Các bước xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp

Xu hướng mua sắm online đang lên ngôi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử phát triển, mở rộng quy mô thị trường. Việc xây dựng website thương mại điện tử là yếu tố tiên quyết giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí quảng cáo. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây của Optimal Agency để nắm được các bước xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp, hiệu quả nhất!

Website thương mại điện tử là gì? 

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử thì website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được sử dụng để phục vụ cho quá trình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Từ việc trưng bày giới thiệu sản phẩm đến giao kết hợp đồng, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. 

Hiểu đơn giản, website thương mại điện tử là cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời cho phép khách hàng và doanh nghiệp mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau. Ngày nay, website thương mại điện tử trở thành công cụ để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu cùng sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận khách hàng mục tiêu nâng cao doanh số bán hàng. 

Nhiều người thường hiểu nhầm website thương mại điện tử là website bán hàng. Thực tế là nó có khác biệt hoàn toàn và website bán hàng chỉ là 1 trong số 2 loại hình của trang web thương mại điện tử. Nếu như website thương mại điện tử sẽ tập trung vào việc bán một loại hàng hóa cụ thể mà người bán hàng cung cấp. Website bán hàng là chỉ các trang do tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ cho việc bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của chính mình mà không bán sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp khác. 

Những lợi ích khi thiết kế website thương mại điện tử

Với việc áp dụng các bước xây dựng website thương mại điện tử thì doanh nghiệp sẽ có được trang web phục vụ cho quá trình mua sắm hàng hóa trực tuyến và cung cấp dịch vụ. Đặc biệt là những lợi ích website thương mại điện tử mang đến cho doanh nghiệp như sau: 

Những lợi ích khi thiết kế website thương mại điện tử

Tiết kiệm chi phí 

Nếu sở hữu một website thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, cửa hàng để trưng bày hàng hóa cũng như bán hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê nhân viên bán hàng. Khi kinh doanh trực tuyến thông qua website thương mại điện tử thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với kinh doanh cửa hàng truyền thống hay bán hàng trên bất cứ nền tảng nào. Mặt khác, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, quy mô thị trường dễ dàng hơn. 

Tiếp cận khách hàng và bán hàng mọi lúc, mọi nơi

Bằng việc thiết kế website thương mại điện tử thì doanh nghiệp có thể xóa bỏ rào cản tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi mà không bị giới hạn. Không chỉ tiếp cận với lượng lớn khách hàng mà website thương mại điện tử còn giúp tạo dựng sự tin tưởng và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Website thương mại điện tử giúp người mua tiết kiệm thời gian mua sắm hàng hóa và người bán có thể bán hàng 24/7, nâng cao doanh thu tối đa.

Xây dựng uy tín thương hiệu 

Khi tạo website thương mại điện tử thì doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ và đưa những giá trị nổi bật của doanh nghiệp đến khách hàng. Một website được thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng giúp khách hàng được trải nghiệm tốt nhất. Khi đó khách hàng sẽ có được sự tin tưởng và hài lòng hơn với doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, bạn hãy đăng ký website với Bộ Công Thương để nâng cao giá trị về thương hiệu giúp đem lại doanh thu cao hơn.

Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị

Thông qua việc cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ cùng những đánh giá tích cực của khách hàng sau khi mua và sử dụng sản phẩm thì doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của mình. Với một website tạo dựng được sự uy tín với khách hàng và doanh nghiệp cung cấp nhiều ưu đãi sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Điều này góp phần vào việc tăng cường hoạt động quảng bá, tiếp thị trên Internet giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng, thúc đẩy doanh số và lợi nhuận tối đa. 

Những yếu tố quan trọng cần có ở website thương mại điện tử

Trước khi áp dụng các bước xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp thì doanh nghiệp cần xác định những tính năng cần có ở loại website này. Bằng việc xây dựng website với đầy đủ các tính năng này sẽ giúp doanh nghiệp vận hành dễ dàng, đạt hiệu suất cao và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, tăng sự trung thành.  

Thân thiện với người dùng và thiết bị di động 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy để website có tỷ lệ chuyển đổi cao thì cần đảm bảo sử dụng dễ dàng, hỗ trợ việc mua hàng nhanh chóng, tiện lợi để không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng. Hơn nữa, hầu hết các giao dịch mua sắm thường diễn ra trên thiết bị di động. Vì vậy, khi thiết kế website thương mại điện tử thì bạn cần phải đảm bảo giao diện thân thiện với người dùng và các thiết bị di động dùng. Hãy trang bị thêm các tính năng tìm kiếm sản phẩm, xây dựng điều hướng trực quan và thiết kế bộ lọc so sánh. 

Hiển thị những sản phẩm Cross-sell và Up-sell

Đa số doanh thu mà doanh nghiệp có được đến từ khách hàng cũ nhiều hơn khách hàng cũ. Để khai thác tiếp tiềm năng mua thêm hoặc quay trở lại mua hàng của khách hàng cũ giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số và lợi nhuận thì hãy tận dụng tính năng Cross-sell và Up-sell. Bạn hãy hiển thị các sản phẩm Cross-sell và Up-sell vào thời điểm quan trọng khi khách hàng thêm vào giỏ hàng hoặc nhấn nút thanh toán để đẩy mạnh doanh thu bán hàng. 

Thêm danh sách yêu thích 

Với tính năng danh sách yêu thích thì khách hàng có thể lưu lại những sản phẩm yêu thích nhưng chưa đủ điều kiện mua hàng. Ở những lần truy cập trang web sau đó khi đã đủ động lực và điều kiện chốt đơn thì họ có thể dễ dàng mua sản phẩm đó hơn. Tính năng danh sách yêu thích giúp website thương mại điện tử của doanh nghiệp có tỷ lệ người dùng quay lại và mua hàng nhiều hơn. 

Hiển thị đánh giá của người dùng

Khi đưa ra quyết định mua hàng thì người dùng thường đọc các đánh giá, phản hồi của những khách hàng đã mua hàng trước đó. Khoảng 57% người dùng sẽ chốt đơn khi sản phẩm, dịch vụ được đánh giá 4/5 sao trở lên. Vì vậy, doanh nghiệp nên triển khai các dịch vụ hỗ trợ đánh giá để có được những bài review chân thực nhất giúp thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua hàng nhanh chóng. 

Các tùy chọn thanh toán nâng cao 

Để hoàn tất giao dịch thì khách hàng cần phải thực hiện việc thanh toán đơn hàng. Doanh nghiệp khi thiết kế website thương mại điện tử cần cung cấp nhiều hình thức thanh toán khác nhau để đơn hàng được khách hàng dễ dàng hoàn thành đơn hàng. Đồng thời nâng cao trải nghiệm cho người dùng và thúc đẩy họ quay lại mua sắm nhiều lần sau. Một số hình thức thanh toán phổ biến hiện nay là: thẻ tín dụng, Mobile Banking, ví điện tử,… 

Cung cấp thông tin vận chuyển

Một tính năng nữa mà doanh nghiệp cần có khi thiết kế website thương mại điện tử đó là cung cấp thông tin chi tiết về hành trình vận chuyển hàng hóa đến khách hàng. Bao gồm: khoảng thời gian hàng được giao đến, quá trình di chuyển của đơn hàng,…

Bên cạnh đó, bạn đọc hãy tham khảo thêm bài viết liên quan khác như 10 xu hướng thương mại điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay.

Các bước xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả

Các bước xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả

Hiểu rõ thị trường và xác định mục tiêu thiết kế

Để bắt đầu quá trình triển khai từng chi tiết cụ thể của website thương mại điện tử thì doanh nghiệp cần nắm rõ tình hình kinh doanh trên thị trường, chiến lược thiết kế website của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời tiến hành nghiên cứu xu hướng mua sắm, nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tiếp đó bạn cần phải xác định được mục tiêu thiết kế website thương mại điện tử là gì và những lợi ích mà nó mang lại. 

Khi hiểu rõ thị trường thì doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược kinh doanh, thiết kế website thương mại điện tử nổi bật và thu hút phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Còn nếu xác định được mục tiêu thiết kế thì sẽ đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu và mang lại hiệu quả cao nhất.

Lựa chọn tên miền phù hợp với doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên lựa chọn tên miền phù hợp với website doanh nghiệp cùng sản phẩm và dịch vụ khi bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử. Hãy lựa chọn một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ có tên doanh nghiệp hoặc phản ảnh sản phẩm, dịch vụ. Bởi bạn sẽ không thể thay đổi khi đã chọn bởi nó sẽ gắn liền vĩnh viễn với website của bạn. 

Lên kế hoạch xây dựng website thương mại điện tử

Nếu đã lựa chọn được tên miền phù hợp thì doanh nghiệp cần lên kế hoạch tạo dựng website thương mại điện tử. Dựa trên việc xem những yếu tố: số lượng sản phẩm bán trên trang, các tính năng càn có, hành trình mua hàng trên website,… Thông qua đó thì doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch rõ ràng giúp thiết kế website chuẩn với mục tiêu đặt ra. 

Chọn logo và giao diện cho website

Tiếp theo doanh nghiệp cần chọn logo và giao diện phù hợp cho website thương mại điện tử. Đối với logo thì bạn nên lựa chọn logo độc đáo, ấn tượng giúp doanh nghiệp có thể trở nên nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh và khách hàng dễ dàng ghi nhớ. Việc lựa chọn logo phù hợp sẽ nâng cao độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Về giao diện của website thương mại điện tử thì doanh nghiệp nên thiết kế tập trung vào tính hiện đại, thu hút và bắt mắt cùng tạo ra sự khác biệt và tối ưu trải nghiệm của người dùng. 

Lựa chọn đơn vị thiết kế website uy tín

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc có được một website thương mại điện tử chất lượng. Bạn có thể tự thiết kế bằng đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Hãy lựa chọn được một đối tác thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp thông qua các tiêu chí: hồ sơ năng lực, thời gian hoàn thành dự án, kinh nghiệm thiết kế, chi phí thiết kế phù hợp với mức ngân sách cho phép. 

Đăng ký và hoàn thiện các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật

Theo quy định hiện hành của Bộ Công Thương, mọi website thương mại điện tử cần phải thực hiện việc thông báo hoặc đăng ký website theo quy định. Bạn cần phải đảm bảo có đầy đủ giấy tờ kinh doanh theo quy định của pháp luật nếu website thuộc sở hữu của một doanh nghiệp. Quá trình thực hiện thủ tục sẽ mất nhiều thời gian nên có thể nhờ bộ phận pháp lý nội bộ thực thi hoặc thuê dịch vụ pháp lý.  

Kiểm tra các tính năng của website

Trước khi đưa vào sử dụng thì doanh nghiệp cần kiểm tra các thông tin trên website một cách kỹ lưỡng, tránh xảy ra sai sót. Hơn nữa, bạn hãy kiểm tra các tính năng dành cho khách hàng đã phù hợp hay chưa để đảm bảo mang đến trải nghiệm tốt nhất. 

Vận hành và tối ưu website 

Khi mọi thứ sẵn sàng thì bạn hãy đưa website thương mại điện tử đi vào hoạt động. Để nhiều người biết đến sự tồn tại của website thì doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch quảng bá trên mạng xã hội, Google,… Sau một thời gian vận hành thì doanh nghiệp hãy tiến hành kiểm tra, khắc phục các lỗi và nâng cấp trang web hơn để thu hút nhiều khách hàng mục tiêu và giữ chân khách hàng cũ. 

Với các bước xây dựng website thương mại điện tử chi tiết được chia sẻ trên đây thì các doanh nghiệp có thể áp dụng thành công vào thực tế. Từ đó có được trang web như ý muốn để triển khai hoạt động bán hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cùng tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao nhất. 

Có thể bạn muốn biết:

Câu hỏi thường gặp 

Chi phí xây dựng website thương mại điện tử là bao nhiêu? 

Điều này phụ thuộc vào ngân sách mà mỗi doanh nghiệp có cũng gói dịch vụ lựa chọn. Vì hiện tại có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết kế website thương mại điện tử với nhiều gói dịch vụ và chi phí khác nhau. Do đó, giá cho việc thiết kế website thương mại điện tử sẽ khác biệt. Doanh nghiệp có thể lựa chọn gói thiết kế website trọn gói và theo yêu cầu. Thông thường, chi phí thiết kế trọn gói sẽ tốt hơn so với giá thiết kế theo yêu cầu cụ thể.

Những phương thức thanh toán nào được sử dụng trên website thương mại điện tử? 

Các phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trên website thương điện tử gồm thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán khi nhận hàng, thanh toán qua ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng hoặc qua Paypal,… Tùy thuộc vào mục đích tạo dựng trang cũng như nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau trên website thương mại điện tử. 

5/5 - (1 vote)