10 Cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, việc giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng là một trong những thách thức quan trọng phải đối mặt. Sự gia tăng tỷ lệ bỏ giỏ hàng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, lợi nhuận cùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người dùng. Bài viết dưới đây, Optimal Agency sẽ gợi ý cho một cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử hiệu quả. Hãy tham khảo ngay!

Tỷ lệ bỏ giỏ hàng là gì? 

Từ bỏ giỏ hàng là tình trạng khách hàng đã cho sản phẩm vào giỏ hàng nhưng lại không đi tới bước đặt mua, thanh toán và hoàn thành giao dịch. Tình trạng bỏ giỏ hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh. 

Trong kinh doanh online, việc từ bỏ giỏ hàng là vấn đề dễ phát sinh và khá nan giải đối với các nhà tiếp thị khi đi tìm phương án giải quyết. Vấn nạn thoát trang, tỷ lệ nhấp vào các kênh giảm hay từ bỏ giỏ hàng,… ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn phản ảnh trải nghiệm mua sắm không tốt của khách hàng. 

=>Tỷ lệ bỏ giỏ hàng hay Cart Abandonment Rate thể hiện % số khách hàng đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không thực hiện việc đặt mua, thanh toán để hoàn tất quá trình mua sắm. Tình trạng này xảy ra phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh online. Do đó việc biết cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử là điều cần thiết. 

Công thức tính tỷ lệ bỏ giỏ hàng = 1 – ( Tổng số lượng đơn hàng hoàn thành / Tổng số lượng giỏ hàng được tạo) x 100% 

Vì sao tỷ lệ bỏ giỏ hàng trên website bán hàng tăng cao?

Vì sao tỷ lệ bỏ giỏ hàng trên website bán hàng tăng cao? 

Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ bỏ giỏ hàng tăng cao đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử: 

Giá thành sản phẩm quá cao

Khi mua sắm online, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh giá cả sản phẩm trên các gian hàng khác nhau. Vì vậy, nếu giá sản phẩm trên website của bạn quá cao và không phù hợp với chất lượng sản phẩm. Khi đó, khách hàng sẽ từ bỏ giỏ hàng và tìm kiếm, mua sản phẩm trên gian hàng khác với giá tốt hơn. 

Chi phí vận chuyển cao và thời gian kéo dài

Việc phải chi trả một khoản phí vận chuyển là điều mà mọi khách hàng đều không muốn. Kết hợp với thời gian giao hàng dài, thời gian chờ quá lâu cũng là một cản trở không nhỏ. Điều này khiến khách hàng không đủ kiên nhẫn và không muốn tiếp tục đặt hàng. Đây cũng là một trong nguyên nhân khiến tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng trên website thương mại điện tử tăng. 

Quá trình thanh toán phức tạp

Khi quyết định mua hàng thì khách hàng luôn muốn thực hiện việc thanh toán nhanh chóng để có thể nhận được hàng sớm nhất. Do đó, nếu phải mất quá nhiều thời gian để biểu mẫu dài dòng hoặc thực hiện các bước thanh toán phức tạp sẽ khiến khách hàng chán nản và muốn từ bỏ giỏ hàng. Bạn cần tìm cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử của mình. 

Chính sách bảo hành thiếu minh bạch

Nếu gian hàng thương mại điện tử của bạn không cung cấp chính sách bảo hành rõ ràng thì khách hàng sẽ không yên tâm khi mua sắm. Đặc biệt khi chính sách bảo hành, đổi trả kém khiến khách hàng lo lắng khi sản phẩm lỗi họ không được đổi trả hoặc bảo hành. Điều này làm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng tăng. 

Tính bảo mật kém

Rất nhiều khách hàng từ bỏ quá trình mua sắm vì cảm thấy không được an toàn. Bởi họ lo lắng những thông tin cá nhân của mình như địa chỉ, tên tuổi, số điện thoại,… có thể bị sử dụng cho các mục đích xấu như lừa đảo. Đây là nguyên nhân khiến khách hàng không mua hàng tại gian hàng của bạn. 

Có quá ít tùy chọn thanh toán

Mỗi khách hàng thường sử dụng phương thức thanh toán chính được cho là thuận tiện và phù hợp nhất. Nếu website bán hàng của bạn có ít tùy chọn thanh toán sẽ gây cản trở cho khách hàng và khiến họ từ bỏ ý định mua hàng.  

Không rõ ràng trong các khoản phí

Sự mập mờ giữa các khoản chi phí được nhiều đơn vị kinh doanh thương mại điện tử áp dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm nhiều. Việc cộng thêm các khoản phí phụ thu khác khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng và quyết định từ bỏ giỏ hàng. 

Yêu cầu bắt buộc phải đăng ký tài khoản

Có nhiều website bán hàng yêu cầu bắt buộc khách hàng phải đăng ký tài khoản khi tham gia mua sắm. Đây là điều khách hàng không thích bởi họ phải cung cấp thông tin cá nhân. Nếu phải đăng ký tài khoản mới để mua hàng khiến nhiều người từ bỏ quá trình mua sắm. 

Cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử

Cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử

Tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng tăng cao ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Các biện pháp giảm tỷ lệ này được nhiều nhiều tìm kiếm để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số gợi ý chúng tôi đưa ra để khắc phục tình trạng bỏ giỏ hàng bạn hãy tham khảo nhé!

Hiển thị giỏ hàng mọi nơi

Nếu phải quay lại hoặc sang một trang khác đề tìm giỏ hàng hay kiểm tra các sản phẩm khiến khách hàng thấy khó chịu. Khi thiết kế website bán hàng bạn cần chú ý việc đặt giỏ hàng ở nơi khách hàng dễ nhìn thấy. 

Việc hiển thị giỏ hàng ở nhiều nơi sẽ thúc đẩy khách hàng cân nhắc các mặt hàng cần mua, đi tới thanh toán và đặt mua dễ dàng hơn. Đây là cách nhắc nhở khách hàng nhanh chóng hoàn thành đơn hàng, tăng tỷ lệ đơn hàng thành công. 

Tối ưu chi phí và quy trình vận chuyển

Nhiều khách hàng từ bỏ giỏ hàng bởi chi phí vận chuyển quá cao khi mua sắm trực tuyến. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh online thì việc tối ưu chi phí là điều cần thiết. Bạn nên áp dụng mức phí vận chuyển thấp, thời gian được đảm bảo hợp lý đem lại sự hài lòng cho khách hàng để mang tới trải nghiệm mua sắm tốt nhất. 

Hơn nữa, có thể áp dụng các chính sách miễn phí ship cho các đơn hàng lớn để hấp dẫn người dùng. Điều này thúc đẩy quá trình khách hàng đi tới đặt hàng, thanh toán và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 

Đưa ra nhiều tùy chọn thanh toán

Việc đa dạng hóa phương thức thanh toán giúp quá trình thanh toán của khách hàng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn. Khi khách hàng càng có nhiều lựa chọn thanh toán thì quá trình giao dịch mua hàng nhanh hơn. 

Các website bán hàng trực tuyến nên tích hợp nhiều hình thức thanh toán cho khách hàng qua thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ví điện tử,… Khi áp dụng cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử này thì các doanh nghiệp có thể nâng cao doanh số, lợi nhuận.

Làm nổi bật các sản phẩm giảm giá, khuyến mãi

Đây là cách để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng và giảm tỷ lệ bỏ hàng. Bạn có thể áp dụng một số cách như hiển thị rõ giá gốc và giá khuyến mãi của sản phẩm. Giới hạn thời gian áp dụng chương trình khuyến mãi thúc đẩy khách hàng nhanh chóng mua hàng. Đặt các sản phẩm giảm giá, khuyến mại tại các vị trí nổi bật như đầu trang web để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Công khai giá cả rõ ràng cho đơn hàng

Theo nhiều nghiên cứu, việc khách hàng từ bỏ giỏ hàng vì họ phải trả thêm phí khi thanh toán. Để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng thì bạn nên công giá cả minh bạch và hiển thị mức giá cuối cùng ngay khi khách bấm cho vào giỏ hàng. Đồng thời hỗ trợ và giảm chi phí tối đa những phụ phí bên ngoài để khách hàng cảm thấy hài lòng khi mua sắm. 

Đơn giản hóa quá trình thanh toán

Quá trình thanh toán càng đơn giản càng tốt bởi không phải khách hàng nào cũng kiên nhân thực hiện các yêu cầu phức tạp. Do đó, bạn hãy rút ngắn quá trình thanh toán để khách hàng cảm thấy thoải mái khi mua sắm. Điều này giúp tăng số lượng đơn hàng thành công và nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. 

Tăng lượt đánh giá tích cực cho sản phẩm

Những lượt đánh giá của khách hàng trước đó là cách để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng. Việc cung cấp phần đánh giá sản phẩm cho phép người mua hàng đọc lời đánh giá chân thật về sản phẩm, giúp thúc đẩy hành vi mua hàng nhanh chóng. Nếu sản phẩm của bạn thường nhận được đánh giá tích cực thì khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng quảng cáo mạng xã hội để thu hút thêm nhiều lượt đánh giá tích cực. 

Không bắt buộc đăng kí tài khoản

Mặc dù những thông tin khi khách hàng đăng ký tài khoản có thể đem lại cho bạn nguồn dữ liệu khổng lồ và quý giá phục vụ cho hoạt động tiếp thị. Việc đăng ký tài khoản trên website bán hàng nên để khách hàng tự lựa chọn. Điều này tạo ra trải nghiệm mua sắm tuyệt vời, thoải mái cho khách hàng. Bạn có thể khuyến khích khách hàng đăng ký tài khoản bằng cách cung cấp những tiện ích hoặc ưu đãi đặc biệt cho thành viên mới. 

Đầu tư vào chất lượng hình ảnh và nội dung

Với nội dung và hình ảnh sản phẩm trên website bán hàng cần được đầu tư chỉnh chu giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Từ đó tạo dựng lòng tin cho khách hàng về doanh nghiệp và tăng khả năng hoàn tất giao dịch mua sắm. Bạn có thể cung cấp nội dung ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu với ngôn từ hấp dẫn, cung cấp hình ảnh thực tế và mô tả chính xác về sản phẩm,…

Gửi lời nhắc về những sản phẩm chưa được thanh toán

Việc khách hàng từ bỏ giỏ hàng có thể do họ chưa sẵn sàng mua hàng ở thời điểm hiện tại. Bạn hãy gửi nhắc về những sản phẩm chưa được thanh toán là một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng. Khách hàng được gợi nhắc về sản phẩm quan tâm sẽ thúc đẩy khả năng hoàn tất giao dịch. Bạn có thể gửi lời nhắc nhở về các sản phẩm chưa thanh toán qua email, tin nhắn SMS,…

Trên đây là những cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử mà chúng tôi đã chia sẻ. Mong rằng những thông này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nâng cao doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên việc giảm tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng là một quá trình lâu dài và cần có theo dõi, sự nỗ lực lớn từ doanh nghiệp. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Điều gì có thể khiến một doanh nghiệp thương mại điện tử có tỷ lệ bỏ giỏ hàng cao?

Có nhiều lý do khiến khách hàng từ bỏ giỏ hàng tuy nhiên phổ biến nhất đến từ các chi phí phụ cao. Nó là các chi phí ngoài dự kiến ​​khi khách hàng thêm mặt hàng vào giỏ hàng khiến khách hàng phải suy nghĩ lại việc mua hàng của mình. Một số khách hàng thậm chí sẽ thêm các mặt hàng vào giỏ hàng của họ chỉ để xem tổng số cuối cùng. Một khi họ thấy các khoản phí được thêm vào, họ sẽ ít có khả năng tiếp tục hơn.

Sự khác biệt giữa việc bỏ giỏ hàng và việc bỏ qua thanh toán là gì?

Nếu như bỏ giỏ hàng là khi người mua hàng thêm một mặt hàng cần mua vào giỏ hàng trong khi duyệt nhưng sau đó rời khỏi trang web hoặc ứng dụng mà không hoàn tất việc mua hàng. Còn bỏ qua thanh toán là khi khách hàng đã bắt đầu quá trình thanh toán nhưng không hoàn tất giao dịch.

5/5 - (1 vote)