Cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google chi tiết

Một công cụ tuyệt vời giúp chủ sở hữu trang web hay người làm web quản lý các mã theo dõi và thẻ thẻ quảng cáo một cách dễ dàng đó là Google Tag Manager. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về công cụ này cũng như cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Google Tag Manager là gì? 

Google Tag Manager là gì? 

Hay còn gọi là Trình quản lý thẻ của Google với khả năng quản lý thẻ trên website hoàn toàn miễn phí. Công cụ này cho phép người quản trị website thêm, sửa đổi và quản lý các thẻ Tag gắn trên website để đo lường hiệu quả của hoạt động Marketing. Hoặc doanh nghiệp có thể quản lý thẻ JavaScript và HTML hay cập nhật trang web khi cần.

Với giao diện trực quan, thân thiện và sử dụng giao thức kết nối trực tuyến. Công cụ này giúp bạn thêm, chỉnh sửa các thẻ từ đoạn mã theo dõi Google Analytics đến các mã quảng cáo của bên thứ ba dễ dàng. Các tiện ích theo dõi về cách người dùng tương tác với trang web: xem trang, thời gian ở lại trang,… được công cụ cập nhật chi tiết. Đồng thời cho phép quản lý phiên bản của các thay đổi đã thực hiện trên trang web. 

Nếu biết cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google thì bạn có thể theo dõi hoạt động của người dùng trên website và tạo sự kiện cho mục tiêu xác định hoặc tích hợp các dịch vụ quảng cáo của bên thứ ba. Mặt khác, hệ thống còn hỗ trợ quản lý các thẻ mà không cần phải thay đổi mã nguồn của trang web mỗi khi cần thay đổi.

Thành phần và nguyên lý hoạt động của Google Tag Manager

Các thành phần của Google Tag Manager

Những thành phần chính trong có Trình quản lý thẻ của Google gồm: 

Container (Vùng chứa): Mỗi website được đặt trong một vùng chứa có nhiều Tag.

Tag (Thẻ): Là đoạn mã code đại diện cho một công cụ theo dõi hoặc phân tích cụ thể được triển khai trên một trang web.

Trigger (Trình kích hoạt): Xác định điều kiện để 1 Tag hoạt động. 

Variable (biến): Bất kỳ một thành phần của 1 phần tử nào đó như: URL, Click ID, Click Class, Path,… Các biến đóng vai trò bổ sung thông tin chi tiết hơn về Trigger để Google Tag Manager kích hoạt Tag chính xác.

Cách thức hoạt động của Trình quản lý thẻ của Google

Cơ chế vận hành của công cụ này đó là sử dụng một đoạn mã JavaScript duy nhất bạn thêm vào trang web làm vùng chứa cho tất cả các thẻ muốn quản lý. Nó có khả năng phát hiện ra các tương tác của người dùng: lượt truy cập và xem trang web,… Nếu một người dùng tải trang thì trình quản lý thẻ sẽ phát hiện được hành động đó. 

Tiếp đó hệ thống kiểm tra của Google Tag Manager sẽ kiểm tra xem hành động của người dùng đó có khớp với trình kích hoạt được cài đặt trong Trình quản lý thẻ không. Nếu tương tác khớp thì thẻ được liên kết sẽ kích hoạt. 

Thẻ ở đây có thể đoạn mã cho Google Analytics hoặc nền tảng tiếp thị khác. Hoặc một sự kiện bạn muốn theo dõi. Sau khi thẻ được kích hoạt thì mã sẽ được đưa vào trang web. Bây giờ thẻ xử lý dữ liệu liên quan sẽ gửi dữ liệu đó đến dịch vụ bên thứ 3 như: Google Analytics hoặc Facebook Pixel,…

>>>Xem thêm: Nhắm mục tiêu theo vị trí của Google Ads

Vì sao nên sử dụng Trình quản lý thẻ của Google?

Vì sao nên sử dụng Trình quản lý thẻ của Google?

Google Tag Manager mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý các đoạn mã theo dõi và thẻ quảng cáo trên website: 

Quản lý tập trung và hiệu quả

Công cụ này có khả năng quản lý tất cả các thẻ và đoạn mã từ một nơi duy nhất. Bên cạnh đó, Trình quản lý thẻ của Google này còn cho phép bạn thêm, chỉnh sửa, xóa… các thẻ trên website chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Nhờ đó mà bạn có thể quản lý thẻ đơn giản và hiệu quả ngay cả khi có nhiều thẻ hay tiếp thị nhiều sản phẩm trên website.

Triển khai dễ dàng

Với Trình quản lý thẻ của Google cho phép các thành viên trong nhóm của bạn có thể cập nhật những thông tin cần thiết và thêm các thẻ mới một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần thay đổi các mã code phức tạp cho trang web. Dễ dàng kiểm tra từng thay đổi và triển khai hoạt động mà không phụ thuộc vào các nhà phát triển web. Từ đó giúp đơn giản hóa quy trình và thời gian khởi chạy cũng nhanh hơn.

Linh hoạt và tiết kiệm thời gian

Cho phép người quản trị website thêm, sửa đổi và quản lý các đoạn mã theo dõi và thẻ quảng cáo một cách dễ dàng thông qua giao diện người dùng trực quan. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc thay đổi mã nguồn trực tiếp trên website.

Không dừng lại ở đó, Google Tag Manager còn cho phép bạn điều chỉnh thẻ theo nhu cầu cụ thể để theo dõi nhiều hành vi khác nhau. Bằng cách chỉ cần chọn một thẻ và chọn từ trình kích hoạt cài sẵn để xác định thời điểm thẻ kích hoạt hoặc tạo riêng. 

Tăng tốc độ trang web

Bằng cách loại bỏ những thẻ không thiết thì bạn có thể nâng cao tốc độ tải trang web. Đặc biệt là khi bạn biết cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google thì bạn có thể chỉnh sửa thẻ dễ dàng hơn. Cũng như website không phải tải nhiều đoạn code của thẻ và các thẻ được triển khai riêng lẻ, không đồng bộ giúp tăng tốc tốc độ load website.

Miễn phí

Trình quản lý thẻ của Google sẽ cho phép sử dụng miễn phí và không giới hạn. Bạn có thể sử dụng ngay cả với các thẻ được xác định trước như Marin, comScore, AdRoll,… Đồng thời sử dụng Trình quản lý thẻ của Google với các ứng dụng dành cho thiết bị di động, các trang web và trang AMP.

An toàn 

Công cụ có đầy đủ tính năng bảo mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối bằng xác thực bảo mật hai yếu tố. Thêm vào đó, bạn cũng có thể kiểm soát quyền truy cập bằng cách cấp quyền ở cấp tài khoản và cấp vùng chứa các thẻ muốn quản lý. 

Theo dõi và phân tích hiệu quả chiến dịch 

Sử dụng Google Tag Manager giúp doanh nghiệp có thể theo dõi hoạt động diễn ra trên website. Đồng thời thu thập những thông tin quan trọng: lượt truy cập, tương tác và hành vi người dùng,… Khi đó, bạn có thể phân tích các thông tin này để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Google Ads từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi tối đa.

>>>Tìm hiểu thêm: Theo dõi chuyển đổi ngoại tuyến trong Google Ads 

Cách cài đặt và thiết lập Trình quản lý thẻ của Google

Trước khi đến với hướng dẫn cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google thì hãy cùng nhau tìm hiểu về cách cài đặt và thiết lập Google Tag Manager. Chi tiết về các bước thực hiện như sau: 

Thêm tài khoản Google Tag Manager mới

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào https://tagmanager.google.com rồi đăng nhập vào tài khoản Google và bấm Tạo tài khoản để tạo mới. 

Thiết lập tài khoản và vùng chứa

Ở trong mục Thiết lập tài khoản, bạn điền tên tài khoản và quốc gia của mình. Còn đối với Thiết lập vùng chứa (Container), bạn điền thông tin vùng chứa thuận tiện để theo dõi. Kế tiếp bạn hãy chọn nền tảng vùng chứa như iOS, Android, Web, AMP, Server. Sau khi đã điền các thông tin thì bạn bấm chọn nút Tạo để tạo tài khoản.

Nhập code Google Tag Manager vào website

Khi đó một cửa sổ sẽ xuất hiện với những điều khoản mà bạn cần tuân thủ khi sử dụng Trình quản lý thẻ của Google. Bạn hãy đọc vào bấm vào Có. Lúc này, bảng chứa 2 mã code xuất hiện. Bạn hãy copy đoạn code đầu tiên dán vào cặp thẻ <head> </head>, copy đoạn code thứ hai và dán vào cặp thẻ <body></body>

Kiểm tra lại cài đặt 

Hoàn thành việc gắn mã code thì bạn cần kiểm tra lại việc cài đặt đã đúng chưa. Bằng cách cài đặt tiện ích Google Tag Assistant vào trình duyệt Chrome và đảm bảo đã thấy nó xuất hiện trên thanh công cụ.

Nếu thẻ có màu xanh hoặc màu vàng thì chứng tỏ bạn đã cài đặt thành công. Nhưng nếu nó có màu đỏ thì bạn hãy kiểm tra lại xem đã làm sai ở bước nào để thực hiện lại. 

Hướng dẫn cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google

Hướng dẫn cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google

Bạn cần hiểu rõ 2 thành phần chính của Google Tag Manager trước khi bắt đầu sử dụng gồm: Tag và Triggers. Trong đó Tag sẽ gửi thông báo đến Trình quản lý thẻ của Google là bạn đang muốn làm gì. Còn Triggers sẽ gửi thông báo đến Google Tag Manager khi bạn muốn gắn Tag Manager. Khi đã nắm rõ thì bạn hãy bắt đầu sử dụng công cụ này như sau: 

Tạo thẻ tag mới

Sau khi tạo tài khoản thì bạn cần tạo một thẻ tag mới bằng cách nhấp vào mục Tag ở thanh menu bên trái và chọn New. Google Tag Manager sẽ yêu cầu bạn chọn loại sản phẩm bạn muốn gắn thẻ thì tại đây bạn chọn Google Analytics.

Lựa chọn phiên bản Analytics 

Lúc này thì Trình quản lý thẻ của Google sẽ đưa ra 2 sự lựa chọn gồm Universal hoặc GA4. Từ tháng 7 năm 2022 Google sẽ chuyển sang sử dụng hoàn toàn bằng phiên bản GA4. Đây là phiên bản mới nhất của GA và nó được mặc định sẵn. Tiếp đó bạn chọn Continue và cung cấp nơi thông tin Pageview được gửi đến cho Google Tag Manager.

Định dạng cấu hình thẻ tag

Ở ô ID theo dõi bạn hãy điền thông tin Property ID để hoàn tất quá trình định dạng cấu trúc thẻ Tag Manager. Property ID được lấy trong phần cài đặt đoạn mã của Google Analytics.

Lựa chọn

Sau khi mã Google Tag Manager được cài đặt trên trang web và bạn băn khoăn rằng nó có hoạt động hay không thì hãy thực hiện các bước kiểm tra như sau: 

Đầu tiên, bạn hãy nhấp chuột phải tại giao diện chính của trang web đó rồi chọn vào Xem nguồn trang và tìm mã ở đó có dạng gtm.js. Tiếp đó bạn hãy bật chế độ xem trước và gỡ lỗi để xem liệu mã đó có xuất hiện trên màn hình không. 

Kế tiếp bạn hãy nhấp vào Xem trước ở góc trên cùng bên phải của giao diện Google Tag Manager. Sau cùng bạn hãy truy cập trang web và kiểm tra  xem bảng gỡ lỗi và xem trước Trình quản lý thẻ của Google có xuất hiện ở cuối màn hình hay không. 

trình kích hoạt Triggers

Bây giờ bạn hãy xác định trình kích hoạt Triggers. Triggers sẽ giúp thông báo cho Google Tag Manager biết được khi nào cần kích hoạt thẻ này.

Hoàn tất việc thiết lập thẻ tag

Hoàn thành bước kích hoạt Triggers thì bạn hãy đặt tên cho thẻ đó thật ngắn gọn và dễ hiểu để thuận tiện cho việc theo dõi. 

Như vậy là bạn đã nắm được toàn bộ hướng dẫn cách sử dụng trình quản lý thẻ của Google theo các bước cụ thể. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý website và hoạt động quảng cáo hiệu quả. 

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Google Tag Manager thu thập dữ liệu nào?

Trình quản lý thẻ của Google sẽ có nhiệm vụ thu thập một số dữ liệu tổng hợp về kích hoạt thể để theo dõi tính ổn định và hiệu suất của website. Tuy nhiên, dữ liệu này không bao gồm địa chỉ IP của người dùng hoặc bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân cụ thể nào đó. 

Trình quản lý thẻ của Google có miễn phí không?

Với khả năng quản lý tất cả các thẻ trên trang web của bạn mà không cần chỉnh sửa. Google Tag Manager giúp bạn quản lý thẻ đơn giản, hiệu quả, dễ dàng và đáng tin cậy mà không hề mất phí. 

Làm thế nào để kiểm tra xem Trình quản lý thẻ của Google có hoạt động không? 

Sau khi mã Google Tag Manager được cài đặt trên trang web và bạn băn khoăn rằng nó có hoạt động hay không thì hãy thực hiện các bước kiểm tra như sau: 

Đầu tiên, bạn hãy nhấp chuột phải tại giao diện chính của trang web đó rồi chọn vào Xem nguồn trang và tìm mã ở đó có dạng gtm.js. Tiếp đó bạn hãy bật chế độ xem trước và gỡ lỗi để xem liệu mã đó có xuất hiện trên màn hình không. 

Kế tiếp bạn hãy nhấp vào Xem trước ở góc trên cùng bên phải của giao diện Google Tag Manager. Sau cùng bạn hãy truy cập trang web và kiểm tra  xem bảng gỡ lỗi và xem trước Trình quản lý thẻ của Google có xuất hiện ở cuối màn hình hay không. 

5/5 - (1 vote)