9 Cách kiểm tra website bị Google phạt chính xác nhất 2024

Nếu bạn thấy website của mình bị sụt giảm traffic nghiêm trọng hoặc bay khỏi top trên công cụ tìm kiếm. Điều đó có thể do Google đang áp dụng hình phạt với trang web của bạn do vi phạm những nguyên tắc, tiêu chuẩn của họ. Trong bài viết này, Optimal Agency sẽ chia sẻ đến bạn cách kiểm tra website bị Google phạt nhanh chóng và chính xác. Đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục khi website bị Google phạt. 

Website bị Google phạt là gì? 

Hay còn gọi là Google Penalty là hình phạt mà Google đưa ra khi website vi phạm luật. Khi nhận được hình phạt của Google, một phần hoặc toàn bộ trang web của bạn không hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google và rớt hạng đột ngột trên SERPs. 

Điều này xảy ra do Google phát hiện bạn đang spam hoặc thao túng Google bằng bất kỳ cách nào như tối ưu từ khóa quá mức,… Khi bị Google phạt thì website của bạn dường như đóng băng và mất giá trị. Để lấy lại sự tin tưởng cần thực hiện nhiều hành động và mất rất nhiều thời gian thậm chí rất khó đạt được kết quả như lúc ban đầu.

Một website khi bị Google phạt thường có những dấu hiệu như các từ khóa bị rớt top trầm trọng, lưu lượng truy cập bị sụt giảm bất thường và nhanh chóng. Tên website của bạn không còn trên bảng xếp hạng, số lượng bài viết index bị giảm mạnh, tốc độ index cũng lâu hơn. Hơn nữa, chỉ số Pagerank bị giảm sâu do ảnh hưởng từ hệ thống backlink,…

Án phạt của Google có 2 loại chính với mức phạt cùng cách xử lý khác nhau. Hình phạt thủ công xuất phát từ những người đánh giá chất lượng của Google. Tức là bạn làm điều gì mờ ám để cố gắng tăng thứ hạng của website thì có thể bị Google phạt. Thường bạn sẽ nhận được email thông báo về lỗi và có thể khắc phục nhanh chóng. 

Những hình phạt thuật toán của Google đặt ra để áp dụng với các trang web có chất lượng thấp và không đáp ứng được những thuật toán đó. Nhà quản trị website sẽ không nhận được bất kỳ thông báo nào khi bị Google phạt. Điều đó nghĩa là bạn cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để kiểm tra và xác định án phạt của mình. 

Cách kiểm tra website bị Google phạt chính xác

Cách kiểm tra website bị Google phạt chính xác

Mọi hình phạt mà Google đưa ra đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của website. Do đó, doanh nghiệp cần phải phát hiện xem trang web của mình có bị phạt không và đưa ra phương án khắc phục phù hợp: 

Sử dụng Google Search Console

Bạn có thể kiểm tra bất kỳ cảnh báo hoặc thông báo nào từ Google về việc website của bạn có bị phạt không. Hãy đăng nhập vào tài khoản Google Search Console rồi đi đến phần Bảo mật và thao tác thủ công ở thanh công cụ bên trái rồi chọn vào Thao tác thủ công. Khi đó, bạn hãy kiểm tra xem màn hình chính có thông báo của Google không. 

Lưu ý: Nếu website của bạn bị phạt thuật toán thì bạn sẽ không thấy được thông báo phạt trong Google Search Console.

Kiểm tra Traffic qua Google Analytic

Nếu bạn thấy lưu lượng truy cập trang web giảm đáng kể hoặc có sự suy giảm đột ngột thì có thể do Google phát hiện có hành vi gian lận và phạt website đó. Lúc này bạn cần kiểm tra xem Google có cập nhật thuật toán mới nào gần đây không rồi vào kiểm tra lại traffic của website trong Google Analytic từ thời điểm cập nhật xong thuật toán đó. Nếu website bị Google phạt thật thì bạn cần tìm hiểu kỹ về thuật toán mới đó và chỉnh sửa cho phù hợp. 

Kiểm tra Index trên Google

Bạn có thể truy cập vào Google và tìm kiếm theo cú pháp “site:domain”. Kết quả sẽ hiển thị tất cả các Url trong trang web của bạn mà Google đã Index. Nếu không có Url nào xuất hiện hoặc số lượng Url giảm đột ngột thì trang web của bạn đã bị phạt và Google đã xóa index bài viết trên trang. Vậy phải tìm ra cách để Google index nhanh nhất. Đây cũng là một trong những cách kiểm tra website bị Google phạt đơn giản.

Kiểm tra Google PageRank

PageRank (PR) là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá website dựa trên Backlink. Bạn có thể kiểm tra chỉ số này bằng cách truy cập vào link: https://checkpagerank.net/check-page-rank.php rồi nhập domain của mình vào ô trống. Nếu PR giảm đột ngột thì có thể là website của bạn đã bị Google Penalty. 

Sử dụng Tool SEO

Để đánh giá tình trạng hoạt động của website cùng kiểm tra các chỉ số thì bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs, Semrush, MOZ,… Các chỉ số quan trọng mà bạn cần chú ý khi sử dụng Ahrefs là DR (Domain Rating) và UR (URL Rating), backlinks và Referring Domains. Nếu các chỉ số này ổn định và không có biến động đáng kể thì bình thường. Còn nếu các chỉ số này tăng giảm đột ngột thì có thể website của bạn đang bị Google phạt. 

Kiểm tra Hosting

Có 2 lý do khiến website bạn bị Google phạt là hosting bị hết hạn và bị đầy dung lượng hosting.

Để kiểm tra xem hosting có bị hết hạn hay không bạn hãy đăng nhập vào hosting rồi nhấp vào Services và chọn My service sau đó sẽ có khung ngày hết hạn hoặc gia hạn thêm. Lưu ý check mail thường xuyên bởi nhà cung cấp thường gửi mail nhắc nhở gian hạn trước 15-30 ngày hết hạn.

Mỗi gói hosting sẽ cung cấp một dung lượng nhất định và khi dung lượng hosting bị đầy khiến website của bạn chậm chạp, tốc độ tải trang chậm. Để kiểm tra dung lượng hosting thì bạn hãy đăng nhập vào quản trị hosting rồi nhấp vào Resource Usage góc tay phải để kiểm tra dung lượng.

Check danh sách đen của Google

Có một số trang web không an toàn bị liệt vào danh sách đen của Google. Để kiểm tra xem trang web của bạn có bị liệt vào danh sách đó không thì bạn hãy truy cập vào link: https://transparencyreport.google.com/safe-browsing/search. Sau đó nhập domain của bạn vào mục Check site status rồi nhấn Enter để nhận kết quả. 

Kiểm tra lỗi trùng lặp nội dung 

Nếu nội dung bị copy hay sử dụng các công cụ tạo nội dung tự động thì nguy cơ cao là website của bạn đã phải đối mặt với các mức phạt từ Google. Hơn nữa, các bài viết trên trang web sơ sài, nội dung không chất lượng và mang đến giá trị cho người đọc rất dễ vi phạm các nguyên tắc của Google. 

Các thuật toán của Google không ngừng được nâng cấp để phát hiện và lọc ra các website kém chất lượng để mang đến kết quả tốt nhất cho người dùng. Nếu muốn xem nội dung có bị Google bỏ qua do trùng lặp hay không bạn hãy thêm &filter=o vào cuối những Url của bài viết của mình và tìm kiếm trên Google. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ check đạo văn như copyscape.com, spineditor.com,…

Kiểm tra file robots.txt

File robots.txt là một tập tin văn bản đơn giản có dạng .txt. Tệp này là một phần của Robots Exclusion Protocol (REP) chứa một nhóm các tiêu chuẩn web quy định cách robot web thu thập dữ liệu trên web, truy cập, index nội dung và cung cấp nội dung đó cho người dùng. Đồng thời đảm bảo rằng website của bạn sẽ được thu thập và lập chỉ mục. 

Bằng cách sử dụng trình kiểm tra file robots.txt bạn sẽ biết được các tệp robots.txt của bạn có chính xác. Nếu phát hiện có vấn đề hãy nhanh chóng gỡ bỏ và sửa lại ngay. Đồng thời hãy kiểm tra các thẻ Meta robots có được đặt Noindex hay Nofollow hay chưa.

Nguyên nhân website bị Google phạt và cách khắc phục 

Nguyên nhân website bị Google phạt và cách khắc phục 

Sau khi biết cách kiểm tra website bị Google phạt thì hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân và cách khắc phục. Có nhiều lý do khiến website bị Google phạt nhưng chủ yếu đến từ việc vi phạm điều luật và thuật toán của Google. Thường nhiều website bị nhận hình phạt từ Google sau những lần cập nhật thuật toán mới để cải thiện chất lượng và xử lý các trang web kém chất lượng và lách luật. 

Spam

Đây là lỗi nghiêm trọng khi website của bạn vi phạm những quy tắc chất lượng của Google: sao chép nội dung của trang web khác, nội dung sơ sài, kém chất lượng hay sử dụng các kỹ thuật che dấu với mục đích nâng cao thứ hạng website. Hoặc bạn muốn tăng số lượng nội dung và traffic cho website nhanh chóng nhưng không muốn sáng tạo nội dung. 

Để khắc phục tình trạng này bạn nên dừng ngay những hành động này lại và sửa chữa bằng cách xây dựng kế hoạch sáng tạo nội dung chất lượng mang đến nhiều giá trị cho người đọc. Bên cạnh đó tiến hành chỉnh sửa lại các kỹ thuật spam và yêu cầu Google xem xét lại. 

Content trùng lặp 

Rất nhiều SEOer vì muốn tăng số lượng nội dung được Index trên trang hay làm dày nội dung cho trang web đã sao chép nội dung của những trang web khác cùng chủ đề. Với lỗi trùng lặp nội dung này thì hình phạt mà Google đưa ra là xếp hạng của trang web có thể bị ảnh hưởng. Trang web hoàn toàn có thể bị xóa khỏi chỉ mục Google và trang web sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. 

Giải pháp cho vấn đề này là bạn nên sáng tạo nhiều nội dung mới cho website của mình. Hãy cố gắng đầu tư vào các nội dung chất lượng mang đến nhiều giá trị cho người đọc được xuất bản trên website. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lại tất cả các nội dung bằng các công cụ check đạo văn và chỉnh sửa lại. 

Liên kết không tự nhiên tới website

Để tối ưu SEO Web cũng như tăng thứ bậc của website trên trang kết quả Google. Nhiều SEOer chấp nhận trao đổi, mua bán liên kết với nhau nhau nhằm tăng hạng từ khóa và PageRank cho website. Điều này đồng nghĩa với Google sẽ để ý đến bạn và đương nhiên bạn sẽ nhận hình phạt từ Google.

Nếu bạn bị Google phạt do nguyên nhân này thì hãy dừng việc mua bán và trao đổi link không tự nhiên này. Thay vào đó bạn lên lập kế hoạch để xây dựng hệ thống backlink hiệu quả cho trang của mình. 

Backlink có một vai trò rất quan trọng đối với việc tối ưu SEO. Nếu website ngày càng có nhiều backlink chất lượng trỏ về thì cơ hội được Google đánh giá xếp hạng hiển thị càng tốt hơn. Đó là lý do mà rất nhiều người đi mua backlink ồ ạt cho website mà không quan tâm đến chất lượng. 

Cách khắc phục cho lỗi này thì bạn cần rà soát lại tất cả những liên kết đã xây dựng và trỏ tới website của mình do bạn đã đi backlink kém hoặc bị đối thủ chơi xấu. Bằng cách kiểm tra ở mục các liên kết tới trang web của bạn trong Google Search Console. Hơn nữa, bạn cần lên kế hoạch đi backlink hiệu quả tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. 

Website của bạn có link out tới các website khác kém chất lượng, không liên quan tới nội dung chính của website. Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và đó là một trong những lý do mà Google áp dụng hình phạt đối với trang web của bạn. 

Để khắc phục vấn đề này bạn cần xây dựng kế hoạch đi backlink hiệu quả. Chỉ liên kết với những trang có độ uy tín và chất lượng cao, những trang liên quan và không phải đối thủ của mình. Có như vậy, website của bạn mới có thứ hạng cao trên SERPs cũng như mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 

Đến đây, bạn đã biết cách kiểm tra website bị Google phạt cũng như nắm được các nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phát triển SEO website đạt được kết quả tốt nhất!

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Làm thế nào để biết được website bị Google phạt? 

Có một số dấu hiệu cho thấy website của bạn đã bị Google phạt như thứ hạng trên công cụ tìm kiếm bị giảm đột ngột. Hoặc bạn nhận được thông báo trong Google Search Console về quá trình Google xem xét thủ công trang web có vi phạm các nguyên tắc của họ. Nếu bạn thấy lưu lượng truy cập vào trang web giảm đáng kể thì đó cũng là dấu hiệu bị phạt. 

Mất bao lâu để website phục hồi sau hình phạt của Google? 

Thời gian phục hồi của trang web có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hình phạt và khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Hình phạt thủ công được đưa ra khi đội ngũ kiểm duyệt của Google đánh giá thủ công một website như nghi ngờ thao túng thứ hạng do mua backlink.

Khoảng thời gian mà trang web sẽ bị trừng phạt sẽ được xác định dựa trên mức độ và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Thời gian này có thể chỉ là 10 ngày đối với một vi phạm nhỏ Nguyên tắc quản trị trang web của Google hoặc nhiều hơn đối với lỗi vi phạm nghiêm trọng. Hình phạt thủ công sẽ tự hết hiệu lực sau khoảng thời gian quy định. Có thể trang web của bạn bị ảnh hưởng bởi cả bản cập nhật thuật toán và hình phạt thủ công.

5/5 - (1 vote)