Cách tăng sức mạnh website với Schema Markup bạn đã biết?

Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, doanh nghiệp phải biết cách tối ưu website để thu hút và giữ chân khách hàng. Trong quá trình tối ưu, doanh nghiệp không thể bỏ qua công cụ Schema Markup giúp tăng lưu lượng truy cập và cải thiện thứ hạng SEO trên trang kết quả tìm kiếm. Trong bài viết này, hãy cùng Optimal Agency khám phá về công cụ này cũng như cách tăng sức mạnh website với Schema nhé!

Schema là gì?

Là đoạn mã HTML hoặc Javascript được sử dụng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung trang web và cung cấp kết quả tìm kiếm phù hợp với người dùng. Schema được tạo ra với sự kết hợp của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng: Google, Bing, Yandex và Yahoo vào năm 2011. Nó là ngôn ngữ được sử dụng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Khi gắn vào website sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả tìm kiếm nhanh chóng và chính xác hơn. 

Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong SEO Onpage cần phải luôn được tối ưu để tạo ra trang web chất lượng, thân thiện với người dùng. Điều này làm tăng khả năng website được hiển thị nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm đồng thời tăng tỷ lệ nhấp chuột. Việc triển khai Schema được đánh giá là một kỹ thuật SEO giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột, gây ấn tượng mạnh mẽ và giúp trang web tiếp cận tốt hơn với khách hàng mục tiêu. Bởi thông tin được hiển thị hấp dẫn dưới dạng rich snippets như đánh giá sản phẩm, sự kiện,… giúp thu hút sự chú ý của người dùng. 

Tầm quan trọng của Schema đối với SEO website

Tầm quan trọng của Schema đối với SEO website

Google thường xuyên có những thay đổi, cập nhật và bổ sung về thuật toán khiến việc SEO website gặp nhiều thách thức hơn. Khi đó, doanh nghiệp không chỉ cần chú trọng vào việc xây dựng cấu trúc, nội dung cho web chất lượng thì mới có khả năng giành được vị trí top đầu trên trang kết quả tìm kiếm. Bằng cách tăng sức mạnh website với Schema thì doanh nghiệp sẽ nhận được những giá trị sau: 

Cải thiện khả năng crawl dữ liệu

Với hàng tỷ website đang hoạt động thì việc khai báo Schema giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu được những nội dung và thông tin được cung cấp trên website của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp địa phương. Việc cung cấp rõ thông tin về đơn vị của mình cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ gì, cách thức liên hệ,… Điều này giúp website trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm và được đánh giá cao hơn. 

Tăng khả năng hiển thị của website trên trang tìm kiếm

Một trong những lợi ích của Schema với SEO website là giúp cải thiện khả năng hiển thị của trang web trên trang tìm kiếm. Những website khai báo Schema sẽ được hiển thị hấp dẫn, rõ ràng và thu hút người dùng hiệu quả. Với những dữ liệu cấu trúc giúp nâng cao hiệu quả SEO website đáng kể. Giá trị mà Technical SEO Schema mang lại được thể hiện qua việc người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm của bạn nhiều hơn. Khi càng có nhiều lượt nhấp từ người dùng sẽ giúp website được Google đánh giá cao, cải thiện thứ hạng tìm kiếm. 

Nâng cao trải nghiệm cho khách hàng khi truy cập 

Bằng việc bổ sung thông tin được cung cấp cho phép người dùng có thể cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý. Khi đó, website của bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập cao hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Thông qua Schema SEO thì những thông tin hữu ích thể hiện mối quan tâm của khách hàng sẽ được hiển thị đầy đủ và rõ ràng để tối ưu trải nghiệm người dùng và thu hút khách hàng. 

Rich Snippets

Thường thì Google sẽ sử dụng Schema để tạo ra các đoạn Rich Snippets cho một trang web cụ thể trên kết quả tìm kiếm. Qua đó cung cấp cho người dùng đầy đủ các thông tin về đánh giá và thông tin liên quan đến sản phẩm. Với việc sử dụng Schema thì khách hàng có thể hiểu trực quan và đầy đủ hơn về website và doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website sẽ tăng lên đáng kể. 

Cách tăng sức mạnh website với Schema Markup hiệu quả

Những nguyên tắc khi triển khai Schema

Các Seoer cần nắm vững các nguyên tắc chung do Google đã hướng dẫn để sử dụng linh hoạt dữ liệu có cấu trúc. Những nguyên tắc này giúp bạn có đầy đủ thông tin cần thiết và đủ điều kiện hiển thị kết quả bằng nhiều định dạng khác nhau trên công cụ tìm kiếm của Google: 

  • Nguyên tắc về kỹ thuật: Sử dụng công cụ kiểm tra nhiều kết quả định dạng và công cụ kiểm tra Url để đảm bảo trang web luôn tuân thủ nguyên tắc kỹ thuật. 
  • Định dạng: Sử dụng 1 trong 3 định dạng được Google hỗ trợ là SON-LD, Vi dữ liệu và RDFa để đánh dấu cho trang web
  • Quyền truy cập: Không sử dụng tệp robots.txt hoặc thẻ noindex để chặn Googlebot truy cập các trang dữ liệu cấu trúc
  • Nguyên tắc về chất lượng: Đảm bảo dữ liệu có cấu trúc được sử dụng chính xác và nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽ nó sẽ không được hiển thị dưới bất cứ định dạng nào trong kết quả tìm kiếm hoặc bị đánh dấu là vi phạm. 
  • Sự liên quan: Dữ liệu cấu trúc phải liên quan và chính xác với nội dung website. 
  • Sự hoàn chỉnh: Những thuộc tính bắt buộc trả về kết quả nhiều định dạng khác nhau. 
  • Vị trí: Đặt dữ liệu có cấu trúc ngay tại dữ liệu trên trang có mô tả. 
  • Tính cụ thể: Sử dụng các loại thuộc tính và tên thuộc tính cụ thể càng tốt, được xác định bằng schema.org cho chính mã đánh dấu của bạn.

Cách cài đặt Schema cho WordPress

Nếu bạn muốn thêm Schema vào website WordPress thì hãy sử dụng Schema Plugin vì nó hỗ trợ rất tốt cho các Schema cũ. Các bước thực hiện như sau: 

Đăng nhập vào tài khoản quản trị trên WordPress. Ở trong giao diện Admin WordPress thì bạn hãy chọn Plugins rồi chọn Add New rồi gõ từ khóa “Schema” trong ô tìm kiếm. Khi Schema Plugin xuất hiện thì bạn hãy nhấp vào nút Install now để bắt đầu quá trình cài đặt. 

Sau khi cài đặt và kích hoạt plugin thành công thì bạn hãy đi đến mục Schema rồi chọn vào Settings để cấu hình công cụ. Trong mục General thì bạn hoàn thành đầy đủ các thông tin về website: About Page, Contact Page và upload logo cho website. Bên cạnh đó, bạn cũng cần điền các trường content, knowledge graph, search result để kết quả tìm kiếm hiển thị được đầy đủ và tối ưu hơn. Sau cùng thì bạn hãy chuyển đến mục Schema và chọn Types để xác định các loại Schema cần thêm vào. 

Hướng dẫn cài đặt Schema cho Website thủ công

Cách tăng sức mạnh website với Schema Markup hiệu quả

Ngoài việc sử dụng plugin của WordPress thì bạn có thể thêm Schema vào Website một cách thủ công. Tuy nhiên bạn cần phải bạn phải có sự hiểu biết về code và biết cách viết Schema nhất định. Hơn nữa, với phương pháp này bạn có thể chọn bất kỳ loại Schema nào cho từng trang và bài viết. Để cài đặt Schema cho Website thủ công thì bạn hãy sử dụng những công cụ sau: 

Sử dụng JSON-LD

Đây là phương pháp cài đặt Schema hiệu quả hàng đầu được Google khuyên dùng. Nó được thực hiện dựa trên Javascript và bạn sẽ tự thêm Schema vào Website bằng các đoạn script để dễ dàng tìm đọc và debug lỗi hơn. 

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào công cụ Schema Markup Generator (JSON-LD) rồi khai báo định dạng >thêm thêm Object Structure >xác định kho dữ liệu đang được liên kết đến > Xác định loại nội dung cần đánh dấu. Tiếp đó bạn hãy xác định loại nội dung Schema bằng cách nhấp vào danh sách các Schema và chọn loại nội dung mà bạn thấy phù hợp. Kế tiếp bạn hãy khai báo thông tin cho Schema để tự động nhận được đoạn mã script tương ứng. Sau cùng thì bạn hãy chèn mã script vào website bằng cách nhờ đội ngũ lập trình chèn đoạn code này vào website. 

Sử dụng RDFa 

RDFa là đuôi mở rộng của mã  HTML5 được thiết kế để giúp bạn đánh dấu Schema. Để thêm được Schema với RDFa thì bạn cần phải khai báo Schema và khai báo thuộc tính như sau: 

Truy cập vào công cụ Play trên RDFa tại link https://rdfa.info/play/. Kế tiếp thực hiện khai báo khai báo Schema giống như JSON-LD tuy nhiên bạn cần sử dụng thẻ vocab và vẫn dùng URL http://schema.org/ để xác định nguồn dữ liệu cho đánh dấu của mình. Loại trang được xác định bởi thẻ typeof thay vì type.

Cài đặt Schema Markup với Microdata

Microdata là một tập hợp các thẻ HTML5 giúp giải thích các thành phần HTML đơn giản bằng các thẻ mà công cụ tìm kiếm có thể đọc được. Tương tự 2 cách cài đặt Schema trên thì với Microdata bạn cần phải nhập code thủ công hơn. Trước hết là bạn cần phải khai báo Schema Markup rồi khai báo thuộc tính tương đương với thuộc tính. Kế tiếp bạn cần thực hiện khai báo các thông tin khác tương tự. Sau cùng chèn đoạn mã thu được vào website giống với 2 cách trên. 

Hướng dẫn cách kiểm tra Schema Markup

Để kiểm tra website đã sử dụng Schema.org hay chưa hoặc đang gặp vấn đề gì thì bạn có thể sử dụng công cụ dữ liệu có cấu trúc của Google như sau: 

Truy cập vào trang công cụ của Google rồi nhập địa chỉ bài viết hoặc domain bạn muốn kiểm tra vào mục Tìm nạp Url rồi nhấp vào Chạy thử nghiệm. Sau đó bạn hãy chờ đợi quá trình nạp và phân tích Schema hoàn tất và hệ thống sẽ trả về kết quả lược đồ Schema của URL bạn đã nhập. 

Nếu dữ liệu được cung cấp đầy đủ và đúng, trang web của bạn sẽ được đánh giá là được cấu trúc tốt và giúp cho công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung của trang web. Ngược lại thì bạn cần phải xem xét và sửa lỗi bằng việc nhấp vào mục Lỗi và Cảnh báo để tìm hiểu chi tiết từ đó đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. 

Schema có vai trò rất quan trọng đối với SEO website trong việc tăng khả năng hiển thị và thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Qua những hướng dẫn chi tiết thì bạn đã biết cách tăng sức mạnh website với Schema Markup nhanh chóng và hiệu quả rồi chứ? Bên cạnh đó, bạn hãy tìm hiểu thêm một số bài viết khác của chúng tôi như cách đăng ký DMCA cho website. Đừng bỏ lỡ bất kì thông tin nào nhé!

Tham khảo thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp 

Vì sao Schema Markup lại quan trọng cho SEO website?

Sở dĩ Schema Markup có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động SEO vì nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ và chính xác hơn về nội dung trang web. Điều này làm tăng khả năng hiển thị các rich snippets trong kết quả tìm kiếm gồm đánh giá, hình ảnh và thông tin chi tiết từ đó tăng tỷ lệ nhấp chuột và cải thiện thứ hạng tìm kiếm. 

Làm thế nào để kiểm tra Schema Markup trên trang web? 

Nếu bạn muốn kiểm tra Schema Markup trên website của mình thì hãy sử dụng công cụ Rich Results Test của Google hoặc công cụ Schema Markup Validator. Bạn hãy nhập Url hoặc đoạn mã của trang web vào công cụ để kiểm tra xem Schema Markup có đúng và hiển thị chính xác hay không. 

5/5 - (1 vote)