Cách tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics

Không ít người chạy Google Ads gặp phải tình trạng click tặc, click ảo từ đối thủ khiến ngân sách quảng cáo bị hao hụt nhanh chóng trong thời gian ngắn. Bạn muốn thu thập địa chỉ IP từ những lượt nhấp này để loại bỏ những IP xấu này. Hoặc đơn giản là bạn muốn biết được nguồn gốc khách truy cập từ địa chỉ IP nhấp vào trang web của mình. Tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics chính là phương pháp hiệu quả giúp bạn đạt được mục đích đó. Bạn hãy dừng ở bài viết này của Optimal Agency để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!

Vì sao cần tracking địa chỉ IP truy cập vào Website?

Rất nhiều doanh nghiệp khi chạy quảng cáo Google có thể gặp phải tình trạng bị đối thủ chơi xấu như spam vào quảng cáo, click nhiều lần vào bài quảng cáo gây lãng phí ngân sách. Hoặc đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp truy cập vào trang web với mục đích kiểm tra và xem xét các lỗi dẫn đến tăng lượt truy cập nhưng không được tính là lượt truy cập từ khách hàng. Trong trường hợp nhà quảng cáo cần phải kiểm tra và phân loại các địa chỉ IP truy cập kịp thời. 

Việc tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics thì doanh nghiệp có thể biết được các IP truy vào trang web có hợp lệ hay không. Đồng thời đánh giá tình hình và xác định nguyên nhân gây ra lưu lượng truy cập tăng cao. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để cấm IP hoặc tạo bộ lọc IP cho các đối tượng không phù hợp. 

Tracking địa chỉ IP truy cập trang web giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng để hỗ trợ cho quá trình triển khai chiến lược marketing và quản lý trang web. Công cụ này cung cấp các thông tin quan trọng về đặc điểm nhân khẩu học, hành vi của khách truy cập để từ đó tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trên website. Thông qua việc tracking địa chỉ IP thì doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, nâng cao hiệu suất quảng cáo cũng như tối ưu nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 

Qua quá trình kiểm tra, theo dõi địa chỉ IP truy cập trang web thì doanh nghiệp có thể xác định và ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc đe dọa đến sự bảo mật của trang web đồng thời đảm bảo an toàn cho dữ liệu và thông tin người dùng. Địa chỉ IP cung cấp dữ liệu để tạo trải nghiệm cá nhân hóa giúp doanh nghiệp có thể tạo ra nội dung phù hợp. Dựa trên địa chỉ IP thu thập được doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu suất chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó xác định chi phí hiệu quả và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. 

Bạn đọc hãy tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan khác như tiện ích mở rộng Google Ads.

Hướng dẫn tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics

Khi đã hiểu rõ về lợi ích của việc tracking địa chỉ IP truy cập thì bạn hãy thực hiện các bước tracking theo hướng dẫn ở phía dưới. Tuy nhiên trước hết bạn cần có một tài khoản Google Analytics và một tài khoản Google Tag Manager. Sau khi có tài khoản thì bạn hãy bắt đầu các bước như sau: 

Hướng dẫn tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics

Bước 1: Thu thập địa chỉ IP của khách truy cập website

Nếu bạn muốn thu thập địa chỉ IP từ những người đã truy cập vào website của mình thì hãy sử dụng đoạn mã JavaScript và tích hợp nó vào phần Tag trong Google Tag Manager. Về cách thực hiện thì bạn hãy đăng nhập tài khoản Google Tag Manager. Tiếp đó bạn hãy chọn mục Thẻ ở cột bên trái trong giao diện Default Workspace. 

Kế tiếp bạn hãy chọn Mới để thêm thẻ mới. Sau đó thiết lập cấu hình thẻ bằng HTML tùy chỉnh bằng việc nhấp vào biểu tượng Icon chiếc bút. Bây giờ bạn hãy dán đoạn mã JavaScript sau vào thẻ HTML tùy chỉnh để thu thập địa chỉ IP của người dùng như sau: 

<script type=”application/javascript”>

function getIP(json) {

dataLayer.push({“event”:”ipEvent”,”ipAddress” : json.ip});

}

</script>

<script type=”application/javascript” src=”https://api.ipify.org?format=jsonp&callback=getIP”></script>

Ý nghĩa của đoạn mã này là kéo địa chỉ IP của khách truy cập thông qua API của ipify.org để nhận được địa chỉ IP miễn phí. Sau đó chuyển địa chỉ này vào dalalayer để Google Tag Manager đọc.

Bước 2: Cài đặt Trigger

Sau khi thêm mã JavaScript vào phần Tag thì địa chỉ IP của người truy cập sẽ được đến website qua API của ipify.org qua APT sau đó được đưa vào datalayer để Google Tag Manager đọc. Để tránh việc thu thập địa chỉ IP nhiều lần và gửi truy vấn API ipify liên tục thì bạn cần thiết lập một Trigger để chỉ thu thập địa chỉ IP một lần. 

Bạn hãy truy cập vào Google Analytics và nhấp vào Trình kích hoạt (Trigger). Sau đó nhấp vào biểu tượng cây bút chì rồi nhấp vào Lượt xem trang. Trigger là một sự kiện kích hoạt Google Analytics thu thập dữ liệu. Bạn có thể chọn kích hoạt là Tất cả các lượt xem trang để thẻ được kích hoạt trên tất cả các trang của website hoặc ứng dụng của bạn. 

Nếu bạn chỉ muốn thẻ được kích hoạt trên một số trang nhất định thì hãy chọn Một số lượt xem trang với điều kiện tùy chỉnh. Ở phần Tiêu chí thì bạn hãy chọn  Một số lượt xem trang và nhập số lượt xem trang mà bạn muốn Google Analytics thu thập dữ liệu. Tiếp đó bạn hãy điền thông tin tùy chỉnh và tên miền của website bạn. Sau đó quay lại Trình kích hoạt rồi bấm Gửi và chọn Xuất bản là xong. 

Bước 3: Tạo Variable

Variable là một biến chứa dữ liệu bạn muốn Google Analytics thu thập. Ở bước thứ 3 trong quy trình tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics này thì bạn cần tạo một Variable chứa địa chỉ IP của khách truy cập. Để thực hiện điều đó thì bạn hãy truy cập vào Google Analytics rồi nhấp vào Biến rồi tạo ra 1 biến mới và đặt tên là Ip Address. Nếu đã tạo biến rồi nhưng muốn biến đó tracking Ip website thì bạn có thể chỉnh sửa bằng việc nhấp vào icon bút chì để thực hiện thao tác tùy chỉnh biến và chọn Biến lớp dữ liệu. Trong khung Tên biến lớp dữ liệu thì bạn nhập ipAddress và các thông tin yêu cầu. 

Bước 4: Kéo IP ra Google Analytics

Ở bước này thì bạn cần tạo hẻ Universal Analytics để đưa dữ liệu IP sang Google Analytics. Trong Trình kích hoạt thì bạn chọn mới rồi nhấp vào icon hình bút chì và chọn Sự kiện tùy chỉnh. Sau đó ở khung Tên sự kiện thì bạn hãy điền ipEvent rồi chuyển sang bước tiếp theo. 

Bước 5: Hiển thị IP trong Google Analytics

Nếu như từ bước 1 đến bước 4 nhằm mục đích thu thập dữ liệu IP người dùng truy cập vào website. Để truy xuất dữ liệu ra Google Analytics để thuận tiện cho việc xem thì bạn cần tạo Thứ nguyên tùy chỉnh để xem trong landing page đó những IP nào vào xem. Cách thực hiện là bạn hãy truy cập vào trang chủ Google Analytics rồi nhấp vào biểu tượng hình bánh răng cưa trong mục Cài đặt. Ở cột bên trái chọn Thứ nguyên tùy chỉnh rồi nhập IP Address vào khung Tên. Khi đó một bảng gồm tên các Thứ nguyên tùy chỉnh sẽ được hiển thị. Trong đó, bạn hãy đặc biệt chú ý đến thứ nguyên nào có chỉ mục là 1.

Bước 6: Thêm thẻ Universal Analytics

Thẻ Universal Analytics này sẽ có chức năng kết nối dữ liệu của chúng lại với nhau. Để hoàn thành việc theo dõi địa chỉ IP truy cập vào website thì bạn cần tạo thẻ Universal Analytics để Trình kích hoạt ở bước 4 có thể trả về IP xem được ở Google Analytics. Ở trong Google Tag Manager thì bạn hãy chọn vào mục Thẻ rồi chọn Mới và nhấp vào Icon chiếc bút chì. Sau đó bạn hãy chọn Google Analytics – Universal Analytics rồi chọn ô Bật cài đặt ghi đè trong thẻ này, ngay bên dưới là ô ID theo dõi. 

Bạn có thể lấy ID bằng cách vào mục Thông tin theo dõi ở cột trái rồi chọn vào Mã theo dõi và sao chép nó ở phần ID theo dõi. Khi nhập ID theo dõi thì bạn hãy chọn Cài đặt khác rồi chọn Thứ nguyên tùy chỉnh và điền đúng thứ nguyên tùy chỉnh với chỉ mục 1. Các thông tin bạn cần quan tâm là giá trị thứ nguyên phải là {{ip Address}} như ở bước 3 và kết nối Thẻ này với Trigger ipEvent đã được kích hoạt ở bước 4. Sau khi thực hiện thì bạn hãy bấm vào nút Gửi rồi chọn Xuất bản là xong. 

Bước 7: Kiểm tra lại cài đặt

Cuối cùng bạn cần kiểm tra xem quá trình theo dõi địa chỉ IP truy cập vào website có thành công hay không. Bằng cách bạn truy cập vào mục Hành vi rồi chọn Tất cả các trang sau đó chọn ngày và vào link cần xem chọn tiếp Thứ nguyên phụ: ipAddress. Lúc này thì bạn có thể lấy được tất cả các địa chỉ IP của người dùng truy cập vào website của mình. Sau khi cài đặt thì bạn cần chờ có người dùng mới truy cập vào trang thì mới có địa chỉ IP. 

Chỉ bằng những thao tác đơn giản thì bạn có thể tracking địa chỉ IP truy cập vào Website bằng Google Analytics nhanh chóng. Với hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì bạn có thể thực hiện thành công biết được nguồn gốc của khách truy cập để triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Tại sao không thể thu thập được địa chỉ IP khách truy cập website bằng Google Analytics? 

Trường hợp này xảy ra là do một số người dùng có thể sử dụng VPN để ẩn địa chỉ IP của họ đi. Khi đó thì Google Analytics sẽ không thể thu thập địa chỉ IP chính xác của họ. Hơn nữa, việc theo dõi và thu thập địa chỉ IP chỉ có hiệu lực đối với các truy cập sau khi bạn đã cài đặt theo dõi. Những trang web có ít lưu lượng truy cập thì việc tổng hợp địa chỉ IP sẽ mất nhiều thời gian hơn. 

Có những công cụ nào có thể theo dõi và báo cáo địa chỉ IP truy cập website? 

Nếu bạn muốn thu thập và lưu trữ dữ liệu địa chỉ IP thì bạn có thể sử dụng một số công cụ như: công cụ landing page, Google Analytics, CRM, công cụ phân tích người dùng (Kissmetrics, Mixpanel), công cụ lưu trữ web và nhật ký. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng thì bạn hãy lựa chọn công cụ phù hợp nhất

5/5 - (1 vote)