Với các nhà sáng tạo nội dung hay nhà tiếp thị, nhà quảng cáo của doanh nghiệp thì Google Trend là trợ thủ đắc lực trong việc nắm bắt các xu hướng nổi bật. Công cụ này hỗ trợ các marketer theo dõi, đánh giá mức độ quan tâm của người dùng. Đồng thời phân tích mức độ phổ biến của các từ khóa, chủ đề tìm kiếm trên Google ở khoảng thời gian thực. Trong bài viết hôm nay, Optimal Agency sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ này cũng như cách sử dụng Google Trend hiệu quả nhất. Theo dõi ngay!
Google Trends là gì?
Đây là một công cụ miễn phí do Google cung cấp được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2006. Công cụ này giúp người dùng có thể biết được các nội dung, từ khóa đang được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, Youtube ở quốc gia, khu vực trong khoảng thời gian cụ thể. Bạn có thể nắm bắt các xu hướng mới và thông tin hot để triển khai chiến dịch marketing hiệu quả.
Google xu hướng cung cấp nhiều thông tin, số liệu về mức độ phổ biến và mối quan tâm của mọi người đối với các chủ đề khác nhau. Những dữ liệu này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: nghiên cứu thị trường và sản phẩm, tạo nội dung, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), phân tích xu hướng,…
Về cách sử dụng Google Trend khá đơn giản khi bạn chỉ cần nhập một cụm từ tìm kiếm thì Google Trends sẽ cho ra kết quả về lượng tìm kiếm trong một khoảng thời gian nhất định tại một khu vực cụ thể. Bạn có thể sử dụng nhiều cụm từ khác nhau để so sánh mức độ phổ biến và sự tương quan giữa chúng.
Ngoài ra, bạn có thể xem các truy vấn có liên quan, khám phá xu hướng theo khu vực hay mức độ phổ biến của các thương hiệu, sản phẩm hoặc sự kiện cụ thể. Những dữ liệu tìm kiếm sẽ được công cụ này biểu diễn dưới dạng biểu đồ đường, bảng hoặc bản đồ một cách trực quan và sinh động giúp bạn nắm rõ được các xu hướng theo thời gian.
Những lợi ích mà Google Trends mang lại
Google xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu sử dụng đặc biệt là những Seoer, nhà quảng cáo và các marketer nói chúng. Công cụ này mang lại những lợi ích sau:
Cập nhật xu hướng mới nhanh chóng
Với Google Trends, bạn có thể nắm bắt được các xu hướng mới, tin tức nóng hổi trên toàn cầu một cách nhanh chóng và đơn giản. Dựa trên dữ liệu mà công cụ này cung cấp thì những nhà sáng tạo nội dung, nhà tiếp thị có thể biết được các chủ đề đang được nhiều người quan tâm nhất để tạo ra nội dung phù hợp để thu hút sự chú ý của mọi người.
Khi làm Marketing thì việc nắm bắt các xu hướng kịp thời là rất quan trọng. Có như vậy thì bạn mới có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn, mới lạ để tăng lưu lượng truy cập đồng thời giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng. Đồng thời nâng cao độ nhận biết thương hiệu và thúc đẩy doanh số.
Cách sử dụng Google Trend cũng rất đơn giản khi bạn chỉ cần truy cập vào công cụ này rồi nhập cụm từ muốn tìm kiếm. Ngay lập tức bạn sẽ nhận được kết quả về các nội dung, chủ đề thịnh hành hoặc tin hot trên toàn cầu hoặc quốc gia đang bạn sinh sống.
Tìm ra thị trường tiềm năng
Nếu bạn thực hiện việc tìm kiếm trên Google Trends thì bạn sẽ có được thông tin về các khu vực, địa điểm hoặc quốc gia có mức độ quan tâm cao đối với từ khóa bạn tìm kiếm. Bằng cách xác định được khu vực có nhiều lượt tìm kiếm nhất thì doanh nghiệp có thể biết được khách hàng mục tiêu và khu vực ưa chuộng sản phẩm để xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất.
Lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả
Thông qua việc phân tích dữ liệu trên Google Xu hướng thì bạn có thể biết được những từ khóa thịnh hành và phù hợp với nội dung website của mình. Công cụ miễn phí của Google này giúp bạn có được những thông tin liên quan đến từ khóa: mức độ quan tâm theo thời gian hay theo vị trí địa lý, cụm từ tìm kiếm có liên quan, chủ đề liên quan,…
Bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để so sánh các cụm từ tìm kiếm khác nhau để biết được cụm từ nào được tìm kiếm nhiều hơn và lên kế hoạch SEO hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được thứ hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm. Hãy sử dụng công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa để theo dõi website của mình. Hơn nữa, doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận và kết nối với khách hàng tiềm năng một cách chính xác.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Không chỉ là công cụ giúp bạn tìm kiếm và cập nhật những xu hướng thịnh hành một cách nhanh chóng. Google Trends còn mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh.
Nó cung cấp cho bạn những số liệu về tần suất tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cũng như cái nhìn toàn diện về thị trường và đối thủ của mình. Những dữ liệu này giúp bạn tạo ra một chiến lược SEO nổi trội và hiệu quả hơn đối thủ. Mặt khác, bạn có thể nắm bắt được tình hình thị trường và đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả.
Top 8 cách sử dụng Google Trend hiệu quả nhất
Xác định thị trường ngách
Google Xu hướng là công cụ thích hợp giúp bạn nghiên cứu thị trường và xác định thị trường ngách. Bởi nó có thể cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các xu hướng, nội dung, từ khóa hoặc chủ đề được tìm kiếm nhiều trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời nó giúp bạn đánh giá được mức độ quan tâm của mọi người về sản phẩm, dịch vụ trong một khu vực địa lý. Tuy nhiên khi lựa chọn thị trường ngách thì bạn hãy đảm bảo quy mô đủ lớn và có thể cung cấp những giá trị, giải pháp để giải quyết vấn đề của khách hàng.
Đánh giá nhu cầu khách hàng theo địa lý
Khi bạn truy cập vào Google xu hướng và nhập một cụm từ tìm kiếm thì bản đồ hiển thị các khu vực mà từ khóa đó được nhiều người dùng quan tâm, tìm kiếm sẽ xuất hiện. Với những dữ liệu cụ thể này thì bạn có thể đánh giá được nhu cầu của khách hàng theo khu vực. Đây là yếu tố quan trọng khi quảng cáo giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu chi phí nhất.
Khám phá từ khóa mới và chuẩn bị nội dung
Trước khi lên nội dung cho trang web thì bạn cần phải xác định được từ khóa mục tiêu. Nếu bạn biết cách sử dụng Google Trend thì có thể tìm được những từ khóa đó và xây dựng nội dung dễ dàng hơn. Bạn có thể đưa từ khóa của mình vào bất kỳ vị trí cụ thể nào thông qua Google xu hướng.
Google Trends không chỉ là một công cụ để nghiên cứu từ khóa mà còn để xác định xu hướng và phát triển chiến lược nội dung. Với khả năng cung cấp cho bạn những dữ liệu liên quan đến xu hướng tìm kiếm thịnh hành và kết quả liên quan đến từ khóa dài.
Lúc này bạn có thể hiểu rõ hơn về sự quan tâm của người dùng. Sau đó bạn có thể sử dụng các công cụ SEO để đánh giá độ khó và lượng tìm kiếm của từ khóa và thêm từ khóa liên quan. Việc này giúp bạn tối ưu hóa nội dung của mình cho những từ khóa có tiềm năng tìm kiếm cao và cải thiện lưu lượng truy cập tự nhiên của trang web.
Để bắt đầu bạn hãy nhập cụm từ tìm kiếm và chọn phạm vi thời gian cùng quốc gia rồi di chuyển xuống để tìm Chủ đề liên quan và Truy vấn có liên quan. Dựa trên dữ liệu từ 2 mục này thì bạn có thể nghiên cứu từ khóa dễ dàng và lấy ý tưởng nội dung giúp nâng cao thứ hạng cho trang web của mình.
So sánh các từ khóa
Với Google Trends, bạn có thể so sánh các từ khóa khác nhau để tìm ra từ khóa có lượng tìm kiếm nhiều hơn và phổ biến hơn với đối tượng mục tiêu. Điều này giúp bạn khám phá cách mỗi từ khóa hoạt động và xác định từ khóa tốt nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Để so sánh từ khóa thì bạn hãy truy cập vào Google Trends rồi tìm kiếm từ khóa bạn chọn. Khi xu hướng cho cụm từ tìm kiếm đó đã được tải trên trang của bạn thì chỉ cần nhập một cụm từ tìm kiếm có liên quan khác vào trường + So sánh.
Ở biểu đồ Sở thích theo thời gian trên trang sẽ hiển thị lượng tìm kiếm của 2 từ khóa khác nhau. Sau đó bạn có thể đưa ra quyết định nên nhắm mục tiêu từ khóa nào.
Còn nếu bạn chưa biết nên chọn từ khóa nào thì hãy di chuyển xuống phần So sánh phân tích theo tiểu vùng. Tại đây, bạn sẽ thấy lượng tìm kiếm của cả hai từ khóa ở các tiểu vùng khác nhau của quốc gia bạn đã chọn.
Tìm chủ đề thịnh hành cho nội dung blog
Bạn có thể sử dụng dữ liệu trên Google Trends để tìm ý tưởng mới cho nội dung blog trên website của mình bằng cách xem các chủ đề thịnh hành. Khi bạn cung cấp những nội dung liên quan đến các xu hướng tìm kiếm nhiều nhất mà mọi người hiện đang quan tâm. Từ đó giúp bạn tăng lưu lượng truy cập vào trang web và tiếp cận với những người dùng mới.
Để thực hiện việc này thì bạn hãy vào Google Trends và chuyển đến Tab Xu hướng hiện tại. Ở đây công cụ sẽ hiển thị tất cả các chủ đề thịnh hành trên Internet. Khi đó bạn có thể chọn quốc gia từ menu thả xuống để xem các từ khóa thịnh hành ở những khu vực có khán giả.
Xây dựng và tối ưu các nội dung theo mùa
Bằng việc sử dụng dữ liệu từ Google Trends thì các nhà tiếp thị có thể tạo và tối ưu nội dung theo mua. Vào một số thời điểm trong năm thì những chủ đề cụ thể sẽ thu hút sự quan tâm của người dùng như dịp lễ tết hoặc kỷ niệm.
Dựa vào sự tìm kiếm gia tăng trên Google xu hướng thì bạn có thể tạo nội dung mới hoặc tối ưu hóa lại nội dung có sẵn về các chủ đề nổi bật phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Quảng cáo sản phẩm thịnh hành để tăng doanh số
Một trong những cách sử dụng Google Trend hiệu quả đó là bạn dùng công cụ này để tìm kiếm các sản phẩm thịnh hành để quảng cáo trên cửa hàng trực tuyến. Bằng cách nhập các sản phẩm từ thị trường ngách vào công cụ rồi chọn các mặt hàng có xu hướng tăng. Điều này tương tự với việc tìm ra các chủ đề thịnh hành nhưng bạn cần phải biết mọi người đang quan tâm đến sản phẩm nào.
Cải thiện SEO Youtube
Mặc dù Google Trends được sử dụng để cải thiện hiệu suất trang web nhưng nó có thể được sử dụng để cải thiện phạm vi tiếp cận trên mạng xã hội đặc biệt là Youtube. Công cụ này giúp cung cấp cho các nhà sáng tạo nội dung về các ý tưởng video Youtube độc đáo, hấp dẫn. Hơn nữa, công cụ này còn có thể tối ưu hóa SEO Youtube.
Để tìm ra các ý tưởng hay và mới lạ cho các video trên Youtube thì bạn hãy truy cập vào Google Xu hướng. Tiếp đó nhấn vào danh mục Tìm kiếm trên web mặc định và thay đổi thành Tìm kiếm trên Youtube. Sau đó bạn chọn vào menu thả xuống Tất cả danh mục rồi chọn tùy chọn phù hợp với chủ đề kênh của bạn.
Một số lưu ý khi sử dụng Google Trends
Ngoài việc biết cách sử dụng Google Trend thì bạn cần chú ý những điều sau để sử dụng công cụ này hiệu quả:
Mặc dù Google xu hướng là công cụ cung cấp thông tin về xu hướng tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên các kết quả hiển thị trên Google Trends không phản ánh toàn bộ khối lượng tìm kiếm mà nó chỉ là số liệu tương đối. Công cụ này chỉ so sánh sự phổ biến của các từ khóa theo thời gian và vị trí địa lý nhưng không cung cấp số lượng cụ thể của các lượt tìm kiếm.
Đôi khi người dùng tìm kiếm một từ khóa hay thuật ngữ trong Google Ads không bởi vì sự quan tâm mà do nhiều yếu tố: sự kiện tin tức, chiến dịch quảng cáo hoặc do vô tình ấn nhầm,… Do đó bạn cần hiểu được những nguyên nhân của mỗi xu hướng tìm kiếm.
Có một số từ khóa sẽ không được hiển thị trên Google Trends dù chúng có thể rất quan trọng trong lĩnh vực nhất định nhưng do lượng tìm kiếm quá thấp. Vì vậy khi nghiên cứu từ khóa thì bạn nên kết hợp với các công cụ hoặc những nguồn khác để có sự nghiên cứu chính xác và toàn diện hơn.
Nếu quá lạm dụng Google Trends thì toàn bộ số liệu tìm thấy sẽ phụ thuộc vào công cụ này và tính chính xác không được đảm bảo. Đặc biệt là khi truy cập Internet bị mất thì ảnh hưởng sẽ rất lớn.
Bạn cần biết cách sử dụng Google Trend để có được những dữ liệu quan trọng về các xu hướng mới nhất, từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất,… Những dữ liệu này sẽ giúp ích rất lớn cho những nhà tiếp thị trong việc triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Cách thiết lập chiến dịch ROAS mục tiêu trong Google Ads
- 10 Công cụ quảng cáo Google miễn phí hàng đầu 2024
- Quy tắc về giá trị chuyển đổi trong Google Ads
Câu hỏi thường gặp
Đáp án là có. Nó là một công cụ miễn phí đến từ Google giúp các doanh nghiệp, nhà tiếp thị có thể nắm bắt xu hướng thị trường, tin tưởng và những gì mà người dùng đang tìm kiếm ở thời điểm hiện tại cũng như mọi thứ thay đổi theo thời gian như thế nào. Những tìm kiếm này sẽ dựa trên mùa hoặc vị trí địa lý.
Nếu bạn đang tìm các chủ đề thịnh hành trên Google Trends thì hãy truy cập vào trang chủ của công cụ. Tại đây bạn nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm rồi nhấn Enter. Ngay lập tức biểu đồ về lưu lượng tìm kiếm của từ khóa bạn tìm kiếm sẽ xuất hiện.
Khi đó bạn có thể đánh giá được mức độ quan tâm, yêu thích của người dùng đối về một sản phẩm, dịch vụ nào đó theo thời gian. Bạn có thể lọc kết quả tìm kiếm dựa trên các tiêu chí: quốc gia, thời gian, danh mục sản phẩm và vị trí tìm kiếm.