Cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing hiệu quả 2024

Trong bối cảnh hiện nay, quảng cáo và marketing là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi bỏ công sức và chi phí để triển khai chiến dịch marketing hay quảng cáo thì doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hiệu quả về mặt kinh tế mà nó mang lại. ROAS là thước đo quan trọng để đánh giá sự thành công của các chiến dịch. Qua đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại ngân sách cùng chiến lược quảng cáo, tiếp thị để tối ưu hóa doanh thu. Ở bài viết này, Optimal Agency sẽ chia sẻ cách tối ưu chỉ số ROAS trong marketing đạt kết quả tốt nhất. 

ROAS là gì? 

Là viết tắt của cụm từ Return on Ad Spend hay còn gọi là lợi tức chi tiêu quảng cáo. Nó là tỷ lệ hoàn vốn trên chi phí quảng cáo hay tỷ lệ doanh thu có được trên số tiền chi tiêu cho quảng cáo được sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. ROAS cho biết số tiền kiếm được từ quảng cáo dựa trên số tiền đã chi tiêu để thực hiện quảng cáo đó. 

Đây là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để đo lường kết quả của các chiến dịch quảng cáo kỹ thuật số trong marketing phổ biến nhất hiện nay. Dựa trên kết quả thu được thì doanh nghiệp sẽ có phương án tối ưu hiệu quả quảng cáo để đạt được doanh thu và lợi nhuận cao hơn. 

Chỉ số thước đo lợi nhuận này cho phép bạn đánh giá được tình hình hoạt động của chiến dịch để có sự điều chỉnh phù hợp khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Nếu ROAS cao tức là chiến dịch quảng cáo của bạn đang mang lại lợi nhuận tốt nên có thể cân nhắc việc tăng chi phí quảng cáo để tăng doanh số và ngược lại. 

Vai trò của ROAS đối với doanh nghiệp

Vai trò của ROAS đối với doanh nghiệp 

Như đã chia sẻ, ROAS là chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất của chiến dịch quảng cáo hay nỗ lực tiếp thị. Nó giúp nhà tiếp thị trả lời câu hỏi là những nỗ lực marketing của tôi có thực sự hiệu quả và đưa ra hướng dẫn về quyết định đầu tư ngân sách nhiều hơn ở đâu. ROAS được xem xét được nhiều cấp độ khác nhau từ các chiến dịch, nhóm quảng cáo hay quảng cáo. Việc tìm hiểu về chỉ số này và biết cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing là cần thiết bởi những lý do sau: 

Trả lời câu hỏi: “Có nên mở rộng quy mô quảng cáo?”

Thước đo lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo này cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo riêng lẻ dựa trên hiệu suất của chúng. Với việc xem xét chiến dịch riêng lẻ thì doanh nghiệp sẽ biết được quảng cáo đang hoạt động hiệu quả để mở rộng quy mô giúp tối đa hóa kết quả. 

Giúp doanh nghiệp phân bổ ngân sách hợp lý

Thông qua việc tính toán ROAS thì doanh nghiệp có thể xác định được các quảng cáo và chiến dịch bạn chi tiêu có thực sự hiệu quả. Khi đo lường hiệu suất của từng quảng cáo đang hoạt động thì bạn có thể phát hiện được chiến dịch nào đang chạy tốt hoặc không tốt để phân bổ ngân sách hợp lý. Nếu bạn đã nắm rõ được tình hình hoạt động của chiến dịch thì sẽ biết cách đầu tư cho quảng cáo khôn ngoan hơn. Bằng cách tập trung đầu tư ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo có ROAS cao nhất. 

Nâng cao doanh thu tối đa

Bằng việc đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo một cách chính xác thông qua ROAS. Qua đó doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra chiến dịch marketing, quảng cáo thu hút nhiều sự chú ý từ khách hàng nhất để tối đa hóa doanh thu và đạt được kết quả tốt nhất. 

Điều chỉnh chiến lược marketing 

ROAS là thước đo quan trọng trong Digital Marketing của các nhà tiếp thị. Nó cho phép đánh giá tác động của chiến dịch quảng cáo đối với doanh nghiệp. Một chiến dịch quảng cáo thành công không chỉ tạo ra nhiều doanh thu mà còn phải đảm bảo chi phí tối ưu. Chỉ số ROAS cung cấp những thông tin có giá trị giúp nhà tiếp thị có thể đưa ra quyết định quan trọng cho chiến lược marketing tiếp theo. 

Cách tính ROAS trong Marketing

Là một chỉ số mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nếu muốn sử dụng ROAS hiệu quả. Đồng thời để biết cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing thì bạn cần biết cách tính chỉ số này chính xác theo công thức sau: 

ROAS = Tổng số doanh thu từ chiến dịch quảng cáo/Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho cho chiến dịch chạy quảng cáo

Dựa trên công thức tính chúng ta có thể thấy rằng nếu chỉ số ROAS càng cao thì doanh nghiệp sẽ thu được mức doanh thu càng lớn. Tuy nhiên chỉ số này chưa thể xác định được là doanh nghiệp đang có lợi nhuận mà còn phụ thuộc vào chỉ số ROI. Bởi mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu là có được lợi nhuận tốt sau khi chạy quảng cáo. 

Để tính được ROAS chuẩn xác thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ chi phí quảng cáo từ các nguồn bởi chúng có sự biến động lớn. Với quảng cáo kỹ thuật số thì mức chi phí còn biến động phụ thuộc theo chỉ số CPC, CPA ở từng thời điểm khác nhau. Một số chiến dịch thì có nhiều mục chi phí cho đối tác, làm biển quảng cáo, chương trình sự kiện,… Doanh nghiệp cần phải tổng hợp chính xác các khoản chi phí thì mới đánh giá được hiệu quả chiến dịch. 

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chấp nhận ROAS ở tỷ lệ 4:1. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn thì chỉ số này sẽ cao hơn có thể lên đến 10:1. Tuy nhiên tùy thuộc vào mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp thì ROAS sẽ có sự thay đổi bởi một số doanh nghiệp chỉ cần 2:1 cũng có thể phát triển được. 

Bên cạnh đó, bạn đọc hãy tìm hiểu thêm thông tin liên quan khác như ROAS mục tiêu trong Google Ads.

Cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing cho doanh nghiệp

Cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing cho doanh nghiệp

Dưới đây là các bí quyết tối ưu ROAS giúp doanh nghiệp có được doanh thu và lợi nhuận tốt nhất mà bạn nên tham khảo ngay: 

Tối ưu nội dung quảng cáo 

Yếu tố thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu cũng như tác động đến quyết định mua hàng của họ chính là nội dung. Trường hợp ROAS trong chiến dịch quảng cáo của bạn đang ở mức thấp thì việc đầu tiên là bạn nên làm tối ưu lại chất lượng quảng cáo. Cụ thể là bạn hãy tối ưu hóa nội dung và thông điệp của chiến dịch quảng cáo đảm bảo mang đến giá trị cho khách hàng. Để tạo ra những quảng cáo sáng tạo, thúc đẩy sự tương tác thì doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu đặc điểm, hành vi của khách hàng. 

Khi xây dựng nội dung quảng cáo đừng nên quá tập trung vào những lợi ích của sản phẩm, dịch vụ. Bạn nên hướng đến việc mang đến những giải pháp cho khách hàng và lý do họ nên chọn bạn thay vì đối thủ. Ngoài việc chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ ngắn gọn, súc tích thì bạn nên đầu tư vào thiết kế hình ảnh và video bắt mắt, hấp dẫn cùng lời kêu gọi hành động rõ ràng và thuyết phục. 

Sử dụng từ khóa phù hợp

Để cải thiện ROAS thì bên cạnh nội dung doanh nghiệp cần chú ý đến việc tối ưu các từ khóa sử dụng trong chiến dịch quảng cáo. Thay vì chỉ tập trung vào những từ khóa có lượng tìm kiếm cao thì bạn có thể hướng đến những từ khóa thể hiện nhu cầu của khách hàng giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi ra đơn hàng và tránh lãng phí ngân sách. Nếu muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp cần lựa chọn và xây dựng bộ từ khóa phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra khi chạy quảng cáo bạn cũng nên thêm các từ khóa không hiệu quả vào mục phủ định để chúng không hiển thị. 

Tối ưu trang đích 

Trang đích là nơi khách hàng được chuyển hướng đến sau khi nhấp vào quảng cáo. Nó quyết định đến sự thành công của chiến dịch quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi cùng doanh số bán hàng. Vì vậy bạn không chỉ cần tối ưu nội dung và từ khóa thì bạn cần phải tối ưu trang đích. Hãy đảm bảo trang đích có tính hấp dẫn, thuyết phục và các tính năng dễ thao tác. Hơn nữa, doanh nghiệp nên tạo nhiều trang đích để hướng đến những nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Không nên sử dụng một trang đích với những mẫu quảng cáo khác nhau vì ở từng nhóm đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu riêng biệt. 

Tối ưu hiển thị trên di động và tốc độ tải trang

Đa số người dùng hiện nay đều sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm và mua hàng. Do đó việc tối ưu website thân thiện với thiết bị di động là điều cần thiết. Doanh nghiệp cần phải tập trung sửa lỗi hiển thị nội dung và hình ảnh để giữ chân người dùng ở lại trang. Bên cạnh đó, tốc độ tải trang là một trong những yếu tố góp phần tăng trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm online. Hãy đảm bảo trang đích của doanh nghiệp có tốc độ load dưới 3 giây. 

Giảm chi phí quảng cáo

Ngoài các phương pháp tối ưu chỉ số ROAS ở trên thì bạn có thể giảm chi phí quảng cáo bằng cách cải thiện điểm chất lượng quảng cáo để nâng cao thứ hạng quảng cáo của doanh nghiệp và tối ưu chi phí. Mặt khác, doanh nghiệp nên thu hẹp phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu và nên nhắm tới những khách hàng có nhiều khả năng chuyển đổi. Đừng quên thực hiện thử nghiệm A/B để doanh nghiệp hiểu được điều giúp chiến dịch quảng cáo đạt được hiệu quả tốt để có sự điều chỉnh phù hợp. 

Như vậy, ROAS là một chỉ số quan trọng để đánh giá thành công của chiến dịch quảng cáo, marketing. Với các cách tối ưu chỉ số ROAS trong Marketing mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây thì bạn có thể áp dụng thành công để nâng cao hiệu quả kinh doanh có được doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Sự khác biệt giữa ROI và ROAS là gì?


Tương tư ROAS thì ROI là một chỉ số lợi nhuận dựa trên doanh số bán hàng kèm theo chi phí quảng cáo. Trong đó ROI được tính dựa trên lợi nhuận ròng sau khi trừ đi các chi phí phát sinh. Nó là chỉ số ngắn hạn không phải dài hạn hay cho các kế hoạch đầu tư dài hạn. ROI là thước đo lợi nhuận và doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được lợi nhuận lớn với chi phí thấp nhất. Còn ROAS được tính dựa trên chi phí quảng cáo giúp doanh nghiệp đo lường doanh thu trên mỗi đồng mà doanh nghiệp cho quảng cáo. 

ROAS bao nhiêu được coi là lý tưởng nhất?

Việc đánh giá ROAS bao nhiêu là tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kênh truyền thông, mục tiêu của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, ROI,… Không có một số cụ thể về ROAS bao nhiêu là tốt nhưng phổ biến là tỷ lệ 4:1 tức là doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng quảng cáo thì muốn thu về ít nhất là 4 đồng. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn. Tuy nhiên một số doanh nghiệp yêu cầu ROAS cao phải đạt tỷ lệ 10:1 để duy trì lợi nhuận nhưng một số công ty cần mức tăng trưởng vừa phải. 

5/5 - (1 vote)