So sánh Content Pillar và Content Angle khác nhau thế nào? 

Trong content marketing, Content Pillar và Content Angle là những khái niệm quan trọng và được sử dụng rộng rãi. Mỗi khái niệm đề cập đến cách thức xây dựng và tổ chức nội dung để đạt được mục tiêu marketing. Tuy nhiên nhiều người hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này và chưa biết cách sử dụng hiệu quả cho chiến lược content marketing. Bài viết hôm nay, Optimal Agency sẽ giúp bạn so sánh Content Pillar và Content Angle cũng như cách kết hợp 2 yếu tố này để tạo lên chiến lược content marketing hiệu quả. 

Tìm hiểu về Content Pillar và Content Angle 

Content Angle là gì?

Là phương pháp giúp nhà sáng tạo nội dung tiếp cận các chủ đề, góc nhìn và phát triển ý tưởng độc đáo. Nó định hình cho bạn cách sẽ phát triển và trình bày nội dung của mình cũng như cách thức tạo ra nội dung độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Content Angle luôn đòi hỏi sự sáng tạo, bứt phá trong ý tưởng của người làm content để cung cấp những thông tin có giá trị cho khách hàng. Một Content Angle hiệu quả sẽ yếu tố cần thiết để phát triển nội dung và định hướng phong cách cho toàn bộ chiến dịch marketing giúp thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Content Pillar là gì?

Được ví như xương sống của chiến dịch content marketing bao gồm các chủ đề chính đại diện cho lĩnh vực hoặc chủ đề lớn mà thương hiệu, trang web doanh nghiệp muốn chia sẻ thông tin hay tạo ra nội dung. Thông qua nó, doanh nghiệp có thể tạo ra các bài viết, video, infographics và nhiều loại nội dung khác. Nó là nền tảng của chiến lược nội dung giúp định hình hướng các chủ đề và nội dung cụ thể cần triển khai. Content Pillar có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tăng cường độ uy tín của doanh nghiệp. 

Cả Content Angle và Content Pillar đều có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nội dung phù hợp, thu hút và nổi bật cho thương hiệu. Nếu như Content Angle tạo ra cách tiếp cận độc đáo, thú vị và có giá trị với độc giả thì Content Pillar giúp tạo ra nội dung dựa trên chủ đề quan trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Khi kết hợp 2 yếu tố này lại với nhau sẽ giúp xây dựng được một chiến lược nội dung mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao. 

So sánh Content Pillar và Content Angle khác biệt thế nào?

So sánh Content Pillar và Content Angle khác biệt thế nào? 

Điểm giống nhau 

Mặc dù là 2 khái niệm có sự khác biệt hoàn toàn nhưng Content Pillar và Content Angle vẫn có những điểm giống nhau. Đặc biệt là trong việc đảm bảo cung cấp nội dung hấp dẫn và thu hút đến khách hàng mục tiêu. Sự giống nhau của 2 khái niệm này được thể hiện ở những yếu tố sau đây: 

Tầm nhìn chiến lược 

Cả Content Pillar và Content Angle đều có cùng mục tiêu là xác định tầm nhìn và hướng đi cho chiến lược content marketing. Trong đó, 2 yếu tố này được sử dụng để tạo ra một khung phương pháp và phạm vi nội dung cho chiến dịch quảng bá, truyền thông. 

Tập trung vào chủ đề

Content Pillar và Content Angle đều hướng đến việc xác định chủ đề chính và đều tập trung vào việc truyền tải thông điệp chủ đạo của chiến dịch bằng nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo và gây ấn tượng với người xem. 

Đảm bảo sự nhất quán

Việc sử dụng Content Pillar và Content Angle giúp kế hoạch content được tạo ra một cách nhất quán với tính liên kết chặt chẽ và tạo ra trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng. Trong đó Content Pillar đảm bảo sự nhất quán về nội dung của chiến lược truyền thông. Còn Content Angle giúp đảm bảo sự nhất quán về phong cách thể hiện. 

Sự khác biệt giữa Content Pillar và Content Angle

Bên cạnh những điểm tương đồng thì Content Pillar và Content Angle vẫn có những sự khác biệt rõ ràng. Điều này được thể hiện ở những yếu tố trong bảng sau: 

Tiêu chí so sánhContent PillarContent Angle

Cách thức tiếp cận 

Là chiến lược toàn diện xây dựng nội dung một cách toàn diện thông qua việc phát triển nội dung xoay quanh một chủ đề hay mục tiêu cốt lõi mà sản phẩm, thương hiệu hướng tới. Đồng thời, định hình phạm vi nội dung và tạo sự nhất quán, tăng cường tính liên kết trong các thông điệp được truyền tải. 

Tập trung vào cách truyền đạt thông điệp và góc nhìn độc đáo của thương hiệu. Tạo ra sự khác biệt trong cách tiếp cận và phát triển nội dung. Cách triển khai content angle thay đổi dựa trên quy mô, góc nhìn và định vị của doanh nghiệp, nhằm giúp khách hàng hiểu rõ giá trị và đặc điểm của sản phẩm. 

Nhiệm vụ 

Xác định phạm vi và chủ đề cốt lõi

Tập trung vào sự sáng tạo và đột phá trong cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng

Trả lời cho câu hỏi

Thường trả lời cho câu hỏi What về các nội dung liên quan đến doanh nghiệp

Trả lời cho câu hỏi How khi nói về doanh nghiệp

Vai trò 

Định hình chiến lược nội dung cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu của thương hiệu và giúp khách hàng tìm thấy thông tin hữu ích về lĩnh vực họ quan tâm

Định hướng cách viết nội dung độc đáo, sáng tạo và mang tới nhiều giá trị cho người đọc

Cách thức sử dụng 

Được sử dụng bởi nhiều thương hiệu có cùng một lĩnh vực kinh doanh 

Cần được sử dụng để tạo ra sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Content Angle và Content Pillar nên dùng cái nào?

Sau khi so sánh Content Pillar và Content Angle cũng như hiểu được sự khác biệt giữa 2 yếu tố này thì bạn băn khoăn không biết nên sử dụng cái nào. Nếu như Content Pillar giúp bạn xây dựng nội dung để trình bày về thương hiệu, sản phẩm. Còn Content Angle lại tập trung vào cách tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho thương hiệu trên thị trường. 

Nói một cách đơn giản thì Content Pillar là khung sườn để doanh nghiệp tạo nội dung hiệu quả. Content Angle là ý tưởng sáng tạo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu hướng tới việc thuyết phục khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ.  

Thay vì lựa chọn sử dụng một trong 2 yếu tố để triển khai nội dung cho chiến lược marketing. Bạn có thể kết hợp cả Content Angle và Content Pillar để tạo ra chiến lược content marketing mạnh mẽ thu hút khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Cách xây dựng Content Angle và Content Pillar hiệu quả

Cách xây dựng Content Angle và Content Pillar hiệu quả

Qua việc so sánh Content Pillar và Content Angle để thấy được sự khác biệt thì bạn đã có được sự lựa chọn cho riêng mình. Để có được chiến dịch content marketing hiệu quả thì cần phương pháp tiếp cận phù hợp và kết hợp Content Angle và Content Pillar. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách xây dựng Content Angle và Content Pillar để tạo ra chiến dịch content mạnh mẽ và hiệu quả:

Xác định mục tiêu và đối tượng

Nếu bạn muốn chiến lược content marketing đạt hiệu quả cao khi kết hợp Content Angle và Content Pillar thì cần phải xác định kết quả đạt được cũng như đối tượng cần tiếp cận. Việc lựa chọn mục tiêu phù hợp và xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ định hình cho việc triển khai chiến lược content marketing thành công, đạt hiệu quả cao nhất. 

Nghiên cứu từ khóa và chủ đề chính

Trước khi bắt tay vào quá trình xây dựng nội dung thì bạn cần nghiên cứu từ khóa thật kỹ lưỡng và chọn chủ đề liên quan đến mục tiêu của mình. Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword Planner để tìm từ khóa có lượng tìm kiếm cao và phù hợp với mục tiêu của mình. Tiếp đó lựa chọn chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của mình để triển khai nội dung. 

Xây dựng Content Pillar

Ở bước này bạn hãy xác định các chủ đề chính hay bài viết tổng thể chứa thông tin chi tiết về chủ đề cốt lõi. Vì Content Pillar là nền tảng, khung sườn của toàn bộ chiến dịch content marketing. Những bài viết pillar nên hướng tới việc cung cấp giá trị và kiến thức sâu rộng về chủ đề cốt lõi cũng như được tối ưu chuẩn SEO. 

Tạo Content Angle

Trong giai đoạn này bạn cần triển khai các bài viết phụ xoay quanh chủ đề chính. Hãy tập trung khai thác các khía cạnh, góc nhìn của chủ đề cốt lõi và cung cấp những giá trị bổ sung, góc nhìn mới cho đối tượng mục tiêu. Bạn nên liên kết các bài viết angle với bài viết pillar bằng Internal link. 

Lên kế hoạch và quản lý 

Để đảm bảo cho nội dung của bạn được nhất quán và đạt được kết quả tốt nhất thì bạn nên xây dựng lình trình tạo nội dung cho chiến lược content marketing của mình. Bên cạnh đó bạn hãy sử dụng công cụ quản lý dự án và quản lý nội dung để theo dõi tiến độ, quản lý công việc nhân viên. 

Theo dõi, đánh giá và tối ưu hóa

Trong suốt quá trình triển khai chiến dịch content marketing thì bạn hãy theo dõi, đo lường hiệu suất của các bài viết pillar và angle bằng các công cụ phân tích cùng dựa trên những phản hồi của người đọc. Dựa trên những dữ liệu này bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch content marketing và tiến hành tối ưu hóa nội dung để cải thiện sự tương tác cũng như đạt được mục tiêu đã đặt ra. 

Để mở rộng khả năng tiếp cận thì bạn hãy tạo liên kết đến nội dung content angle và content pillar trên các nền tảng xã hội và từ các trang web có uy tín. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến để tăng tương tác. 

Thông qua việc so sánh Content Pillar và Content Angle thì bạn có thể phân biệt được 2 khái niệm này. Đồng thời biết cách kết hợp Content Pillar và Content Angle để triển khai chiến dịch content marketing đạt hiệu quả tốt nhất!

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Content Pillar và Content Angle có giống nhau không? 

Content Pillar và Content Angle là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau trong lĩnh vực content marketing. Nếu như Content Pillar đại diện cho các trang chủ đề chính trong một lĩnh vực cụ thể và nó giống như trụ cột của toàn bộ chiến lược content. Còn Content Angle lại tập trung vào cách tiếp cận, góc nhìn của một bài viết hoặc nội dung. Nó giúp tạo ra nội dung độc đáo, sáng tạo và thu hút độc giả. 

Làm thế nào để kết hợp content pillar và content angle trong chiến lược content marketing?

Nếu bạn muốn kết hợp content pillar và content angle cho chiến lược content marketing thì cần xác định chủ đề chính muốn truyền tải. Kế tiếp bạn hãy tạo content pillar rồi tìm kiếm content angle. Tiếp đó liên kết bài viết pillar và angle để tạo thành mạng lưới nội dung liên kết và tăng cường tính nhất quán cho thông điệp truyền tải. Để chiến lược content marketing đạt hiệu quả cao thì bạn cần thường xuyên cập nhật và bổ sung các bài viết mới. 

5/5 - (1 vote)