Trong chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì truyền thông marketing có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, kết nối với khách hàng mục tiêu, xây dựng niềm tin và nâng cao sự nhận thức về thương hiệu cùng thúc đẩy doanh số bán hàng. Bạn đã biết cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả hay chưa? Bài viết này, Optimal Agency sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề này bạn hãy tham khảo nhé!
Truyền thông Marketing là gì?
Được hiểu là việc sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp để khách hàng mục tiêu. Với mục đích là tạo sự nhận thức, thúc đẩy sự tâm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Đồng thời tạo dựng niềm tin, thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ cùng thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả cần phải có mục tiêu cụ thể, đối tượng mục tiêu rõ ràng và các hoạt động truyền thông được lên kế hoạch cũng như triển khai một cách hợp lý. Với sự bùng nổ của công nghệ, truyền thông marketing đang có những sự thay đổi đáng kể. Thay vì sử dụng các công cụ truyền thống thì doanh nghiệp sử dụng các công cụ truyền thông số để tiếp cận khách hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Doanh nghiệp sử dụng 2 phương thức truyền thông marketing chính để tiếp cận khách hàng. Trong đó, truyền thông phi cá thể là phương thức truyền thông nhắm đến tệp khách hàng lớn thay vì từng cá thể. Nó bao gồm quảng cáo truyền hình, trưng bày sản phẩm tại điểm bán hàng,… Truyền thông cá nhân là phương thức có sự tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể là việc gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng, email marketing,…
Vai trò của truyền thông marketing đối với doanh nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển hoạt động kinh doanh đều cần phải triển khai chiến lược truyền thông marketing phù hợp. Những chiến lược này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bằng cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing thì doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích sau:
Xây dựng nhận thức về thương hiệu
Thông qua các hoạt động quảng bá thì doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu, tăng sự nhận thức về thương hiệu. Khi khách hàng nhớ đến và tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ khách hàng mục tiêu thành khách hàng thực.
Tiếp cận và thu hút khách hàng
Bằng việc sử dụng các kênh truyền thông như quảng cáo, truyền hình, mạng xã hội,… thì doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Đồng thời truyền tải những thông điệp mong muốn, gợi sự tò mò và tạo hứng thú về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó thuyết phục khách hàng tiềm năng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại
Các chiến lược truyền thông marketing giúp doanh nghiệp duy trì sự tương tác với khách hàng cũ thông qua các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng,… Điều này tạo dựng niềm tin và gia tăng lòng trung thành của khách hàng đồng thời khuyến khích họ quay trở lại mua hàng.
Nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing và tăng doanh số
Khi sử dụng các kênh truyền thông thì doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin đến khách hàng mà còn nhận được những đánh giá, phản hồi của họ. Qua những chiến dịch này thì doanh nghiệp sẽ có thêm dữ liệu về khách hàng để nghiên cứu sản phẩm và tối ưu hiệu quả của các chiến dịch marketing tổng thể. Một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số bán hàng và lợi nhuận.
Rút ngắn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp
Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì đòi hỏi quá trình thực thi các hoạt động tiếp thị liên tục và hiệu quả. Nhờ việc triển khai các hoạt động truyền thông marketing thì chu kỳ bán hàng sẽ được rút ngắn lại. Bởi khi khách hàng đã có sự nhận thức về thương hiệu và sự tin tưởng nhất định về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy quá trình ra quyết định của mua hàng của khách hàng một cách nhanh chóng.
Tạo lợi thế cạnh tranh
Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt thì việc triển khai chiến lược truyền thông marketing nhấn mạnh vào những lợi ích, giá trị mà khách hàng nhận được sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ.
Các kênh truyền thông marketing phổ biến bạn nên biết
Khi áp dụng cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing thì việc sử dụng các kênh truyền thông là điều cần thiết. Mỗi kênh sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn kênh truyền thông nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, đối tượng, ngân sách và thị trường. Sau đây là một số kênh truyền thông được doanh nghiệp ưa chuộng gồm:
Mạng xã hội bao gồm Facebook, Tiktok, Instagram,… là các mạng xã hội phổ biến với lượng người dùng lớn. Kênh truyền thông này được sử dụng để tương tác với khách hàng tiềm năng và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
Email marketing là kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận, tương tác với từng khách hàng. Để triển khai chiến dịch truyền thông marketing trên kênh này thì doanh nghiệp cần có danh sách email khách hàng tiềm năng rồi tạo nội dung hấp dẫn và sử dụng công cụ tự động hóa để thực thi và đo lường.
Website là một kênh truyền thông quan trọng và người dùng luôn chủ động tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ trước khi mua. Các trang web tối ưu SEO sẽ có được thứ hạng cao trên trang tìm kiếm, tăng lưu lượng truy cập và thúc đẩy chuyển đổi.
Quảng cáo truyền thống qua báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh vẫn là phương tiện truyền thông hiệu quả với một số sản phẩm, dịch vụ. Mặc dù các kênh này có chi phí khá đắt đủ nhưng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng lớn.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các thông tin khác như cách tạo chiến dịch Inbound Marketing.
Cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing chi tiết
Một chiến lược truyền thông marketing được triển khai đầy đủ theo các bước sau đây bạn hãy tham khảo:
Thiết lập mục tiêu chiến dịch
Việc định hình cho mục tiêu là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả. Xác định rõ mục tiêu sẽ định hướng cho toàn bộ chiến dịch truyền thông marketing đi đúng hướng. Dựa trên mục tiêu thì doanh nghiệp có thể đặt ra KPI phù hợp, có khả thi. Hơn nữa, mục tiêu là yếu tố được sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch. Để thiết lập được mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải định rõ mục tiêu kinh doanh, mục tiêu truyền thông, đối tượng tiếp cận, đặc điểm sản phẩm, dịch vụ,…
Xác định đối tượng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất của chiến dịch truyền thông marketing. Việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp định rõ thông điệp, kênh truyền thông và ngân sách cho chiến dịch phù hợp. Khi nghiên cứu và phân tích đối tượng mục tiêu thì bạn cần dựa trên các yếu tố nhân khẩu học, hành vi,… Từ đó xây dựng chân dung khách hàng và hành trình mua hàng cụ thể. Việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền tải sẽ càng mang tính thuyết phục cao.
Xây dựng thông điệp truyền thông marketing
Dựa trên việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp cần xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp. Doanh nghiệp cần đảm bảo thông điệp của chiến dịch truyền thông có tính chuẩn xác, rõ ràng và khả năng ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể tạo được sự liên kết mạnh mẽ giữa sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu và nhóm khách hàng mục tiêu.
Một thông điệp truyền thông marketing thành công đòi hỏi sự sáng tạo và khác biệt. Những thông điệp của các doanh nghiệp đang cạnh tranh trên thị trường đều hướng đến một nhóm khách hàng và giải quyết cùng một vấn đề nhưng khác biệt ở cách truyền tải. Các thông điệp được sáng tạo với những điểm thu hút, nổi bật,… sẽ được khách hàng ghi nhớ.
Sau khi xác định được thông điệp chính thì các marketer cần phát triển thành các thông điệp phù. Những thông điệp này cần dễ hiểu, dễ nhớ và nhấn mạnh vào những lợi ích mà khách hàng nhận được. Bây giờ giờ bạn hãy thử nghiệm các thông điệp và điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp đến đối tượng khách hàng.
Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Nếu đã xác định được thông điệp muốn truyền tải thì bước tiếp theo là bạn hãy lựa chọn để truyền tải. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều kênh truyền thông khác nhau hoặc kết hợp đồng thời nhiều kênh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để lựa chọn được kênh truyền thông tiếp cận khách hàng phù hợp thì doanh nghiệp cần căn cứ vào một số yếu tố. Bao gồm khách hàng mục tiêu, mục tiêu truyền thông, thông điệp truyền thông, ngân sách chiến dịch.
Triển khai, đo lường, đánh giá và tối ưu chiến dịch
Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố thì doanh nghiệp hãy tiến hành triển khai chiến lược truyền thông marketing theo đúng kế hoạch. Sử dụng các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp và tiếp cận khách hàng mục tiêu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Sau khi đã triển khai chiến lược truyền thông marketing thì bạn cần phải thường xuyên theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả để có sự điều chỉnh phù hợp.
Để đo lường hiệu quả truyền thông thì doanh nghiệp có thể so sánh hiệu quả hoạt động truyền thông đạt được so với mục tiêu ban đầu đề ra. Các chỉ số đánh giá hiệu suất của chiến dịch dựa trên mục tiêu gồm số lượt tương tác, độ phủ, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng, lợi nhuận,… Dựa trên những dữ liệu này thì doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án điều chỉnh để nâng cao hiệu quả triển khai chiến dịch truyền thông marketing tiếp theo.
Hoạt động truyền thông marketing ngày càng trở phổ biến và được nhiều doanh nghiệp quan tâm để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận với khách hàng. Với cách xây dựng chiến lược truyền thông marketing mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì mong rằng bạn có thể áp dụng thành công để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Điều này cực kỳ hữu ích trong thời kỳ nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Mời bạn xem thêm:
- Cách xây dựng chiến dịch Affiliate Marketing thành công 2024
- Nhân khẩu học trong Marketing là gì? Cách áp dụng hiệu quả
- Top 7 công cụ truyền thông marketing tích hợp cần biết 2024
Câu hỏi thường gặp
Các kênh truyền thông marketing rất đa dạng và mỗi kênh sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Khi triển khai chiến dịch truyền thông marketing thì bạn cần phải lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Để làm được điều đó thì bạn cần dựa trên các yếu tố như mục tiêu truyền thông, đối tượng khách hàng, ngân sách, thị trường mục tiêu,…
Hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Nếu như truyền thông marketing giúp doanh nghiệp truyền tải những thông tin về lợi ích, giá trị của sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Từ đó thuyết phục khách hàng có mong muốn trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ giúp nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả hiệu kinh doanh thì truyền thông marketing cần phải kết hợp với xúc tiến thương hiệu. Điều này sẽ tạo ra cơ hội truyền tải thông tin thúc đẩy khách hàng dùng thử sản phẩm và gây ấn tượng với khách hàng. Theo thời gian, doanh nghiệp sẽ tạo dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.