Cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads chi tiết

Google Shopping Ads là một trong những hình thức quảng cáo được ưa chuộng nhất hiện nay đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Loại quảng cáo này khả năng thu hút và tiếp cận khách hàng nhanh chóng cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Để hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo này và cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads hiệu quả thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Optimal Agency

Google Shopping Ads là gì?

Là hình thức quảng cáo mua sắm trực tuyến của Google cho phép người dùng tìm kiếm, so sánh và mua sắm sản phẩm ngay trên trang tìm kiếm của Google. Khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm với những từ khóa liên quan thì quảng cáo sẽ xuất hiện với những thông tin về giá bán, hình ảnh sản phẩm, tên cửa hàng,… Nếu người dùng nhấp vào quảng cáo thì họ sẽ được chuyển đến trang sản phẩm trên website của doanh nghiệp. 

Về cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads sẽ dựa trên Google Ads và Google Merchant Center. Trong đó Google Merchant Center là nguồn dữ liệu sản phẩm chứa tất cả thông tin chi tiết sản phẩm được sắp xếp theo định dạng của Google. Còn Google Ads là nơi triển khai các chiến dịch quảng cáo mua sắm trực tuyến. Bạn có thể điều chỉnh giá thầu, chi phí và tối ưu hóa quảng cáo theo hành vi của người dùng. 

Khác với chiến dịch Google Ads thông thường thì quảng cáo mua sắm Google sẽ lấy thông tin chi tiết về sản phẩm qua Google Merchant Center. Từ đó tự động xác định thời điểm, cách thức và vị trí quảng cáo sẽ xuất hiện. 

Dựa trên dữ liệu sản phẩm trên Google Merchant Center thì nhà quảng cáo tạo chiến dịch quảng cáo Google Shopping. Khi đó, Google Shopping Ads sử dụng nguồn cấp dữ liệu sản phẩm, trang web và giá thầu của doanh nghiệp để xác định các tìm kiếm kích hoạt quảng cáo. Mục tiêu là tăng khả năng hiển thị sản phẩm phù hợp với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh nghiệp. 

Khi khách hàng tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ thì quảng cáo Google Shopping có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google hoặc trên cùng bên phải trang kết quả tìm kiếm. Về chi phí quảng cáo sẽ được tính dựa trên mỗi lần nhấp chuột và mỗi lần thực hiện hành động. 

Lợi ích khi chạy quảng cáo Google Shopping

Lợi ích khi chạy quảng cáo Google Shopping 

So với các loại hình Google Ads thông thường thì Google Shopping Ads sở hữu nhiều ưu thế nổi trội hơn. Bằng cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads thì doanh nghiệp có thể nhận được những lợi ích như sau: 

Hiển thị trực quan và thu hút hơn

Đối với quảng cáo Google Shopping, nội dung được hiển thị một cách trực quan với hình ảnh hấp dẫn. Thay vì sử dụng văn bản để mô tả sản phẩm thì quảng cáo Google Shopping sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao. Điều này không chỉ giúp quảng cáo của doanh nghiệp trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Tiếp cận khách hàng tiềm năng chất lượng cao

Vì quảng cáo chứa những thông tin về sản phẩm: tên, hình ảnh, giá bán cùng trang đích,… Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm mong muốn nhanh chóng, so sánh và đưa ra quyết định sáng suốt. Điều này giúp doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin với khách hàng và thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng nhanh chóng. 

Dễ dàng quản lý chiến dịch tập trung vào hoạt động bán lẻ

Thay vì sử dụng từ khóa, bạn có thể quản lý chiến dịch bằng việc sử dụng các thuộc tính sản phẩm đã xác định trong nguồn cấp dữ liệu của Google Merchant Center. Bạn có thể theo dõi danh mục sản phẩm trực tiếp trong Google Ads và có thể tạo nhóm sản phẩm cho các mặt hàng mà bạn muốn đặt giá thầu.

Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR)

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy quảng cáo Google Shopping có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn các loại quảng cáo thông thường. Bởi thông tin về sản phẩm quảng cáo được hiển thị đầy đủ, chi tiết từ đó làm tăng tỷ lệ nhấp chuột khi người dùng có nhu cầu. Điều này mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Vì khi tỷ lệ nhấp chuột tăng thì chi phí trên mỗi nhấp chuột giảm giúp tăng ROI. 

Hiển thị tốt hơn trên thiết bị di động

Những quảng cáo Google Shopping được thiết kế tối ưu với thiết bị di động. Khi đó các sản phẩm quảng cáo sẽ hiển thị ở ngay đầu kết quả tìm kiếm nếu sử dụng thiết bị di động. Điều này giúp quảng cáo được tối ưu hơn và tăng tỷ lệ nhấp vào quảng cáo. 

Nâng cao độ diện thương hiệu 

Khi truy vấn tìm kiếm của người dùng phù hợp với Google Shopping Ads thì quảng cáo sẽ xuất hiện nhiều hơn trong cùng một lượt tìm kiếm. Khi đó, quảng cáo mua sắm và quảng cáo văn bản có thể xuất hiện đồng thời cùng lúc. Điều này làm tăng khả năng tiếp cận khách hàng cho cùng một nội dung tìm kiếm và gia tăng sự nhận diện thương hiệu. 

Tiết kiệm thời gian và công sức 

Nếu bạn có nhiều sản phẩm thì việc xây dựng một chiến dịch Google Ads sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, với Google Shopping thì bạn chỉ cần cung cấp tiêu đề, thuộc tính và mô tả sản phẩm chính xác còn những phần còn lại thì Google sẽ đảm nhiệm. Điều này giúp tối ưu thao tác triển khai chiến dịch quảng cáo và giúp tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, Google Shopping còn tự động cập nhật dữ liệu bạn đã thay đổi trên Google Merchant nhằm đảm bảo sự chính xác.

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads

Điều kiện chạy quảng cáo Google Shopping

Để chạy quảng cáo mua sắm Google thì website của doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 

  • Trang web phải có chức năng E-commerce gồm giỏ hàng, thông tin sản phẩm, mua hàng và thanh toán.
  • Chính sách thanh toán, vận chuyển đổi trả, hoàn hàng và bảo hành sản phẩm rõ ràng. 
  • Website được cài đặt với chứng chỉ SSL hoặc có đường dẫn trang bảo mật dạng https://domain.com.

Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping chi tiết 

Việc triển khai chiến dịch quảng cáo mua sắm trên Google khá đơn giản theo các bước sau đây. Bạn có thể tham khảo: 

Bước 1:  Đăng ký Google Merchant Center

Bạn truy cập vào trang Google Merchant Center: https://www.google.com/retail/ rồi chọn vào Đăng ký. Tiếp đó nhập các thông tin chi tiết để tạo tài khoản với Google như vị trí, tên doanh nghiệp, website,… Trong mục About your business, bạn hãy điền đầy đủ thông tin trong tài khoản Merchant Center. Bao gồm: tên doanh nghiệp, Url website, địa chỉ doanh nghiệp và thông tin liên hệ.  

Bước 2: Xác thực website

Ở trên trang Thông tin doanh nghiệp trong tab Trang web thì Google sẽ đề xuất 4 phương pháp để xác minh tài khoản Google Merchant Center với chủ sở hữu của trang web. Hầu hết mọi người thường lựa chọn cách copy thẻ HTML dán vào code trong phần đầu tiên trên trang chủ của website. Tiếp đó chọn Xác minh Url để hệ thống gửi Url đến Google Search Console và tiến hành xác minh. Google sẽ xác minh Url trang web trong vòng 20 – 30 phút.

Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu

Để tạo nguồn cấp dữ liệu thì bạn hãy vào mục Sản phẩm rồi chọn Nguồn cấp dữ liệu. Sau đó nhấp vào biểu tượng dấu (+) để tạo mới nguồn cấp dữ liệu cho quảng cáo Google Shopping. Bạn có thể tạo nguồn cấp dữ liệu theo 1 trong 4 cách sau: nạp qua trang tính Excel, tìm nạp theo lịch trình, tải lên nguồn cấp dữ liệu, cổng kết nối API nội dung. 

Bước 4: Liên kết tài khoản Google Ads với Merchant Center

Tại trang Google Merchant Center thì bạn hãy nhấp vào biểu tượng hình bánh răng ở góc bên phải. Bạn chọn vào Tài khoản đã liên kết rồi nhấp vào Liên kết tài khoản. Tiếp đó bạn hãy truy cập vào tài khoản Google Ads để lấy ID tài khoản. Sau đó quay lại trang Google Merchant Center rồi vào mục Liên kết tài khoản. 

Bây giờ bạn hãy nhấn Paste mã ID tài khoản Google Ads vào ô ID khách hàng Google Ads rồi nhấn Gửi yêu cầu liên kết. Sau khi gửi yêu cầu từ Merchant Center, bạn cần chấp nhận yêu cầu kết nối từ tài khoản Google Ads. Kế tiếp truy cập tài khoản Google Ads rồi đi tới phần Tài khoản đã liên kết rồi kéo xuống phần Google Merchant Center. Bạn nhấn vào Chi tiết rồi chọn Approve để chấp nhận yêu cầu liên kết.

Bước 5: Cài đặt chiến dịch Google Shopping

Bạn đăng nhập vào tài khoản Google Ads rồi chọn vào tab Chiến dịch rồi chọn vào Tạo chiến dịch. Tiếp đó bạn hãy đặt tên cho chiến dịch rồi chọn mục tiêu chiến dịch và chọn Loại chiến dịch là Mua sắm. 

Sau đó, nhấn vào chọn tài khoản Merchant Center vừa tạo ở trên để thiết lập quảng cáo. Bạn chọn Chiến dịch mua sắm chuẩn hoặc Chiến dịch mua sắm thông minh tùy vào mục đích và phương pháp chạy quảng cáo.

Đến đây, bạn hãy cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo gồm đặt tên chiến dịch, chọn chiến lược giá thầu, thiết lập ngân sách và chọn vị trí hiển thị quảng cáo. Hoàn thành thiết lập thì bạn chọn vào Lưu lại và chờ 3 – 5 ngày để Google duyệt quảng cáo.

Với những hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì bạn đã nắm được cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads rồi chứ. Mong rằng bạn có thể áp dụng thành công và triển khai được chiến dịch hiệu quả giúp nâng cao doanh số, tối đa hóa lợi nhuận. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Chi phí chạy quảng cáo Google Shopping Ads là bao nhiêu?

Không có một con số cụ thể nào về mức phí chạy quảng cáo Google Shopping bởi nó phụ thuộc vào ngân sách của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có có nguồn vốn lớn thì có thể đầu tư nhiều ngân sách cho quảng cáo và ngược lại. Thông thường chi phí quảng cáo Google Shopping thường được tính theo lượt nhấp chuột (CPC) hoặc chi phí trên mỗi hành động (CPA). 

Những đối tượng nào nên chạy quảng cáo Google Shopping? 

Quảng cáo Google Shopping là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp kinh doanh online dù là thương mại điện tử hoặc bán lẻ có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu, nâng cao doanh số bán hàng. Tuy nhiên, khi đầu tư vào quảng cáo để đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng. Đảm bảo thông tin sản phẩm chính xác và nhất quán trên Merchant Center và website. Cung cấp giá cả và chi phí vận chuyển chính xác, trang web cần được tối ưu thân thiện với thiết bị di động, hình ảnh rõ nét và có độ phân giải cao,…

5/5 - (1 vote)