Khi có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó thì hầu hết mọi người đều lên Google để tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy, quảng cáo tìm kiếm trên Google xuất hiện để tiếp cận khách hàng mục tiêu khi họ thực hiện truy vấn tìm kiếm trên Google. Chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên Google được sử dụng với mục đích tăng lưu lượng truy cập, mở rộng tệp khách hàng mục tiêu và nâng cao doanh số bán hàng. Bài viết hôm nay, Optimal Agency sẽ chia sẻ chi tiết hơn về cách triển khai chiến dịch Google Search Ads.
Quảng cáo Google Search là gì?
Hay quảng cáo tìm kiếm của Google là loại quảng cáo xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Dạng quảng cáo trả phí này cho phép doanh nghiệp tiếp cận với những khách hàng mục tiêu trên trang kết quả tìm kiếm của Google thông qua những truy vấn tìm kiếm từ khóa cụ thể. Khi người dùng gõ bất cứ từ khóa nào trên thanh tìm kiếm thì Google sẽ đưa ra các kết quả có liên quan với những gì bạn đang tìm kiếm. Bạn có thể nhận biết được các quảng cáo thông qua chữ Quảng cáo hoặc Ad xuất hiện ở đầu.
Với mỗi trang kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị tối đa 7 kết quả quảng cáo từ các doanh nghiệp. Google Search Ads sẽ nằm ở 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí dưới cùng trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Ưu điểm nổi trội của quảng cáo tìm kiếm trên Google đó là tiếp cận với những khách hàng đã có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy mà quảng cáo tìm kiếm Google luôn có giá trị chuyển đổi cao hơn so với các loại hình quảng cáo khác. Không chỉ vậy, cách thức triển khai chiến dịch Google Search Ads cũng khá đơn giản và dễ dàng.
Tại sao nên chạy quảng cáo Google Search?
Mặc dù Google Search Ads có tính cạnh tranh cao tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp vẫn dành nhiều ngân sách cho loại quảng cáo này. Bằng việc triển khai chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên Google thì doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau:
Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu
Sau khi thiết lập chiến dịch thì bạn chỉ cần chờ quảng cáo được Google phê duyệt thì sẽ được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Các vị trí quảng cáo hiển thị thường ở phía trên và phía dưới của mỗi trang kết quả tìm kiếm. Khi nội dung quảng cáo của bạn thực sự chất lượng và đánh trúng nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Nhiều khả năng quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị đến khách hàng ở vị trí cao nhất khi họ tìm kiếm.
Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu qua những từ khóa. Hơn nữa, quảng cáo sẽ nhận được những lượt nhấp chuột có giá trị hoặc khách hàng sẽ liên hệ với bạn. Bên cạnh đó, Google Search Ads còn cung cấp cho bạn các tiêu chí nhắm mục tiêu: độ tuổi, vị trí, giới tính,… Điều này giúp nâng cao hiệu quả quảng cáo, tăng khả năng thông điệp quảng cáo được truyền tải đến đúng đối tượng. Người tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ qua từ khóa thì Google sẽ trả về các kết quả có liên quan. Nếu quảng cáo của bạn được hiển thị thì bạn có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm.
Cho kết quả nhanh chóng
Việc khởi tạo chiến dịch quảng cáo tìm kiếm của Google không mất quá nhiều thời gian. Sau 24 giờ quảng cáo được Google phê duyệt và đi vào hoạt động thì bạn sẽ thấy được hiệu quả ngay lập tức. Điều này khác biệt hoàn toàn so với SEO khi bạn cần mất nhiều thời gian mới có thể thấy được hiệu quả. Quảng cáo không chỉ được hiển thị ở vị trí đầu tiên với tỷ lệ nhấp chuột cao mà còn có khả năng chuyển đổi rất tốt. Bởi quảng cáo tiếp cận với những khách hàng đã có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Thay vì khơi gợi nhu cầu của họ thì bạn chỉ cần tập trung vào việc thuyết phục họ lựa chọn bạn thay vì đối thủ.
Triển khai quảng cáo nhanh chóng và linh hoạt
So với các hình thức quảng cáo khác của Google thì quảng cáo tìm kiếm có cách thức triển khai khá đơn giản và dễ dàng. Bạn có thể tùy chỉnh mẫu quảng cáo phù hợp với mục tiêu và đối tượng tiếp cận giúp tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Đặc biệt là khi bạn cần triển khai chiến dịch quảng cáo sản phẩm thời vụ thì Google Search Ads sẽ hỗ trợ bạn thực hiện điều đó nhanh chóng.
Kiểm soát chi tiêu hiệu quả
Không chỉ triển khai chiến dịch quảng cáo đơn giản mà chi phí để chạy quảng cáo tìm kiếm của Google cũng khá thấp. Bởi Google Search Ads thường được tính phí dựa trên lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Hơn nữa, bạn có thể linh hoạt trong việc thiết lập và quản lý ngân sách hàng ngày hoặc toàn bộ chiến dịch. Khi đó bạn có thể dễ dàng quản lý chi tiêu cho quảng cáo hiệu quả.
Dễ dàng đo lường hiệu quả
Thay vì phải sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả quảng cáo của một bên thứ 3 thì bạn có thể tận dụng hệ thống quảng cáo của Google như Google Analytics, Google Tag Manager,… Các công cụ này sẽ cung cấp cho bạn những số liệu chi tiết về tình hình hoạt động của chiến dịch quảng cáo. Điều này giúp cho công việc theo dõi, đo lường và tối ưu hiệu quả của chiến dịch Google Search Ads trở nên đơn giản hơn nhiều.
Bạn đọc hãy xem thêm bài viết liên quan khác như chiến lược đặt giá thầu CPA mục tiêu.
Hướng dẫn thiết lập chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên Google
Nếu bạn muốn chạy quảng cáo Google Search thì cần có tài khoản Gmail để tạo tài khoản Google Ads. Bên cạnh đó bạn cần có một website bán hàng, thẻ thanh toán quốc tế Visa/Mastercard, ngân sách quảng cáo cùng nội dung quảng cáo đảm bảo tuân thủ chính sách của Google. Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu thì bạn có thể bắt đầu triển khai chiến dịch Google Search Ads như sau:
Tạo chiến dịch quảng cáo mới
Đầu tiên bạn hãy truy cập vào tài khoản quảng cáo Google tại link: https://ads.google.com/. Ở giao diện chính thì bạn hãy nhấp vào tab Chiến dịch rồi chọn vào biểu tượng dấu (+) rồi chọn vào Chiến dịch mới để tạo chiến dịch mới và chuyển sang bước tiếp theo.
Chọn mục tiêu và loại chiến dịch
Khi thiết lập chiến dịch quảng cáo tìm kiếm thì bạn hãy lựa chọn mục tiêu phù hợp. Bởi mục tiêu sẽ thể hiện kết quả bạn muốn đạt được sau chiến dịch giúp Google biết được nên phân phối quảng cáo của mình đến đối tượng nào là phù hợp. Các mục tiêu chiến dịch phổ biến gồm doanh số, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng lưu lượng truy cập.
Sau khi chọn mục tiêu thì Google sẽ yêu cầu bạn chọn loại chiến dịch. Google cung cấp cho nhà quảng cáo nhiều loại chiến dịch với các định dạng quảng cáo khác nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu, loại hình sản phẩm cùng đối tượng hướng đến thì bạn hãy chọn loại quảng cáo phù hợp. Ở đây bạn hãy chọn loại quảng cáo là tìm kiếm. Tiếp theo bạn thêm link trang đích muốn điều hướng người dùng đến ở phía bên dưới.
Chọn nơi quảng cáo xuất hiện
Bây giờ bạn hãy đặt tên cho chiến dịch quảng cáo để thuận tiện cho việc quản lý quảng cáo sau này. Tiếp đó bạn lựa chọn mạng hiển thị quảng cáo là mạng tìm kiếm và mạng hiển thị. Đối với chiến dịch tìm kiếm bạn nên ưu tiên chỉ hiển thị quảng cáo trên Google để đạt được hiệu suất tốt nhất và tối ưu nguồn lực. Trường hợp lưu lượng tìm kiếm của chiến dịch thấp thì bạn có thể chọn cả 2 mạng để mở rộng chiến dịch.
Thiết lập ngân sách và giá thầu quảng cáo
Đối với ngân sách quảng cáo thì bạn có thể thiết lập theo ngày hoặc ngân sách trọn đời. Google có thể chạy gấp 2 lần ngân sách bạn đặt ra mỗi ngày nhưng không vượt quá ngân sách mỗi tháng. Khi xác định ngân sách hàng ngày thì bạn nên xác định ngân sách tháng rồi chia cho 30,4. Tương ứng với loại ngân sách quảng cáo đã chọn thì bạn có thể thiết lập lịch trình chạy quảng cáo phù hợp. Đối với ngân sách trọn đời bạn cần chọn ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chiến dịch.
Kế tiếp bạn hãy thiết lập giá thầu cho quảng cáo theo phương thức thủ công và tự động. Với chiến lược giá thầu tự động hay tối đa hóa lượt nhấp chuột thì bạn chỉ cần đặt ngân sách trung bình mỗi ngày còn hệ thống của Google sẽ tự động tối ưu giá thầu để quảng cáo có nhiều lượt nhấp chuột nhất. Ngoài ra bạn có thể chủ động quản lý giá thầu tối đa của quảng cáo thông qua việc đặt giá thầu CPC thủ công.
Nhắm mục tiêu và đối tượng
Ở bước này bạn hãy nhắm mục tiêu theo các tiêu chí: ngôn ngữ, địa điểm, đối tượng muốn tiếp cận. Ở tiêu chí ngôn ngữ thì bạn có thể nhắm mục tiêu đến những đối tượng sử dụng ngôn ngữ nào đó. Mặt khác bạn hãy lựa chọn địa điểm muốn quảng cáo hiển thị để giới hạn phạm vi tiếp cận. Ngoài ra, bạn cần nhắm mục tiêu đến những đối tượng theo các yếu tố: sở thích, nhân khẩu học. Đối với chiến dịch quảng cáo tìm kiếm thì bạn không nên quan tâm đến mục Đối tượng này.
Cài đặt nhóm quảng cáo
Hoàn thành việc thiết lập chiến dịch thì bạn hãy tiến hành cài đặt nhóm quảng cáo. Bằng cách đặt tên nhóm quảng cáo, đặt giá thầu mặc định rồi nhấp từ khóa với loại đối sánh phù hợp. Sau đó nhấp vào Lưu và tiếp tục để hoàn thành việc thiết lập nhóm quảng cáo. Trong đó giá thầu mặc định là giá thầu chi phí mỗi lần nhấp chuột tối đa cho một nhóm quảng cáo. Từ khóa là những cụm từ bạn muốn chiến dịch quảng cáo của mình sẽ hiển thị khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm trên Google. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Keyword Planner để nghiên cứu, phân tích và lựa chọn từ khóa mang lại chuyển đổi cao. Tiếp đó phân loại từ khóa theo chủ đề và chọn loại đối sánh từ khóa phù hợp nhất.
Tạo mẫu quảng cáo
Khi tạo mẫu quảng cáo bạn cần đảm bảo quảng cáo gồm có 5 yếu tố: Url hiển thị, Url cuối cùng, 3 dòng tiêu đề và 2 phần nội dung mô tả. Đối với tiêu đề có độ dài tối đa 30 ký tự, dòng mô tả tối đa 90 ký tự. Url cuối cùng hay Url trang đích là nơi người dùng được điều hướng đến sau khi nhấp vào quảng cáo. Url hiển thị giúp khách hàng tiềm năng hiểu rõ họ sẽ truy cập vào trang web nào sau khi nhấp vào quảng cáo. Ngoài ra, bạn có thể thêm phần mở rộng cho quảng cáo để cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng. Bạn có thể bổ sung thêm các đường link bên dưới quảng cáo hoặc các thông tin ưu đãi, CTA,…
Kiểm tra lại và xuất bản quảng cáo
Setup các bước tạo quảng cáo ở trên xong thì bạn nên kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo các yếu tố thật chính xác. Cuối cùng bạn hãy nhấp vào Xuất bản chiến dịch để gửi quảng cáo đến Google. Sau 24h thì quảng cáo sẽ được phê duyệt và hoạt động. Trong một số trường hợp thì quảng cáo sẽ cần thời gian lâu hơn để được phê duyệt. Bạn hãy đảm bảo quảng cáo tuân thủ đầy đủ chính sách của Google để được phê duyệt nhanh chóng.
Việc thiết lập chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trên Google không quá phức tạp và bạn chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn ở trên thì có thể thành công. Tuy nhiên để chiến dịch quảng cáo đạt được hiệu suất tốt nhất giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi ra doanh số bán hàng thì bạn cần thời gian để theo dõi và tối ưu quảng cáo.
Mời bạn xem thêm:
- Top 7 sự khác biệt giữa Google Ads vs Google Adsense
- Cách xác minh tài khoản quảng cáo Google một cách đơn giản
- Đón đầu xu hướng cách thiết lập UID trong Google Analytics
Câu hỏi thường gặp
Việc sử dụng quảng cáo tìm kiếm của Google được áp dụng trong một số trường hợp. Cụ thể là bạn muốn hiển thị quảng cáo cho các tìm kiếm trên Google có liên quan đến tên thương hiệu. Bạn muốn hiển thị quảng cáo cho những người đang tìm kiếm thương hiệu, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên Google. Hoặc bạn muốn nhắm mục tiêu đến những người dùng đang thực hiện truy vấn tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp. Google Search Ads giúp tăng lưu lượng truy cập, tăng lượng khách hàng tiềm năng và nâng cao doanh số bán hàng.
Cả Google Search Ads và SEO đều hướng tới mục tiêu tăng lưu lượng truy cập, cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên nếu như quảng cáo tìm kiếm Google cho kết quả nhanh chóng nhưng SEO cho hiệu quả về lâu dài. Dù vậy khi chạy quảng cáo Google Search thì bạn cần phải trả tiền đấu giá từ khóa để tăng khả năng hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp. Với SEO thì bạn không cần mất tiền nhưng cần mất nhiều thời gian để đạt được hiệu quả mong muốn. Đối với doanh nghiệp thì cả quảng cáo tìm kiếm trên Google và SEO đều cần thiết. Ở giai đoạn đầu bạn nên tập trung vào quảng cáo để tăng lưu lượng truy cập và nâng cao doanh số. Bạn nên sử dụng SEO để duy trì hiệu quả của quảng cáo.