sử dụng để chạy Google Ads.
  • Một thẻ Visa hoặc MasterCard Debit để thanh toán.
  • Một website hoặc trang Landing Page để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn bán.

Lưu ý: Bạn có thể tự chuẩn bị Landing Page hoặc sử dụng các Landing Page có sẵn do Affiliate Network cung cấp.

Bước 2: Lựa chọn ngạch kinh doanh, chiến dịch Affiliate

Dù là kiếm tiền online hay kinh doanh truyền thống, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ và lựa chọn được ngách chiến dịch phù hợp với bản thân. Việc này phụ thuộc vào sở thích và chuyên môn của bạn. Mỗi chiến dịch ngách sẽ có các cách thức triển khai khác nhau. Đối với việc làm Affiliate Marketing với Google Ads, các chiến dịch thuộc ngách D2C, tài chính, hay du lịch sẽ phù hợp nhất. Xu hướng tìm kiếm của người dùng về các sản phẩm thuộc các ngách này sẽ nhiều hơn, tăng tỉ lệ tạo ra doanh thu và hoàn vốn với chi phí mà bạn đã bỏ ra để triển khai Google Ads.

Bước 3: Kiểm định độ uy tín sản phẩm định bán

Tìm hiểu về sản phẩm là một bước quan trọng trong quá trình làm Affiliate Marketing. Để tối ưu chiến dịch, bạn cần phải hiểu rõ tính năng, ưu điểm và công dụng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng và xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Nghiên cứu và tìm hiểu các ưu điểm nổi bật nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ giúp bạn tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Ví dụ: Trong chiến dịch Elsa Speak tại Rentracks được ra mắt vào năm 2015. Sản phẩm này sử dụng công nghệ AI độc quyền và cung cấp hơn 1500 bài học với giáo viên bản xứ dày dặn kinh nghiệm. Hiện tại, ứng dụng đã có hơn 10 triệu lượt tải từ 101 quốc gia trên thế giới.

Bước 4: Nghiên cứu về đối tượng khách hàng hướng tới

Sau khi đã đánh giá chi tiết về sản phẩm của bạn, bước tiếp theo là nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp xác định nguồn doanh thu cụ thể cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Như đã trình bày ở trên, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ có một tệp khách hàng mục tiêu riêng, và quảng cáo Google sẽ giúp đưa trang của bạn trực tiếp đến những người đó. Vì vậy, việc phác họa chi tiết về khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thành công của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ, áp dụng cho chiến dịch Elsa Speak. Sau khi hiểu rõ về sản phẩm, ta có thể phác họa tổng quan về khách hàng mục tiêu của chiến dịch này như sau:

  • Độ tuổi: 18 – 27 tuổi
  • Khu vực: Toàn Việt Nam
  • Nghề nghiệp: Sinh viên, người đang đi làm
  • Khó khăn gặp phải: Ngại giao tiếp, ngại phát âm, muốn học tiếng Anh có thời gian linh hoạt, mọi lúc mọi nơi

Thông qua việc nghiên cứu sản phẩm và hành vi của khách hàng mục tiêu, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tối ưu quảng cáo và tăng khả năng tạo ra tỷ lệ chuyển đổi so với các đối thủ khác.

Bước 5: Đề ra ngân sách chiến dịch phù hợp

Khi bước chân vào thị trường, bạn có thể đã nghe nhiều người nói rằng làm Affiliate Marketing không tốn bất kỳ chi phí nào. Điều này đúng, nhưng chỉ khi bạn sử dụng hình thức “Free Traffic”. Tuy nhiên, với Google Ads, đây thực sự là một hình thức đầu tư. Bạn sẽ cần bỏ tiền cho Google để chạy quảng cáo. Nhược điểm của hình thức này là bạn phải chấp nhận rủi ro mất số tiền đầu tư. Nhưng ngược lại, việc chi phí sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và tiếp cận được lượng khách hàng rất lớn nếu đi đúng hướng.

Bước 6: Truyền đạt thông tin sai sự thật sẽ khiến chiến dịch bị cấm vĩnh viễn

Lan truyền thông tin sai sự thật đến khách hàng trong các chiến dịch Affiliate Marketing không phải là chuyện xa lạ. Dù việc này có thể giúp bạn kiếm được doanh thu nhanh chóng, nhưng hậu quả kéo theo là rất lớn. Khi triển khai Affiliate Marketing với Google Ads, việc truyền tải thông tin sai lệch không chỉ khiến bạn bị từ chối hoa hồng từ Advertiser mà còn có nguy cơ bị cấm chạy vĩnh viễn bởi các Affiliate Network. Do đó, hãy luôn thận trọng và tuân thủ đúng các quy định mà Advertiser đặt ra.

Vài điều thú vị về Affiliate Marketing bằng Google Ads

Khi áp dụng Google Ads vào Affiliate Marketing, bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian để xây dựng một website. Thay vào đó, bạn có thể tạo ra các Landing Page phù hợp với từng sản phẩm hoặc sử dụng các Landing Page đã được cung cấp từ phía Advertiser hoặc các Affiliate Network bạn đang hợp tác. Điều này giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được các khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng hơn.

Mặc dù ai cũng có thể thực hiện tiếp thị liên kết với Google Ads, nhưng đối với những Publisher mới với ít kinh nghiệm, không nên vội vàng chi tiền vào quảng cáo Google và hy vọng có được doanh thu cao ngất ngưởng. Điều này là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Việc sử dụng Google Ads giúp bạn tiếp cận được khách hàng mục tiêu nhanh chóng, nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dàng tạo ra doanh thu. Để triển khai Google Ads hiệu quả, ngoài việc hiểu rõ về sản phẩm và đối tượng mục tiêu của bạn, bạn cũng cần có kiến thức cơ bản về cách vận hành và tối ưu hóa Google Ads để mang lại kết quả tốt về chi phí và doanh thu.

Vì vậy, làm Affiliate với Google Ads phù hợp với những Publisher sẵn sàng bỏ ra một số tiền ban đầu để quảng cáo và đã có kiến thức cơ bản về nền tảng Google Ads. Nếu bạn mới bắt đầu và chưa có ít nhất 2 điều kiện trên, bạn có thể thử sức với Free Traffic hoặc tìm hiểu thêm về cách làm Affiliate với Google Ads từ những người đi trước hoặc qua các tài liệu hướng dẫn.

Trong bài viết trên Optimal Agency đã liệt kê cho các bạn những nội dung chi tiết một cách chính xác nhất, mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về Affiliate Marketing bằng Google Ads và thực hiện các quy trình ứng dụng Google Ads trong Affiliate Marketing một cách thành công để gia tăng thêm thu nhập các nhân.

Có thể bạn muốn biết:

Câu hỏi thường gặp


Kiếm tiền từ
 Google Ads

Kiếm tiền từ Google Ads là một phương pháp phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Bằng cách sử dụng Google Ads, bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình trên các trang web, trên kết quả tìm kiếm Google và trên các ứng dụng di động. Để kiếm tiền từ Google Ads, bạn có thể làm theo một số cách như làm Publisher hoặc làm Advertiser. Làm Publisher, bạn có thể cho phép Google hiển thị quảng cáo trên website hoặc blog của bạn và nhận được tiền mỗi lần có người nhấp vào quảng cáo đó. Làm Advertiser, bạn có thể tạo ra quảng cáo và thanh toán cho Google mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn. Dù là làm Publisher hay làm Advertiser, kiếm tiền từ Google Ads đều đòi hỏi kiến thức và chiến lược chi tiết để đạt được hiệu quả cao nhất.


Các từ vi phạm chính sách
 Google Ads

Các từ vi phạm chính sách Google Ads là những từ khóa hoặc cụm từ mà Google cấm sử dụng trong quảng cáo do vi phạm các quy định và nguyên tắc của họ. Điều này bao gồm các từ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ bất hợp pháp, vi phạm quyền riêng tư hoặc đạo đức, hoặc gây nhầm lẫn cho người dùng. Các từ vi phạm chính sách có thể bao gồm các từ chứa nội dung khiêu dâm, bạo lực, vi phạm bản quyền, lừa đảo, hoặc các từ liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ không đáng tin cậy. Việc sử dụng các từ vi phạm chính sách Google Ads có thể dẫn đến việc tài khoản quảng cáo bị đình chỉ hoặc chấm dứt, và có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

5/5 - (1 vote)