Các bước triển khai quy trình marketing hiệu quả 2024

Việc xây dựng quy trình marketing là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình triển khai chiến lược marketing của doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, quảng bá sản phẩm dịch vụ và đạt được mục tiêu kinh doanh. Làm thế nào để triển khai được tiến trình marketing bài bản và đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Optimal Agency khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Quy trình Marketing là gì? 

Quy trình Marketing là gì? 

Là tổ hợp các bước từ nghiên cứu, lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát các hoạt động về tiếp thị sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh. Quá trình này giúp doanh nghiệp định hình được chân dung khách hàng mục tiêu, nhu cầu và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng. 

Tiến trình marketing cần phải được chuẩn bị, lập kế hoạch và thực hiện một cách tỉ mỉ, chi tiết. Khi có quy trình rõ ràng cụ thể thì doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược tiếp thị đảm bảo mọi hoạt động diễn ra theo đúng trình tự. Nó thường bao gồm các công việc như: xác định nhu cầu thị trường, đặt ra mục tiêu về doanh số, phát triển sản phẩm và dịch vụ, triển khai các chiến lược marketing tổng thể cùng theo dõi và điều chỉnh kế hoạch. 

Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng tiến trình marketing cụ thể? 

Việc xây dựng một quy trình marketing đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Một chiến lược tiếp thị cụ thể sẽ giúp bạn xác định mục tiêu, nắm rõ nhu cầu của khách hàng, lập kế hoạch ngân sách và giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tạo ra và thực hiện các kế hoạch marketing một cách tuần tự, đúng với định hướng mục tiêu. Ngoài ra, điều này còn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: 

  • Xác định rõ ràng mục tiêu và cách mà doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đó (hướng đi đúng đắn). 
  • Hiểu rõ được thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Đây là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp có thể đề ra các chiến lược marketing tổng thể hoàn hảo cũng như chi tiết của từng giai đoạn. Bao gồm: ngân sách, các kênh truyền thông sẽ triển khai…
  • Kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện các chiến lược cũng như có những giải pháp cải thiện phù hợp, hiệu quả và kịp thời. 
  • Đặt ra khung thời gian cụ thể, đối chiếu và so sánh các kết quả đã đặt ra trước đó. Đồng thời giúp đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing, truyền thông.
  • Doanh nghiệp dễ dàng xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, cơ hội và thách thức có thể gặp phải. Từ đó doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ cùng nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. 

6 bước xây dựng quy trình marketing chuẩn cho doanh nghiệp

6 bước xây dựng quy trình marketing chuẩn cho doanh nghiệp

Xác định mục tiêu marketing

Là bước đầu tiên và có vai trò quan trọng trong tiến trình marketing vì nó định hình cho cả quá trình thực hiện sau này. Nó được coi như kim chỉ nam giúp doanh nghiệp thực hiện các bước đi tiếp theo trong chiến lược marketing.

Mục tiêu marketing cần phải tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T và được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu marketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá  thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định được nguồn lực và ngân sách cần thiết phù hợp.

Phân tích thị trường mục tiêu

Ở bước này, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động thu thập, xử lý và đánh giá các thông tin có liên quan đến yếu tố như hành vi người dùng, đối thủ cạnh tranh,… Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đưa ra các chiến lược marketing phù hợp đánh trúng tâm lý khách hàng. 

Khi nghiên cứu thị trường doanh nghiệp cần thu thập, nghiên cứu các khía cạnh như: quy mô, xu hướng, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, chi phí… một cách chi tiết và tỉ mỉ. Càng phân tích kỹ lưỡng doanh nghiệp sẽ đưa ra được những bước đi phù hợp, đúng đắn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Xác định phân khúc khách hàng

Từ những kết quả phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh thu được thì bạn sẽ hiểu rõ phần nào về nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bước tiếp theo, cần phải xác định rõ ràng phân khúc mà sản phẩm của bạn nhắm tới. 

Doanh nghiệp cần phải biết được khách hàng mà họ đang hướng tới là ai. Họ thuộc những độ tuổi nào, sở thích, thói quen là gì, họ có thói quen tiếp cận thông tin ra sao cũng như họ có mong muốn gì từ sản phẩm của bạn.

Từ đó mà đưa ra những phương thức, kế hoạch tiếp thị truyền thông phù hợp và có thể tìm ra những thị trường ngách để marketing cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hiệu quả được nguồn nhân lực và ngân sách phù hợp.

Hoạch định chiến lược marketing (Marketing Mix)

Sau khi đã xác định được mục tiêu, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh thì tiếp theo bạn cần hoạch định cho mình một chiến lược marketing phù hợp cho từng thị trường. Trong bản chiến lược này thì bạn cần xác định rõ những việc cần làm cũng những hạn chế và khó khăn gặp phải khi thực hiện để để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và phù hợp với thương hiệu của mình.

Để quá trình tiếp thị diễn ra trơn tru, hiệu quả thì bạn cần thiết lập chiến lược marketing mix. Đây công cụ được doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động quảng bá sản phẩm. Marketing truyền thống sẽ có mô hình 4P bao gồm sản phẩm, giá cả, xúc tiến và phân phối. Hiện tại mô hình marketing mix đã được mở rộng thành 7P với các yếu tố gồm: quy trình, con người và cơ sở vật chất.  

Sản phẩm (Product): Là yếu tố đầu tiên trong hệ thống chiến lược marketing-mix. Đây là yếu tố sẽ cung cấp cho khách hàng về mặt giá trị, chất lượng. Doanh nghiệp giờ đây cần phải thay đổi định hướng sang bán những gì khách hàng cần.

Giá cả (Price): Liên quan trực tiếp đến sức mua của khách hàng, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc thay đổi giá có ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Do đó doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc định giá vừa đảm bảo thu hút được khách hàng nhưng vẫn đạt được doanh thu về thị phần, lợi nhuận.

Kênh phân phối (Place): Xác định kênh phân phối sao cho khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm dễ dàng với mức ngân sách phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Quảng cáo (Promotion): Xác định các thông điệp cụ thể cho thị trường mục tiêu, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Từ đó tiến hành các chiến dịch PR, quảng cáo phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

Quy trình (Process): Xây dựng quy trình cụ thể để tối ưu chi phí và nhân lực. 

Con người (People): Nghiên cứu và tìm hiểu về hành vi, mong muốn của khách hàng thường xuyên để đưa ra những sản phẩm, chiến lược giá và truyền thông phù hợp. Đồng thời doanh nghiệp cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên: Đào tạo, hội nhập, thăng tiến… để hiệu quả công việc đạt được tốt nhất.

Cơ sở vật chất (Physical evidence): Những yếu tố như: phòng trưng bày, đồng phục, bảng hiệu, logo… mang đến những trải nghiệm thực tế cho khách hàng. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và mong đợi của người dùng về thương hiệu.

Xây dựng chiến lược truyền thông 

Chiến lược truyền thông thương hiệu là công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, thông tin sản phẩm đến với khách hàng qua các kênh truyền thông và mạng xã hội. 

Để có một chiến lược truyền thông hiệu quả thì bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu để cụ thể hóa thông điệp một cách thuyết phục. Xây dựng thông điệp muốn truyền tải ngắn gọn nhưng đủ ý nhưng vẫn phải thu hút và đánh vào tâm lý khách hàng. Bạn có thể tiếp cận thông qua nhiều kênh khác nhau như: Facebook, Instagram,… Hãy đo lường bằng cách so sánh hiệu quả đạt được với mục tiêu và đưa ra phương pháp khắc phục.

Lên kế hoạch thực thi và đánh giá

Bước cuối cùng trong tiến trình marketing là lên kế hoạch thực thi. Để có một chiến dịch Marketing hiệu quả, bạn cần đầu tư thời gian, công sức. Đồng thời lên cho mình một bản kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ trong từng giai đoạn để mang lại hiệu quả cao nhất khi kinh doanh. 

Sau khi đã xây dựng được các chiến lược Marketing cụ thể, doanh nghiệp cần phối hợp với các phòng ban khác bắt đầu đi thực thi từ những bước đầu tiên như cải tiến sản phẩm, phân phối… Trong quá trình thực hiện thì cần phải thường xuyên theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả để có phương án khắc phục kịp thời.

Đến đây, bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình marketing và cách thức triển khai quy trình hiệu quả tiết kiệm thời gian và nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi phát triển doanh nghiệp, nâng cao doanh thu tối đa.

Tham khảo thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp 

Khi nào cần xây dựng và triển khai quá trình tiếp thị? 

Quy trình tiếp thị được sử dụng để xây dựng hệ thống đảm bảo kết quả có thể dự đoán được và mọi hành động đều đóng góp trực tiếp vào mục tiêu. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng quy trình này đặc biệt là khi bạn không đạt được kết quả mong muốn. Hoặc bạn tìm cách mở rộng quy mô hoạt động và phát triển doanh nghiệp của mình. 

Làm thế nào để xây dựng tiến trình marketing hiệu quả? 

Để các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu marketing thì quy trình tiếp thị có vai trò rất quan trọng. Nếu muốn triển khai tiến trình này hiệu quả thì bạn cần xây dựng định hướng chiến lược marketing rõ ràng. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về về khách hàng và thị trường. 

Việc thực hiện quy trình này đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Thị trường luôn thay đổi nên các doanh nghiệp cần phải đổi mới các hoạt động marketing của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

5/5 - (1 vote)