Cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing thành công 2024

Ngày nay, Affiliate Marketing trở thành hình thức kinh doanh, kiếm tiền phổ biến dành cho nhà sáng tạo nội dung hay các Influencer, blogger,… Đây còn là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ để đạt được mục tiêu kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về Affiliate Marketing cũng như cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing hiệu quả với chi phí tối ưu nhất. Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Optimal Agency nhé!

Affiliate Marketing là gì?

Hay còn gọi là tiếp thị liên kết là mô hình kinh doanh trực tuyến trong đó các nhà phân phối (affiliate/publisher) sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng của họ để thực hiện hoạt động quảng bá và thu hút khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp (advertiser/merchant). Nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công hoặc mỗi hành động cụ thể mà khách hàng thực hiện. 

Hình thức kinh doanh tương tự với mô hình cộng tác viên cho các shop bán hàng online. Để kiếm tiền trên nền tảng này thì bạn cần lựa chọn sản phẩm để tiếp thị và thu hút được nhiều người quan tâm và mua hàng qua link affiliate đã tạo sẵn. Khi có người mua sản phẩm từ link mà bạn tạo ra thì bạn sẽ được tính hoa hồng. 

Về cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing thì nhà phân phối có nhiệm vụ tiếp cận và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Thông qua các phương tiện trực tuyến như website, blog, mạng xã hội, email marketing, video, quảng cáo trực tuyến,… nhà phân phối sẽ đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. 

Mô hình này mang đến lợi ích cho cả nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ và nhà phân phối. Khi nhà cung cấp có thể sử dụng mạng lưới affiliate để quảng cáo, bán hàng và nhà phân phối có thể kiếm tiền thông qua việc giới thiệu, tiếp thị sản phẩm của người khác mà không phải tạo ra sản phẩm hay chịu trách nhiệm về quá trình vận hành kinh doanh. Affiliate Marketing có vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến của doanh nghiệp. 

Các thành phần cấu tạo nên mô hình affiliate marketing

Các thành phần cấu tạo nên mô hình affiliate marketing

Trong mô hình affiliate marketing được tạo thành bởi 4 yếu tố chính sau đây: 

  • Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến nhiều khách hàng mục tiêu để nâng cao hiệu quả kinh doanh trực tuyến. 
  • Nhà phân phối (Affiliate/Publisher): Những cá nhân, đơn vị có kiến thức chuyên môn về tiếp thị, quảng bá sở hữu các trang web, blog, tài khoản mạng xã hội,… có thể quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ do nhà phân phối cung cấp đến khách hàng tiềm năng.
  • Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Là nền tảng kết nối giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Đây là bên trung gian đứng ra giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa 2 bên, theo dõi và đánh giá hiệu quả quảng cáo. Nó cũng là nơi cung cấp các nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner quảng cáo, thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối. 
  • Khách hàng (End User): Người trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ hoặc là khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động mà nhà cung cấp mong muốn như để lại thông tin liên hệ, xem sản phẩm. 

Lợi ích của Affiliate marketing đối với doanh nghiệp 

Không chỉ là mô hình kinh doanh kiếm tiền online mà Affiliate marketing còn là phương thức quảng bá, tiếp thị sản phẩm dịch vụ hiệu quả của doanh nghiệp. Tiếp thị liên kết mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau: 

Tiếp cận được đông đảo khách hàng 

Hầu hết, các link affiliate được đăng tải trên các trang web có lượng người truy cập đông đảo hoặc các trang mạng xã hội nổi tiếng như Tiktok, Facebook,… Điều này dẫn đến số lượng khách hàng tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp sẽ tiếp cận được lượng lớn khách hàng mục tiêu và mức độ phổ biến của sản phẩm, thương hiệu cũng tăng lên. 

Theo kịp xu hướng thời đại 

Ở trong kỷ nguyên số, công nghệ kỹ thuật được áp dụng vào mọi lĩnh vực trong đó cả marketing. Bằng cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing, doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí và nguồn lực cũng như thời gian để tiếp cận khách hàng mục tiêu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp chỉ cần phải chi trả phí tiếp thị cho người làm Affiliate khi khách hàng đã mua hàng. 

Hiểu rõ hơn insight khách hàng 

Khi triển khai chiến dịch Affiliate Marketing thì doanh nghiệp sẽ thu được dữ liệu về số lượng người dùng tương tác, thực hiện hành động chuyển đổi. Qua việc phân tích những dữ liệu này thì doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng. Đồng thời xác định được kênh mang lại nhiều khách hàng tiềm năng nhất cho sản phẩm của mình. Từ đó tập trung nguồn lực và kênh đó để nâng cao hiệu quả tối đa. 

Giảm số lượng người dùng ảo 

Khác với các hình thức quảng bá khác, Affiliate Marketing thì sẽ giảm được số lượng click ảo. Bởi chỉ những khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ thì mới nhấp vào liên kết để tìm hiểu và thực hiện hành động cụ thể. Với tiếp thị liên kết thì doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác khách hàng mục tiêu của mình. 

Phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường

Thông qua sự tiếp thị, quảng bá của hệ thống nhà phân phối đông đảo thì Affiliate Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu trên quy mô lớn. Bằng việc đăng tải link quảng cáo trên các trang web có lưu lượng truy cập và tương tác cao hay mạng xã hội nổi tiếng thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng nhanh chóng. Nhờ đó thương hiệu có thể thâm nhập thị trường sâu hơn và mở rộng thị trường tiềm năng.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn hướng dẫn cách làm affiliate marketing chi tiết, hiệu quả đem lại doanh thu cao cho bạn.

Cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 

Thiết lập mục tiêu rõ ràng

Trước khi triển khai bất cứ chiến dịch nào thì bạn cũng cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng, phù hợp. Bởi yếu tố này sẽ định hướng cho toàn bộ chiến dịch của bạn hoạt động tốt nhất cũng như giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả. Một số mục tiêu tiếp thị liên kết thường gặp gồm tăng trưởng doanh thu, tăng lưu lượng truy cập vào trang giới thiệu sản phẩm, thu thập thông tin khách hàng, nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu. Bạn nên áp dụng nguyên tắc SMART để thiết lập mục tiêu phù hợp. 

Xác định đúng đối tượng mục tiêu 

Bằng việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về insight của khách hàng để lựa chọn nhà phân phối phù hợp và đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể xác định được loại nội dung cần triển khai cho chiến dịch Affiliate Marketing để đạt được kết quả tốt nhất. 

Quá trình nghiên cứu khách hàng sẽ dựa trên các yếu tố nhân khẩu học, hành vi, sở thích,… thông qua phỏng vấn hay khảo sát. Qua đó doanh nghiệp có thể phác họa được chân dung khách hàng mục tiêu và hình dung được hành trình mua hàng của khách hàng.  

Lựa chọn hình thức Affiliate Marketing phù hợp

Dựa trên mục tiêu đã thiết lập cùng chân dung của khách hàng mục tiêu đã xác định thì doanh nghiệp sẽ đánh giá và lựa chọn hình thức tiếp thị liên kết hiệu quả tối ưu nhất. Các hình thức affiliate marketing phổ biến gồm Product Launch, Authority Site, Niche Site, trả tiền trên mỗi hành động (CPA/CPC), trả tiền cho mỗi đơn hàng (CPS),… Ví dụ nếu mục tiêu là tăng doanh số bán hàng thì bạn nên lựa chọn hình thức trả tiền cho mỗi đơn hàng.

Xây dựng chính sách hoa hồng

Hoa hồng hay thu nhập của nhà phân phối là động lực lớn nhất giúp nhà phân phối làm việc hiệu quả và năng suất. Vì vậy, doanh nghiệp nên có chính sách hoa hồng phù hợp với điều khoản rõ ràng để các bên thuận tiện theo dõi, tránh xảy ra tranh chấp. Chính sách hoa hồng là cơ sở để doanh nghiệp thảo luận với các người làm Affiliate về lợi ích họ nhận được.  

Tìm kiếm đối tác affiliate marketing

Đối tác affiliate là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của chiến dịch affiliate marketing. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn đối tác affiliate phù hợp với khách hàng mục tiêu giúp nâng cao hiệu suất của chiến dịch tiếp thị. Hiện nay có thể nhiều đối tác tiếp thị liên kết từ nhiều nền tảng mạng xã hội tuy nhiên bạn nên chọn đối tác có lượng người theo dõi đông đảo và có khả năng tác động đến hành vi mua hàng của người dùng. Khi tìm kiếm và lựa chọn được đối tác phù hợp thì doanh nghiệp hãy liên hệ và thảo luận về chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ cũng như chính sách hoa hồng để lên kế hoạch thực thi hiệu quả. 

Theo dõi và quản lý hiệu quả của chiến dịch 

Để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý chiến dịch Affiliate Marketing thì doanh nghiệp nên sử dụng các hệ thống theo dõi hiệu suất tiếp thị liên kết với khả năng đo lường, cập nhật và tổng hợp các chỉ số. Bằng cách này thì doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả tiếp thị liên kết của từng nhà phân phối để có sự điều chỉnh kịp thời. 

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về một hình thức kinh doanh, kiếm tiền và đây cũng là một phương thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ hiệu quả cho doanh nghiệp. Thông qua việc hiểu và nắm rõ cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing thì bạn có thể áp dụng thành công để nâng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình Affiliate Marketing? 

Thay vì lựa chọn các hình thức marketing khác thì nếu doanh nghiệp chọn Affiliate Marketing sẽ nâng cao được hiệu suất bán hàng, giảm chi phí quảng cáo, không phải chịu rủi ro về quá trình phân phối khi phải chi hoa hồng cho những đơn hàng không thành công. Sản phẩm được đến đúng đối tượng mục tiêu, tiêu tốn ít nguồn lực hơn và doanh nghiệp có thể kiểm soát, đánh giá hiệu quả của hoạt động tiếp thị. 

Những doanh nghiệp nào phù hợp áp dụng mô hình Affiliate Marketing? 

Affiliate Marketing phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hoạt động trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại điện tử, tài chính, dịch vụ online,… Với phương pháp quảng bá, tiếp thị này thì doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu, nâng cao doanh số bán hàng và tối ưu chi phí hiệu quả. Bởi doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho nhà phân phối mỗi khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. 

5/5 - (1 vote)