B2B và B2C là những hình thức kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Đối với mỗi loại hình kinh doanh sẽ có phương thức tiếp thị, quảng cáo riêng. Vậy quảng cáo B2B khác với quảng cáo B2C như thế nào? Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa các loại hình quảng cáo này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển các chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Theo dõi bài viết dưới đây của Optimal Agency để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này!
B2B và B2C là gì?
Nếu như B2C được biết đến là hình thức kinh doanh cung ứng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho khách hàng là người tiêu dùng với mục đích tiêu dùng là chủ yếu. Ví dụ như các siêu thị, cửa hàng quần áo, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ điện gia dụng,…
B2B là mô hình kinh doanh trong đó các công ty sẽ bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng là doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là bên mua sẽ sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong tổ chức. Hoặc họ có thể là các doanh nghiệp bán hàng theo kênh như bán buôn bán lại cho doanh nghiệp khác hoặc là nhà phân phối cho khách hàng tiêu dùng. Ví dụ: công ty công nghệ cung cấp giải pháp phần mềm, công ty cung cấp thiết bị văn phòng phẩm,…
Quảng cáo B2C là những nỗ lực tiếp thị nhằm mục đích thu hút và lôi kéo người tiêu dùng cuối cùng biết đến sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Loại hình quảng cáo này tập trung vào quá trình mua hàng cá nhân và tương tác với người tiêu dùng cuối cùng.
Đối với quảng cáo B2B lại nhắm tới mục đích quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác. Nó bao gồm quảng cáo cho những công ty tham gia sản xuất, bán hàng hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác.
Quảng cáo B2B khác với quảng cáo B2C như thế nào?
Dựa trên sự khác biệt trong khái niệm thì quảng cáo B2B và quảng cáo B2C mang những đặc điểm riêng biệt mà các nhà tiếp thị cần lưu ý. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa 2 loại hình quảng cáo này mà bạn cần nắm rõ như sau:
Đối tượng mục tiêu
Thông qua định nghĩa về 2 mô hình kinh doanh có thể thấy được yếu tố để phân biệt quảng cáo B2B và B2C chính là đối tượng mục tiêu. Nếu như các doanh nghiệp B2B nhắm tới các đối tượng là doanh nghiệp khác, mô hình B2C luôn nỗ lực để tiếp cận khách hàng cá nhân.
Đối với một tập thể thì không phải ai cũng là người đưa ra quyết định. Vì vậy, khi nhắc đến đối tượng mục tiêu của quảng cáo B2B là doanh nghiệp thì các hoạt động tiếp thị, quảng bá cần chạm tới người đưa ra quyết định mua hàng của tổ chức. Bao gồm: giám đốc điều hành, nhà quản lý, giám sát viên,… Đây là những người đại diện cho tập thể đưa ra những quyết định phù hợp cho doanh nghiệp.
Còn với khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ cho mục đích cá nhân thì họ sẽ đưa ra quyết định mua sắm dựa trên nhu cầu và sở thích bản thân. Quá trình này thay đổi theo từng giai đoạn dựa trên tháp nhu cầu của Maslow. So với B2B thì quy mô của B2C lớn và đa dạng hơn. Do đó bạn muốn đạt được mục tiêu chuyển đổi nhiều và có nhiều khách hàng tiềm năng thì khi quảng cáo B2C cần xác định và thu hẹp đối tượng mục tiêu.
Hành trình khách hàng và quá trình ra quyết định
Vì sự khác biệt giữa đối tượng khách hàng mục tiêu của 2 hình thức quảng cáo B2B và B2C dẫn đến hành trình khách hàng và quá trình ra quyết định có sự khác biệt. Khi đại diện mua hàng cho tổ chức, khách hàng B2B phải đối mặt với nhiều áp lực. Đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng các mặt như tính năng của sản phẩm, lợi ích hữu hình, uy tín của nhà cung cấp.
Quá trình ra quyết định trong mô hình B2B thường phức tạp hơn. Bởi quyết định mua hàng của họ thường ảnh hưởng đến mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Do đó chúng được cân nhắc theo lý tính và ít bị tác động bởi cảm xúc. Một đề xuất hợp tác phải trải qua nhiều lần sửa đổi, làm rõ trước khi các bên ký tất cả tài liệu. Sau lần tiếp xúc đầu tiên với quảng cáo thì hành trình từ khách hàng tiềm năng đến khách hàng mới bắt đầu.
Điều này làm cho quy trình từ tiếp cận đến khi thuyết phục khách hàng mục tiêu của quảng cáo B2B thường tốn kém nhiều thời gian hơn. Để rút ngắn thời gian thì quảng cáo B2B thường nhắm đến những người sáng lập doanh nghiệp hay quản lý cấp cao có thể tự ra quyết định và phân bổ một số ngân sách nhất định.
Trong quảng cáo B2C thì quyết định mua hàng của khách hàng được diễn ra độc lập dựa trên nhu cầu và sở thích. Mặc dù họ có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân tuy nhiên người tiêu dùng cuối là người trả tiền để sở hữu mặt hàng và trải nghiệm dịch vụ. Theo lý thuyết thì khách hàng cá nhân sẽ cần trải qua 5 giai đoạn nhưng một số trường hợp thì họ chỉ cần ra quyết định mua hàng trong vài giây hoặc vài phút.
Do đó, hoạt động quảng cáo B2C thường tập trung vào quảng bá các ưu đãi, khuyến mãi của sản phẩm, dịch vụ để thúc đẩy quá trình mua hàng. Ngoài ra, những lợi ích cảm xúc mà thương hiệu mang lại cũng ảnh hưởng đến quá trình mua hàng của khách hàng cá nhân.
Nội dung quảng cáo
Là một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Đối với quảng cáo B2B và B2C thì nội dung quảng cáo cần phải được xem xét kỹ lưỡng và triển khai phù hợp để mang lại kết quả như kỳ vọng.
Những khách hàng B2B luôn đánh giá cao hình ảnh doanh nghiệp đối tác, những giá trị thực cùng thông tin chính xác. Điều này ảnh hưởng lớn đến định hướng tạo nội dung quảng cáo để tiếp cận những khách hàng B2B. Những loại nội dung như các hướng dẫn, quy chuẩn sản phẩm,… với thuật ngữ chuyên nghiệp thường sử dụng để thu hút khách hàng mục tiêu, thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng.
Khác với B2B thì chiến lược thu hút khách hàng nhấp vào quảng cáo của B2C có sự khác biệt. Có nhiều cách để tiếp cận khách hàng B2C qua mạng xã hội hoặc ứng dụng di động. Người tiêu dùng cuối cùng thường coi trọng về giá cả và sự thỏa mãn về giá trị tinh thần. Nếu doanh nghiệp nâng cao độ diện thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi thì cần sử dụng những từ ngữ dễ hiểu thay vì từ ngữ chuyên ngành. Tệp khách hàng B2C rất lớn tho bạn thỏa sức sáng tạo trong việc truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp theo nhiều cách.
Mục tiêu và lời kêu gọi hành động (CTA)
Đối với quảng cáo B2B thì mục tiêu hướng đến mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh, thu hút các khách hàng doanh nghiệp mới, tạo quan hệ đối tác và phát triển các thỏa thuận dài hạn. Một số chiến dịch còn nhắm tới mục đích tăng độ nhận diện thương hiệu giữa các doanh nghiệp khác và khuyến khích sự giao tiếp dẫn đến quan hệ đối tác ổn định. Lời kêu gọi hành động cho các chiến dịch quảng cáo B2B là lời nhắc viết thư hoặc gọi điện cho công ty, xem danh mục hoặc tham dự sự kiện thảo luận về sự hợp tác.
Khác với quảng cáo B2B thì quảng cáo B2C nhắm tới mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng giữa những người tiêu dùng cuối. Mục tiêu là thu hút sự chú ý, tạo ra sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. Với quảng cáo B2C thì những lời kêu gọi hành động sẽ dẫn dắt khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi cụ thể nào đó như mua hàng, đăng ký nhận bản tin,…
Kênh quảng cáo
Do quyết định mua hàng của khách hàng B2C thường diễn ra nhanh chóng, thiên về cảm tính nên hoạt động quảng cáo B2C cần truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ dàng nhưng vẫn phải đảm tính sáng tạo để thu hút sự chú ý. Hơn nữa, quảng cáo B2C thường được thực hiện trên nhiều kênh khác nhau mạng xã hội, website, quảng cáo truyền hình,… với mục tiêu thu hút được càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Hiện nay, xu hướng quảng cáo trên mạng xã hội, website ngày càng được ưa chuộng. Doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của khách hàng, xu hướng mới nhất để tạo ra chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
Với khách hàng B2B thì họ muốn chắc chắn rằng sản phải giải quyết được vấn đề. Họ rất ít khi chấp nhận rủi ro để thử một sản phẩm mới khi chưa nhận thấy lợi ích đem lại. Khi đã tin tưởng thì mức độ trung thành của khách hàng B2B là rất cao. Vì vậy, quảng cáo B2B cần tập trung đưa ra những thông điệp thuyết phục khách hàng về những tính năng, lợi ích của sản phẩm đáng để doanh nghiệp đầu tư. Đồng thời cần xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng. Những kênh quảng bá mà doanh nghiệp B2B sử dụng đó là quảng cáo Linkedin, email marketing, triển lãm thương mại,…
Quảng cáo B2B hay quảng cáo B2C: Sự lựa chọn nào tốt nhất?
Khi đã hiểu được quảng cáo B2B khác với quảng cáo B2C như thế nào thì bạn hãy đưa ra quyết định nên chạy loại hình quảng cáo nào. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào đối tượng mục tiêu và ngân sách đầu tư của doanh nghiệp bạn. Nếu đối tượng của bạn là khách hàng tiêu dùng thì nên chạy quảng cáo B2C còn khách hàng là doanh nghiệp thì nên chạy quảng cáo B2B. Dù bạn chạy loại hình quảng cáo nào thì cũng cần hiểu rõ đặc thù của từng hình thức quảng cáo để có chiến lược quảng bá hiệu quả.
Nếu bạn muốn triển khai chiến dịch quảng cáo B2B thành công thì cần phải trau dồi các kiến thức về ngành và thị trường. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và thiết lập mối quan hệ lâu dài với đối tác kinh doanh. Hơn nữa, bạn cần có tư duy chiến lược về quảng cáo, marketing cũng như có kiến thức về kinh doanh. Bên cạnh đó bạn cần có kỹ năng quản lý các chiến dịch quảng cáo trên các kênh.
Đối với chiến dịch quảng cáo B2C muốn đạt được thành công thì bạn cần tạo ra sự sáng tạo và khác biệt trong nội dung quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Hơn nữa, bạn cần đảm bảo có khả năng giao tiếp tốt, truyền đạt thông điệp gần gũi để tạo ra sự kết nối với khán giả. Ngoài ra, bạn cần trau dồi những kiến thức về thị trường và hiểu rõ nhu cầu khách hàng.
Bằng việc hiểu rõ quảng cáo B2B khác với quảng cáo B2C như thế nào giúp bạn phát triển các chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc triển khai các chiến dịch quảng cáo nhắm đúng đối tượng và đạt được hiệu quả cao. Từ những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, bạn đọc hãy tham khảo thêm bài viết liên quan khác như Quảng cáo âm thanh.
Mời bạn xem thêm:
- Lợi ích của quảng cáo Facebook bạn đã biết chưa
- Hướng dẫn quảng cáo Facebook cho salon tóc từ A – Z
- Cách quảng cáo Spa trên Facebook hiệu quả
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù quá trình tiếp cận đối tượng khách hàng B2B mất nhiều thời gian hơn so với B2C nhưng cũng không thể khẳng định được rằng quảng cáo B2B khó hơn quảng cáo B2C. Mỗi loại hình quảng cáo đều có những thách thức riêng.
Nếu như quảng cáo B2B thì đối tượng khách hàng là doanh nghiệp có quy mô lớn và đòi hỏi thời gian để xây dựng mối quan hệ. Quy trình mua hàng phức tạp và có nhiều bên liên quan và bạn phải tìm cách xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và tạo ra giá trị.
Còn đối với quảng cáo B2C thì quy mô đối tượng lớn và đa dạng nên nhà quảng cáo cần phải tìm cách tiếp cận và tạo ra giá trị cho từng khách hàng. Môi trường cạnh tranh khác biệt nên nhà tiếp thị cần tạo
Trong quảng cáo B2B thì thông điệp nên mang tính thông tin và giáo dục nhiều hơn. Bởi các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Bằng việc cung cấp các thông tin có giá trị thì doanh nghiệp có thể xây dựng được lòng tin và nâng cao uy tín của thương hiệu với khách hàng tiềm năng.