Google Shopping là công cụ thể thiếu trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi triển khai chiến dịch quảng cáo thì bạn cần tải danh sách sản phẩm lên Google Merchant Center để cung cấp thông tin cho Google. Việc tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm trên Google Shopping không chỉ giúp nâng cao doanh số và tăng khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Trong bài viết dưới đây, Optimal Agency sẽ chia sẻ đến bạn cách tối ưu nguồn cấp dữ liệu Google Shopping hiệu quả.
Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping là gì?
Là tệp dữ liệu được lưu trữ trong Google Merchant Center. Để hiển thị thông tin sản phẩm trên Google Shopping thì nhà quảng cáo cần cung cấp thông tin sản phẩm chi tiết gồm tên, mô tả, hình ảnh, giá cả cùng các thông tin khác. Dựa trên các thuộc tính này thì Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping sẽ nhóm các sản phẩm này lại với nhau.
Thay vì sử dụng hệ thống giá thầu như thông thường thì Google Shopping sẽ lấy nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của các nhà bán hàng và trang web trực tuyến để hiển thị thông tin sản phẩm, giá cả cho người dùng. Các thông tin này cung cấp cho người dùng các mục có liên quan nhất để đáp ứng với truy vấn tìm kiếm của họ. Điều này nghĩa là dữ liệu mà doanh nghiệp đưa vào Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping sẽ tác động trực tiếp đến vị trí hiển thị quảng cáo và hiệu suất của chúng.
Việc tối ưu hóa Nguồn cấp dữ liệu Google Shopping rất quan trọng bởi nó giúp bộ máy tìm kiếm của Google có thể đọc và hiểu thông tin đồng thời hiển thị sản phẩm cho những kết quả tìm kiếm liên quan. Điều này tác động đến tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh thu cửa hàng trực tuyến.
Cách tối ưu nguồn cấp dữ liệu Google Shopping hiệu quả
Tối ưu tiêu đề sản phẩm
Yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng nhấp vào quảng cáo đó chính là tiêu đề. Hãy giữ cho tiêu đề sản phẩm dễ hiểu bằng cách chọn lọc thông tin phù hợp và hấp dẫn. Trong tiêu đề sản phẩm bạn cần đảm bảo phải chứa từ khóa chính để tăng khả năng quảng cáo được hiển thị. Tạo tiêu đề với công thức: Thương hiệu + sản phẩm + từ khóa + thông số kỹ thuật sẽ tối ưu hóa số lượt hiển thị, mức độ tương tác, tỷ lệ nhấp và chuyển đổi.
Những từ khóa tìm kiếm càng dài và chi tiết thì tỷ lệ chuyển đổi cao. Bởi những từ khóa này thể hiện được đúng nhu cầu và mong muốn của người dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Do đó bạn hãy thêm vào tiêu đề các thông tin: thương hiệu, màu sắc, giới tính, kích cỡ,… Điều này sẽ tăng khả năng quảng cáo hiển thị cho các từ khóa tìm kiếm chi tiết. Bạn nên sắp xếp những thông tin quan trọng ở vị trí đầu tiên trong tiêu đề.
Một số loại sản phẩm sẽ có những thông số kỹ thuật bạn không nên bỏ qua trong tiêu đề sản phẩm. Trong tiêu đề sản phẩm bạn nên cung cấp các thông tin chi tiết giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm đúng mục đích. Mặc dù tiêu đề sản phẩm càng chi tiết càng tốt nhưng bạn vẫn phải đảm bảo trong độ dài cho phép để quảng cáo hiển thị tối ưu trên Google Shopping. Google cho phép tải lên sản phẩm có tiêu đề tối đa là 150 ký tự tuy nhiên bạn chỉ nên đảm bảo tiêu đề sản phẩm khoảng 70 – 100 ký tự. Bạn nên tối ưu hóa độ dài tiêu đề trông chuyên nghiệp hơn.
Tối ưu mô tả sản phẩm
Bên cạnh tiêu đề thì bạn cần phải tối ưu mô tả sản phẩm với độ dài vừa phải để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để người dùng để thúc đẩy quá trình mua hàng. Hãy viết mô tả chính xác và rõ ràng với các từ khóa liên quan để cung cấp thông tin cho Google xác định những từ khóa để hiển thị quảng cáo. Tương tự tiêu đề thì mô tả sản phẩm cũng cần phải sắp xếp các thông tin quan trọng lên trước để người dùng có thể tìm thấy nhanh chóng.
Kiểm soát danh mục sản phẩm của Google
Bạn có thể tải về danh sách các danh mục của Google để tìm cách phân loại và lựa chọn danh mục sản phẩm chính xác. Với mỗi sản phẩm bạn có thể chọn một danh mục trong 5.427 danh mục của Google. Bạn nên chọn danh mục chính xác nhất với sản phẩm của mình. Danh mục mà bạn chọn càng chi tiết thì càng giúp Google định vị chính xác sản phẩm của bạn. Trong trang quản trị ứng dụng Google Shopping bạn có thể tạo liên kết giữa danh mục sản phẩm có trên website với một danh mục sản phẩm của Google với một cú click.
Tối ưu loại sản phẩm
Nếu bạn không chọn được danh mục sản phẩm trong danh sách các danh mục sản phẩm của Google thì hãy điền vào trường thông tin đường dẫn danh mục trên website của bạn. Ngoài việc thêm đường dẫn danh mục website thì bạn hãy thêm mô tả nếu cần.
Sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao
Hình ảnh sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc tăng số lượt nhấp vào quảng cáo Google Shopping. Bởi hầu hết người dùng bị thu hút bởi hình ảnh hơn là nội dung mô tả sản phẩm. Một trong những cách tối ưu nguồn cấp dữ liệu Google Shopping hiệu quả đó là tối ưu hình ảnh. Bạn nên sử dụng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao, rõ ràng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Đối với Google Shopping thì Google yêu cầu sử dụng hình ảnh có nền trắng. Hình ảnh chèn text, watermark hoặc logo sẽ bị cấm chạy quảng cáo, trừ khi logo được in trực tiếp lên sản phẩm. Bạn nên đảm bảo hình ảnh bắt mắt, đủ ánh sáng kích thích khách hàng nhấp vào quảng cáo mua hàng.
Công khai giá bán đầy đủ
Mặc dù hình ảnh là yếu tố gây ấn tượng và thu hút khách hàng nhưng giá bán lại là yếu tố khiến khách hàng có quyết định nhấp vào quảng cáo hay không. Nếu như bạn kinh doanh các mặt hàng có sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán thì quảng cáo sẽ khó đạt được hiệu quả mà còn gây lãng phí ngân sách. Còn nếu sản phẩm của bạn độc đáo và chưa phổ biến trên thị trường thì giá bán không phải là vấn đề đáng ngại.
Thêm tên thương hiệu
Tên thương hiệu là một trường thông tin bắt buộc trong nguồn cấp dữ liệu của Google Shopping. Cho dù bạn kinh doanh sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng hay sản phẩm local thì đều cần phải có nhãn hiệu và cung cấp đầy đủ thông tin cho Google. Hơn nữa, việc thêm tên thương hiệu cho các sản phẩm giúp quảng cáo hiển thị với các truy vấn tìm kiếm có liên quan với tỷ lệ chuyển đổi rất cao.
Nhập mã GTIN và MNP
Nếu sản phẩm bạn kinh doanh, chạy quảng cáo Google Shopping có mã vạch thì hãy nhập đầy đủ trường thông tin. Bởi điều này sẽ giúp Google có thể nhanh chóng định danh sản phẩm và làm giảm khả năng quảng cáo bị từ chối. Trường hợp mặt hàng bạn kinh doanh là sản phẩm local thì trường thông tin này có thể bỏ qua. Tuy nhiên những thông tin mà bạn cung cấp càng chi tiết thì Google có thể hiểu và nhận diện được sản phẩm. Từ đó góp phần giúp tăng số lượt hiển thị của quảng cáo Google bấy nhiêu.
Các thông tin bắt buộc khác
Bạn hãy điền đầy đủ các thông tin một cách chính xác trong trường thông tin bắt buộc với mọi sản phẩm có trong nguồn cấp dữ liệu. Với ID sản phẩm thì bạn hãy điền ID gồm đầy đủ chữ, số với tối đa 50 ký tự. Bạn có thể sử dụng mã SKU để điền vào trường thông tin này. Tuyệt đối không chỉnh sửa ID sản phẩm khi chạy quảng cáo nếu không muốn gặp lỗi.
Ở trường Quản lý kho có các tùy chọn Còn hàng, Hết hàng, Đặt trước. Bạn hãy thường xuyên cập nhật tình trạng kho hàng sản phẩm bởi nếu Google phát hiện sai lệch trong nguồn cấp dữ liệu và website thì quảng cáo sẽ bị tạm dừng. Đối với trường tình trạng hàng hóa sẽ bao gồm các tùy chọn mới và cũ.
Tạo nhãn tùy chỉnh
Dù việc thêm nhãn tùy chỉnh sẽ không giúp sản phẩm hiển thị cho những truy vấn tìm kiếm mong muốn tuy nhiên đây lại là cách để tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu Google Shopping hiệu quả. Việc thêm nhãn tùy chỉnh không chỉ giúp mô tả các thuộc tính của nhóm sản phẩm mà còn có thể giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa quảng cáo cho các chiến dịch sau này.
Theo nhận định từ các chuyên gia thì Google Shopping là một kênh quảng cáo, bán hàng hiệu quả với tỷ nhấp và chuyển đổi cao hơn so với các loại quảng cáo khác. Tuy nhiên để tối đa hóa doanh thu thì bạn cần biết cách tối ưu nguồn cấp dữ liệu Google Shopping.
Mời bạn xem thêm:
- Nguyên tắc ABCD của Google là gì? Cách áp dụng nguyên tắc
- Cách kiểm tra từ khóa trên Google Adwords như thế nào cho đúng?
- Cách thu hút khách hàng trên Google Ads như thế nào cho hiệu quả?
Câu hỏi thường gặp
Vì nguồn cấp dữ liệu hàng tồn kho tập trung vào tính khả dụng và giá của sản phẩm, nên bạn nên luôn cập nhật nó càng sớm càng tốt. Bạn có thể cập nhật nguồn cấp dữ liệu hàng tồn kho theo định kỳ bằng Google. Dù vậy bạn chỉ có thể thực hiện việc này một lần một ngày bằng cách thủ công hoặc tự động qua việc lấy nguồn cấp dữ liệu của mình hoặc thông qua bên thứ ba.
Google khuyến nghị rằng mỗi tệp nguồn cấp dữ liệu XML không được lớn hơn 500 MB. Trường hợp tệp XML được nén ở dạng GZIP thì kích thước tệp gốc sẽ không được vượt quá dung lượng cho phép là 500 MB.