Cách tạo chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả bạn nên biết

Một chiến lược marketing tập trung vào việc tạo ra những nội dung giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng đó là Inbound Marketing. Thay vì tiếp cận với tệp khách hàng rộng lớn thì chiến dịch Inbound Marketing lại chú trọng vào việc thu hút đúng đối tượng mục tiêu bằng những nội dung chất lượng. Chính vì vậy mà hình thức marketing này được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Optimal Agency tìm hiểu về Inbound Marketing là gì cũng như cách tạo chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả. 

Inbound Marketing là gì?

Là phương pháp marketing được thiết kế dựa trên việc tạo ra những thông tin liên quan, nội dung hữu ích cho khách hàng mục tiêu để họ chủ động tìm đến sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Sau đó doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng và tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này. 

Khác với quảng cáo truyền thống, Inbound Marketing lại sử dụng các phương tiện như blog, SEO, mạng xã hội và email,… để thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng. Bằng cách cung cấp những thông tin hữu ích và tạo trải nghiệm tích cực thì doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng trung thành. Inbound Marketing có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

Vì sao cần triển khai chiến dịch Inbound Marketing?

Bằng việc áp dụng cách tạo chiến dịch Inbound Marketing một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ trở nên thu hút và được đánh giá cao trong mắt khách hàng. Khi sử dụng Inbound Marketing thì khách hàng không có cảm giác bị chào hàng mà có thể tiếp nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp một cách tự nhiên nhất. Những lý do doanh nghiệp nên triển khai chiến dịch Inbound Marketing đó là: 

Vì sao cần triển khai chiến dịch Inbound Marketing?

Thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng

Thông qua việc cung cấp những thông tin, nội dung có giá trị liên quan đến vấn đề mà khách hàng gặp phải thì họ sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp. Inbound Marketing giúp thu hút những người thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ đó mà doanh nghiệp có được tệp khách hàng tiềm năng và tăng lưu lượng truy cập chất lượng.

Nâng cao độ nhận diện thương hiệu  

Với việc cung cấp nội dung có giá trị cho người dùng thì thương hiệu sẽ được phủ sóng trên khắp các kênh truyền thông. Khi doanh nghiệp cho phép khách hàng tự tìm hiểu và tìm thấy mình một cách tự nhiên sẽ xây dựng sự tin cậy mạnh mẽ. Đồng thời giá trị của thương hiệu được nâng cao lên và giúp tăng độ nhận diện về thương hiệu.  

Tiết kiệm chi phí Marketing

Vì Inbound Marketing được triển khai trên các kênh truyền thông trực tuyến như SEO, email, blog, trang mạng xã hội,… Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn so với các phương pháp quảng cáo truyền thống. Hơn nữa, việc sáng tạo nội dung và tối ưu website trên các công cụ tìm kiếm sẽ giúp thu hút những khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào đúng tệp khách hàng tiềm năng hơn và chi phí marketing sẽ được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm hơn. 

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Inbound Marketing tạo ra môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong đó doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin, nội dung hữu ích phù hợp với nhu cầu tìm kiếm hoặc vấn đề mà người dùng đang gặp phải. Phương pháp marketing này cho phép doanh nghiệp thu hút, giữ chân và tạo dựng sự tin tưởng với khách hàng. Bên cạnh đó, hình thức tiếp thị này còn giúp doanh nghiệp có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm đồng thời nâng cao sự nhận thức về thương hiệu. Inbound Marketing giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường có sự biến động khó lường. 

Cải thiện doanh số và chỉ số ROI

Nhờ việc tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ lệ chuyển đổi ra doanh số đồng thời cải thiện chỉ số ROI. Bởi Inbound Marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing hơn so với các phương pháp khác. Mặt khác, phương pháp tiếp thị này còn cung cấp cho bạn các chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch marketing. Dựa trên những chỉ số thu thập được thì bạn có thể xem xét, đánh giá và cải thiện chiến dịch hiệu quả. 

Bạn đọc hãy tìm hiểu thêm quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp của chúng tôi để tích lũy thêm kiến thức nhé.

Các giai đoạn cốt lõi trong chiến lược Inbound Marketing

Để áp dụng cách tạo chiến dịch Inbound Marketing thành công thì bạn cần phải hiểu rõ những giai đoạn chính trong chiến lược marketing này: 

Attract – Thu hút khách hàng

Là bước đầu tiên nhưng cũng quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược Inbound Marketing. Nếu bạn muốn thu hút khách hàng ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc thì cần nghiên cứu và phác họa được chân dung của khách hàng mục tiêu. Thông qua việc nghiên cứu insight khách hàng thì bạn có thể hiểu rõ hơn về những nhu cầu, mong muốn của họ để tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa. Bên cạnh việc phác họa chân dung khách hàng thì doanh nghiệp cần phải phân tích sơ đồ hành trình khách hàng để tìm cách thúc đẩy hành vi của họ. 

Bây giờ doanh nghiệp đã được chân dung của khách hàng và hành trình khách hàng thì cần tạo ra những điểm tiếp xúc phù hợp. Hãy bắt đầu từ việc tạo ra blog cung cấp nội dung hữu ích rồi sử dụng công cụ tối ưu hóa để đưa nội dung hữu ích lên trang đầu tìm kiếm của Google. Kết hợp với việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội (Facebook, LinkedIn,…) để lan tỏa những nội dung hữu ích đó đến nhiều người dùng hơn. 

Convert – Tiếp cận khách hàng

Giai đoạn tiếp theo trong chiến lược Inbound Marketing đó là tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Trong giai đoạn này thì doanh nghiệp nên cung cấp những thông tin về lợi ích của sản phẩm, dịch vụ. Với khách hàng chủ động thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội chốt đơn nhanh chóng. Đối với khách hàng thụ động thì thương hiệu nên cung cấp những giải pháp hữu ích để đổi lấy thông tin liên hệ. Để thành công trong giai đoạn này thì bạn cần tối ưu trang đích bán hàng, sử dụng lời kêu gọi hành động rõ ràng thuyết phục và tối ưu biểu mẫu đăng ký. 

Close – Chăm sóc khách hàng

Kết thúc giai đoạn 2 thì bạn có thể được một tệp khách hàng tiềm năng chất lượng. Để thúc đẩy họ thực hiện hành động chuyển đổi mua hàng thì bạn cần tạo dựng lòng tin bằng các chương trình dùng thử, các ưu đãi khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn,… Bên cạnh đó bạn hãy kết hợp sử dụng các công cụ hỗ trợ như CRM, hệ thống marketing Automation,…

Delight – Làm cho khách hàng quay lại 

Dựa trên những thông tin thu thập được về khách hàng có được từ giai đoạn 2 thì bạn cần xác định giai đoạn mua hàng của khách hàng để triển khai Inbound Marketing hiệu quả. Thông qua đó bạn có thể triển khai được chiến lược chốt đơn, nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp để khách hàng quay lại mua hàng ở lần tiếp theo. Đồng thời bạn có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tăng sự hài lòng của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

Hướng dẫn cách tạo chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả

Hướng dẫn cách tạo chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả

Nếu bạn muốn triển khai chiến dịch Inbound Marketing thành công thì bạn hãy thực hiện theo các bước sau: 

Xác định đối tượng của chiến dịch 

Trước khi triển khai chiến dịch marketing thì bạn cần phải xác định được đối tượng cần tiếp cận. Bằng việc xác định đúng đối tượng mục tiêu thì bạn có thể xây dựng được một chiến lược nội dung, thông điệp truyền tải phù hợp để tạo dựng tiếng vang với khách hàng. Bạn có thể nghiên cứu và phân tích đối tượng mục tiêu dựa trên các yếu tố: nhân khẩu học, hành vi, sở thích,… 

Thiết lập mục tiêu chiến dịch 

Để lựa chọn được mục tiêu phù hợp thì bạn cần phải hiểu rõ vị trí và tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Trước khi bắt đầu chạy một chiến dịch thì bạn hãy xem xét lưu lượng truy cập hiện tại và trang web, lượng khách hàng tiềm năng được tạo bởi chiến dịch trong quá khứ. Bạn có thể lấy đó làm điểm chuẩn và đặt ra mục tiêu cùng KPI phù hợp. Khi thiết lập mục tiêu cho chiến dịch Inbound Marketing thì bạn cần chú ý đến độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh số. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng mục tiêu dựa trên mô hình SMART. 

Chọn từ khóa và tối ưu hóa tìm kiếm

Trong chiến dịch Inbound Marketing việc tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm là một phần quan trọng và cần thiết. Bạn hãy sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để lựa chọn ra những từ khóa phù hợp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình có lượng tìm kiếm cao. Tiếp đó hãy sử dụng những từ khóa này trong tiêu đề và toàn bộ nội dung trên website. Bạn không nên nhồi nhét từ khóa mà hãy chèn từ khóa một cách phù hợp để tối ưu hóa khi tìm kiếm. 

Tạo một URL theo dõi

Khi tạo chiến dịch Inbound Marketing, bạn muốn đo lường các yếu tố để biết được thành phần nào tác động đến hiệu suất chiến dịch và giúp bạn đạt được mục tiêu cuối cùng đặt ra. Để thực hiện điều này một cách nhất quán thì bạn nên tạo ra một RL theo dõi để sử dụng trong các chiến dịch của mình.

Tạo nội dung hấp dẫn và trang đích 

Nếu bạn muốn thu hút khách hàng tiềm năng khi triển khai chiến dịch Inbound Marketing thì bạn cần tạo ra những nội dung hấp dẫn và Landing Page. Điều này nhằm mục đích chuyển đổi những khách hàng truy cập thành khách hàng thực sự. Hãy đảm bảo các yếu tố chính của Landing Page như dòng tiêu đề và thẻ Meta, từ khóa mà bạn chọn đã được tối ưu. 

Chọn kênh tiếp thị phù hợp với chiến dịch

Ở bước này thì bạn cần lựa chọn một kênh phù hợp với chiến dịch Inbound Marketing để tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu. Bạn có thể gửi email cho danh sách đối tượng quan tâm đến nội dung. Hay tạo ra những bài blog với nội dung hấp dẫn để thu hút mọi người tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội có lượng chuyển đổi cao. Bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm các kênh có trả phí rồi theo dõi chúng để lựa chọn kênh phù hợp. 

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Chiến dịch Inbound Marketing sẽ không mang đến khả năng nâng cao doanh số ngay lập tức mà nó sẽ mang đến cho bạn một tệp khách hàng tiềm năng chất lượng cao. Để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi thì bạn hãy nuôi dưỡng họ bằng các phiếu mua hàng hay các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để chuyển đổi họ thành khách hàng thực. Bạn có thể sử dụng Email để gửi các nội dung này đến khách hàng mục tiêu để thôi thúc họ chuyển sang bước tiếp theo trong quá trình quyết định của họ.

Theo dõi và đo lường kết quả

Sau khi chiến dịch Inbound Marketing được khởi chạy thì bạn hãy theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả so với mục tiêu ban đầu cũng như KPI đặt ra. Công việc này cần phải được thực hiện thường xuyên để bạn có thể nắm được tình hình hoạt động của chiến dịch để có sự điều chỉnh cho phù hợp. 

Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về cách tạo chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả. Với những hướng dẫn chi tiết thì mong rằng bạn có thể áp dụng thành công giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu, có thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng và tối đa hóa lợi nhuận.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi thường gặp 

Giai đoạn nào quan trọng nhất trong Inbound Marketing? 

Thu hút là giai đoạn quan trọng nhất trong chiến dịch Inbound Marketing bởi đây là bước đầu tiên để tiếp cận với khách hàng. Nếu bạn muốn thu hút được đúng đối tượng khách hàng thì cần phải hiểu rõ vấn đề mà khách hàng gặp phải và đưa ra giải pháp phù hợp. Để làm được điều đó thì bạn cần phải có chiến lược nội dung đúng đắn và sử dụng những kênh quảng bá phù hợp. 

Sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing là gì? 

Outbound Marketing và Inbound Marketing có sự khác biệt nằm ở các khía cạnh gồm cách tiếp cận, mục tiêu và kênh triển khai. Nếu như Inbound marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng nhờ việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị để đáp ứng và giải quyết nhu của họ. Outbound marketing lại chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng qua quảng cáo và thường bị gián đoạn qua chiến dịch. 

Các hoạt động chính của inbound marketing gồm: SEO, email marketing, blog,… Trong khi đó Outbound marketing lại bao gồm quảng cáo, telemarketing,… Mục tiêu của inbound marketing là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và tăng cường lòng trung thành của khách hàng qua nội dung có ý nghĩa. Outbound marketing lại hướng mục tiêu tiếp cận khách hàng nhanh chóng và thúc đẩy hành động mua hàng ngay. 

5/5 - (1 vote)