Mọi doanh nghiệp đều mong muốn website của mình có được xếp hạng cao trên Google. Bởi khi có thứ hạng cao thì doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng cao giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi ra doanh số. Tuy nhiên việc cải thiện hạng của một trang web trên Google cần nhiều thời gian. Hiểu rõ điều đó, bài viết hôm nay Optimal Agency sẽ chia sẻ tới bạn cách xếp hạng cao hơn trên Google nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Xếp hạng Google là gì?
Các số liệu xếp hạng của Google được sử dụng để sắp xếp hàng tỷ trang web nhằm đáp ứng mục đích tìm kiếm. Thông qua việc cung cấp các kết quả tìm kiếm hữu ích và phù hợp nhất trong thời gian ngắn.
Những miền của website đạt được thứ hạng qua quy trình thuật toán của Google xem xét các yếu tố khác nhau để đánh giá chất lượng, mức độ liên quan và tiện ích của câu trả lời cho truy vấn tìm kiếm.
Google xếp hạng các trang web như thế nào?
Về cách Google xếp hạng một trang web sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau:
Đầu tiên là quá trình thu thập dữ liệu khi Google sử dụng trình thu thập thông tin để tìm các trang web trên Internet. Sau khi tìm thấy một trang web và thu thập thông tin, Google sẽ tải xuống mọi thứ trên trang đó xuống gồm: văn bản, hình ảnh, video.
Kế tiếp Google sẽ phân tích văn bản, hình ảnh và video trên trang web. Sau đó, Google có thể chọn lưu trữ thông tin trong chỉ mục của mình dựa trên cơ sở dữ liệu về các trang web. Cuối cùng thì Google sẽ hiển thị kết quả từ chỉ mục của nó có liên quan đến nội dung ai đó đang tìm kiếm.
Để xác định vị trí xếp hạng của trang web thì Google sử dụng thuật toán gồm 200 yếu tố để phân tích ý nghĩa của truy vấn tìm kiếm. Sau đó nó sẽ cố gắng khớp trang phù hợp nhất với truy vấn mà người dùng đã thực hiện. Dựa trên các yếu tố: chất lượng nội dung, mức độ liên quan và khả năng thân thiết với thiết bị di động, hiệu suất trang và các liên kết ngược.
Thuật toán của Google sử dụng dữ liệu tương tác để tìm hiểu một trang web có phải là kết quả tìm kiếm tối ưu nhất không. Nếu nhiều người dùng nhấp vào một trang web và dành vài giây trên trang đó rồi nhấp lại. Khi đó trang web sẽ dần dần bị tụt xuống thứ hạng thấp hơn.
Google sử dụng công nghệ máy học thông minh để hiểu nội dung của một trang web. Cách xếp hạng cao hơn trên Google đó là bạn hãy tạo ra nội dung chất lượng, phù hợp và độc đáo hơn đối thủ cạnh tranh.
Tại sao xếp hạng cao hơn trên Google lại quan trọng?
Có được xếp hạng cao hơn trên Google rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay bởi những lý do sau:
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy số lượt nhấp chuột của người dùng chủ yếu là vào các kết quả hàng đầu trên Google. Điều này giúp thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra các khách hàng tiềm năng có giá trị cho doanh nghiệp của bạn.
Hệ thống xếp hạng của Google được thiết kế để hiển thị nội dung có liên quan và đáng tin cậy nhất ở trên cùng. Khi trang web của bạn được xếp hạng tốt thì điều đó giúp tăng cường sự uy tín và tin cậy cho doanh nghiệp của bạn trong mắt người dùng. Từ đó chuyển trực tiếp thành tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn có thể đang nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng. Khi bạn biết cách xếp hạng cao hơn trên Google giúp trang web của bạn có thứ hạng cao và giành được lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
Sở hữu thứ hạng cao hơn trên Google không chỉ giúp có thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu chi phí và thúc đẩy lợi tức đầu tư (ROI) tiếp thị của bạn.
Khi trang web của bạn được xếp hạng tốt thì có thể tiếp tục thu hút nhiều lưu lượng truy cập
Việc hiểu được tầm quan trọng của xếp hạng Google yếu tố rất quan trọng để cải thiện khả năng hiển thị trang web của bạn. Google sử dụng các thuật toán phức tạp để xác định mức độ liên quan và chất lượng của trang web.
Một yếu tố quan trọng là tối ưu hóa từ khóa. Bằng cách nghiên cứu các từ khóa liên quan đến nội dung của bạn và triển khai chúng một cách chiến lược thì bạn sẽ tăng cơ hội xếp hạng cao hơn.
Hơn nữa, bạn cần quan tâm đến backlinks bởi nếu trang web của bạn nhận được các liên kết ngược chất lượng cao từ các trang web uy tín thì báo hiệu cho Google rằng nội dung của bạn có giá trị.
Trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng website của bạn trên Google. Bạn hãy tối ưu hóa trang web của mình qua các yếu tố để có được thứ hạng cao trên Google: tốc độ tải trang, thân thiện với thiết bị di động và nội dung hấp dẫn.
>>>Xem thêm: Chạy Google Ads có đáng không
Cách xếp hạng cao hơn trên Google
Nghiên cứu từ khóa
Trước khi bạn thực hiện việc tối ưu hóa trên trang web của mình để nâng cao thứ hạng trên Google thì cần xác định được bạn đang tối ưu hóa đến những từ khóa. Việc nghiên cứu từ khóa là cần thiết giúp bạn tập trung vào những tìm kiếm quan trọng nhất mang lại lợi nhuận.
Để làm được điều đó thì bạn cần xem lượng tìm kiếm của những từ khóa. Sau đó hãy xem xét giá trị của các từ khóa giúp bạn có được xếp hạng cao ở 5 vị trí đầu tiên dễ dàng hơn. Hơn nữa, bạn hãy chú ý đến xu hướng tìm kiếm của từ khóa. Thông qua việc theo dõi lịch sử của từ khóa để xác định xem nó có mang lại giá trị cho sự thành công lâu dài không.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tài liệu mà Google cung cấp để nghiên cứu từ khóa. Bằng cách xem xét các câu hỏi mà người dùng hỏi về từ khóa mục tiêu của bạn. Khi đó, bạn có thể hiểu ý định của họ và chọn từ khóa phụ cho phù hợp.
Khi lựa chọn từ khóa thì bạn cần xem xét các khía cạnh như chọn từ khóa liên quan đến nội dung bạn muốn xếp hạng. Hãy tạo ra những từ khóa phụ đồng nghĩa với từ khóa này. Đừng bỏ qua những từ khóa dài và tránh việc ăn thịt từ khóa.
Xây dựng cấu trúc trang web vững chắc
Một trong những công cụ quan trọng của tìm kiếm Google đó là trình thu thập thông tin để lập chỉ mục trên mọi trang web. Vì những trình thu thập thông tin này có khả năng lập chỉ mục trang web của bạn một cách chính xác nên bạn hãy làm cho nó dễ hiểu và điều hướng.
Khi bạn muốn nâng cao xếp hạng trên Google thì cần phải tạo cấu trúc trang web đáng tin cậy và đơn giản. Hệ thống phân cấp của các trang phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có một chuỗi lệnh hợp lý.
Các trang web của bạn không chỉ có cấu trúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà còn cần phù hợp với công cụ tìm kiếm. Những liên kết nội bộ được triển khai một cách bàn bản, có tổ chức và liên quan thì Google càng dễ dàng lập chỉ mục và xếp hạng nội dung của bạn.
Ngoài ra, bạn nên giữ những trang quan trọng nhất ở ba cấp độ đầu tiên trên trang web của bạn. Tránh các liên kết bị hỏng, chuyển hướng và đừng quên liên kết đến các trang có liên quan để không làm ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên Google.
Tạo nội dung hấp dẫn, có giá trị
Đây là một trong những cách xếp hạng cao hơn trên Google hiệu quả. Google đã trở thành công cụ tìm kiếm số một bằng cách cung cấp giá trị cho người dùng. Vì vậy, nếu bạn muốn trang web của mình có xếp hạng cao trên Google thì cần đảm bảo nội dung của mình hấp dẫn và mang tới nhiều giá trị cho người dùng. Để làm được điều đó thì bạn nghiên cứu thật kỹ đối tượng mục tiêu từ đó tạo ra những nội dung phù hợp và có giá trị.
>>>Tham khảo: cách sử dụng Google Data Studio
Xây dựng mạng lưới liên kết
Một trong những yếu tố để Google xác định có nên xếp hạng cao cho một trang web không đó là nó có nhiều liên kết ngược hay không. Backlinks là các liên kết đến trang web của bạn từ các trang web khác trực tuyến.
Khi tạo dựng mạng lưới liên kết thì bạn nên chủ động thu hút các liên kết ngược từ các trang web và blog có độ uy tín cao. Bên cạnh backlink, bạn còn phải liên kết tới cả trang nội bộ và trang bên ngoài.
Nếu nội dung trên trang web của bạn có càng nhiều liên kết nội bộ thì trình thu thập dữ liệu web càng dễ dàng lập chỉ mục các trang của bạn. Việc có các liên kết bên ngoài chất lượng cao sẽ giúp cải thiện thứ hạng và sự uy tín của trang web trên Google.
Cải thiện tốc độ tải trang
Nhiều nghiên cứu cho thấy khách truy cập sẽ từ bỏ truy cập một trang web nếu mất hơn 4 giây để tải. Tỷ lệ thoát tăng hơn bốn lần nếu một trang mất năm giây để tải so với một trang tải trong hai giây. Với những trang web có tỷ lệ thoát cao thì Google sẽ thấy rằng trang web đó không thực sự tốt và sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.
Lúc này, cách xếp hạng cao hơn trên Google đó bạn cần cải thiện tốc độ load trang. Bằng cách giảm số lượng tệp CSS và JavaScript trong đó cũng như tối ưu hóa kích thước và định dạng hình ảnh, ưu tiên định dạng ảnh JPEG. Ngoài ra, bạn có thể bật bộ đệm trong trình duyệt giúp người dùng truy cập vào trang web của bạn nhanh hơn.
Tối ưu hóa trang web của bạn cho thiết bị di động
Google coi tối ưu hóa thiết bị di động là yếu tố xếp hạng trang web. Do đó việc cung cấp trải nghiệm duyệt web liền mạch cho người dùng thiết bị di động là điều cần thiết. Khi đó bạn hãy đảm bảo trang web của mình có tốc độ phản hồi nhanh, tải nhanh và giao diện thân thiện với người dùng trên thiết bị di động.
Luôn theo dõi hiệu suất web và vị trí xếp hạng
Có rất nhiều yếu tố giúp nâng cao xếp hạng của trang web trên Google. Vì vậy bạn cần phải thường xuyên theo dõi hiệu suất của website và vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Để từ đó phát hiện được các vấn đề xảy ra kịp thời và có phương án điều chỉnh phù hợp giúp nâng cao thứ hạng cho trang web trên Google.
Qua những chia sẻ ở trên về những cách xếp hạng cao hơn trên Google hiệu quả. Mong rằng bạn có thể áp dụng thành công và nâng cao được thứ hạng website của mình trên Google nhé!
Có thể bạn muốn biết:
- Top 10 tiêu chí xếp hạng Website trên Google bạn cần biết
- Cách bán hàng trên Facebook Marketplace hiệu quả nhất
- Cách để được xác minh trên Instagram thành công 100%
Câu hỏi thường gặp
Nếu nội dung của bạn chất lượng, cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng và phù hợp với ngành cùng trang web được tối ưu trên các công cụ tìm kiếm thì mất khoảng 2 đến 6 tháng để nội dung được xếp hạng. Tuy nhiên thời gian có thể kéo dài đến 1 năm nếu có sự cạnh tranh gay gắt và trang web không được tối ưu. Trong trường hợp bạn muốn nội dung của mình nhanh được xếp hạng trên Google thì hãy kết hợp với chạy quảng cáo.
Internal link là một siêu liên kết liên kết đến một trang khác trên cùng một tên miền và nó có thể giúp Google tìm kiếm và lập chỉ mục các trang web của bạn. Liên kết nội bộ rất dễ tạo và không giống như liên kết ngược, bạn không phải đợi các trang web bên thứ ba khác liên kết lại với nội dung của bạn. Hãy đặt các liên kết nội bộ ở đầu trang web bởi điều này có thể giúp cải thiện tỷ lệ thoát và giúp nâng cao thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.