Influencer Marketing là một trong những hình thức tiếp thị phổ biến hiện nay được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nếu biết cách triển khai đúng đắn và chọn đúng Influencer thì hình thức truyền thông này giúp tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu, phát triển thương hiệu và gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, Optimal Agency sẽ chia sẻ tới bạn quy trình chiến khai chiến dịch Influencer Marketing thành công.
Influencer Marketing là gì?
Là hình thức tiếp thị trong đó các doanh nghiệp hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến khách hàng mục tiêu. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến một nhóm khách hàng thì bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ giúp bạn làm điều đó.
Ngày nay, việc khai thác sức mạnh của Influencer để triển khai chiến dịch Influencer Marketing là điều cần thiết. Bởi người dùng có xu hướng đặt niềm tin vào người thân hay những người mà họ quan tâm, tin tưởng. Do đó, người ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dễ dàng và tăng độ tin cậy của người dùng với thương hiệu.
Đặc biệt với những sản phẩm, thương hiệu mới thì việc sử dụng người ảnh hưởng trong chiến dịch Marketing giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đồng thời thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu, tăng lưu lượng traffic cho website cùng nâng cao doanh số bán hàng.
Nó có thể bao gồm nhiều hình thức như bài viết trên mạng xã hội, video trên YouTube, đánh giá sản phẩm, sự kiện tương tác, và nhiều hoạt động khác nhằm tạo ra sự tương tác tích cực giữa thương hiệu và đối tượng mục tiêu. Chiến lược này phổ biến trên các nền tảng như Instagram, YouTube, TikTok, và Facebook.
Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Influencer Marketing?
Bằng cách triển khai chiến dịch Influencer Marketing thì doanh nghiệp có thể nhận được những lợi ích như sau:
Tăng nhận thức về thương hiệu và phạm vi tiếp cận
Khi lựa chọn được influencer phù hợp với sản phẩm thì thương hiệu của bạn dễ dàng tiếp cận được một lượng lớn người dùng. Đặc biệt là khi doanh nghiệp hợp tác với influencers có tầm ảnh hưởng lớn thì khả năng tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và nâng cao độ nhận diện về thương hiệu của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Xây dựng uy tín và niềm tin
Các Influencer đã xây dựng được mối quan hệ tin tưởng, thân thiết với người hâm mộ của họ. Vì vậy, những người theo dõi họ thường có xu hướng tin tưởng vào những ý kiến, lời khuyên được đưa ra bởi người có tầm ảnh hưởng. Nhờ đó những thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ mà các influencer đề xuất sẽ nhận được sự quan tâm, tin tưởng của mọi người. Điều này có hiệu quả trong việc nâng cao uy tín của thương hiệu trên thị trường.
Thúc đẩy quyết định mua hàng
Cộng tác với những influencer phù hợp với thương hiệu của bạn có thể giúp bạn tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Bởi những sự giới thiệu, lời đánh giá và nhận xét của các influencer có tác động tích cực đến việc mua hàng của nhóm đối tượng này. Sự ảnh hưởng và sự tương tác của influencers giúp xây dựng niềm tin và động lực mua sắm trong cộng đồng người theo dõi của họ.
Hiệu quả chi phí và tăng ROI
So với các hình thức tiếp thị truyền thống, influencer marketing có thể mang lại hiệu quả cao và hiệu quả chi phí tốt hơn. Đặc biệt là khi bạn không có nhiều ngân sách cho việc quảng cáo thì Influencer Marketing là giải pháp hoàn hảo.
Thông qua những nội dung thông điệp mà influencer truyền tải đến những người theo dõi trong cộng đồng của họ. Khi đó doanh nghiệp có thể tiếp cận với một lượng lớn khách hàng mục tiêu bà nhận được tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Từ đó giúp nâng cao doanh số bán hàng và gia tăng lợi tức đầu tư (ROI) tối đa.
Các loại hình influencer marketing phổ biến
Có nhiều loại hình influencer marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng để triển khai chiến dịch Influencer marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu:
Nội dung được tài trợ (Sponsored content)
Đây là hình thức influencer marketing mà doanh nghiệp trả tiền cho người có tầm ảnh hưởng để họ quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong các bài viết, video hoặc hình ảnh trên các nền tảng truyền thông xã hội. Với loại hình influencer marketing này thì doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng theo dõi của influencer.
Đánh giá sản phẩm (Reviews)
Influencer sẽ nhận và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp rồi chia sẻ nhận xét, đánh giá của mình về chúng. Quy trình đánh giá có thể có nhiều hình thức khác nhau. Một số Influencer sẽ chỉ nhận sản phẩm làm quà tặng và tự do sử dụng rồi chia sẻ ý kiến. Trường hợp khác, Influencer có thể nhận sản phẩm miễn phí cùng với một khoản tiền đánh giá hoặc nhận phần trăm hoa hồng từ doanh số bán hàng thông qua tiếp thị liên kết,…
Các cuộc thi và phần thưởng (Competitions and giveaways)
Thương hiệu có thể cộng tác với influencer để tổ chức các cuộc thi chia sẻ thông tin về các sự kiện quà tặng từ doanh nghiệp. Điều này nhằm mục đích kích thích sự tương tác và tạo sự quan tâm từ phía khán giả mục tiêu. Đồng thời nâng cao sự tương tác và khả năng nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
Hợp tác sản phẩm và nội dung (Product and content collaborations)
Ở hình thức này, doanh nghiệp và Influencer sẽ hợp tác để tạo ra nội dung hoặc sản phẩm chúng. Điều này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm riêng, xây dựng bài viết chung trên blog hoặc video hợp tác trên kênh YouTube, Facebook, Tiktok,… Tận dụng sức ảnh hưởng của mình, các Influencer sẽ trực tiếp quảng bá thương hiệu và kêu gọi hành động trực tiếp, rõ ràng đến những người theo dõi họ.
Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassadors)
Là một trong những hình thức influencer marketing phổ biến trong đó người có tầm ảnh hưởng hợp tác với thương hiệu để đại diện và quảng cáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Có hai kiểu phổ biến của đại sứ thương hiệu là đại sứ thương hiệu tạm thời và đại sứ thương hiệu lâu dài.
Cách triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả
Thiết lập mục tiêu và KPI chiến dịch
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để thúc đẩy một chiến dịch tiếp thị thông qua người có ảnh hưởng thành công. Một số mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp phổ biến là tăng lượng tiếp cận hay tăng lưu lượng truy cập đến website, nâng cao doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu,… Sau khi đã xác định được mục tiêu thì bạn cần thiết lập KPI để đo lường mức độ đạt được mục tiêu của chiến dịch. KPI phải là các con số rõ ràng vì hiệu suất thực hiện của chiến dịch sẽ được đo lường và điều chỉnh dựa trên thông số này.
Xác định đối tượng mục tiêu muốn nhắm đến
Doanh nghiệp cần xác định được chân dung khách hàng mục tiêu muốn truyền thông bằng chiến dịch tiếp thị người có ảnh hưởng. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích đối tượng mục tiêu qua những yếu tố: hành vi, sở thích, nhân khẩu học,…
Bởi mục tiêu cuối cùng của Influencer Marketing không phải là tiếp cận được càng nhiều người mà hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở doanh số, lợi nhuận. Influencer Marketing chỉ hiệu quả khi nó có khả năng tác động đến những đối tượng thực sự quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ.
Lên kế hoạch triển khai chiến dịch
Khi xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch Influencer Marketing thì bạn cần đảm bảo thông điệp sử dụng phải nhất quán với thương hiệu và mục tiêu bạn đầu. Doanh nghiệp cần có một thông điệp truyền tải xuyên suốt chiến dịch. Nội dung thông điệp sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào mục tiêu truyền thông và mục đích hợp với Influencer của từng thương hiệu.
Ngoài ra, kế hoạch truyền thông phải thể hiện rõ ràng các hoạt động thực hiện, hoạt động được thực hiện ra sao, chi tiết về thời gian thực hiện cho từng hành động cùng chi phí và KPI để đánh giá hiệu quả. Đồng thời bạn cần xác định loại chiến dịch sẽ thực hiện là Affiliate Marketing, Reviews, nội dung được tài trợ,…
Sau khi chọn loại chiến dịch thực hiện thì doanh nghiệp cần xác định tài sản thương hiệu nào nên được chú trọng trong kế hoạch Influencer Marketing này. Đó có thể là logo, slogan, sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực,… Tùy theo từng thương hiệu sẽ đưa ra những hướng dẫn trong sáng tạo hoặc để Influencer tự do phát triển.
Việc tạo thông điệp và lên hoạch truyền thông tốt sẽ giúp Influencers hiểu được mục tiêu của chiến dịch và những mong muốn của thương hiệu. Quy trình này càng rõ ràng thì sự hợp tác của bạn với các Influencer sẽ càng thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.
Hoạch định ngân sách cho chiến dịch truyền thông
Tất cả Influencer đều mong muốn nhận được thù lao xứng đáng cho những nỗ lực của họ. Do đó, khi lên kế hoạch ngân sách cho chiến dịch bạn cần trả lời được những câu hỏi như mục tiêu của chiến dịch, số lượng Influencers hợp tác và nền tảng sẽ tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu, …
Tìm kiếm và lựa chọn Influencer phù hợp
Dựa trên mục tiêu chiến dịch cùng mức ngân sách triển khai cho chiến dịch tiếp thị mà bạn có thể lựa chọn Influencer phù hợp. Thực tế, đối với những người nổi tiếng bạn cần tiếp cận họ thông qua các cơ quan đại diện.
Để tìm thấy Influencers phù hợp thì bạn có thể phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm trên Google, tìm kiếm thông qua agency cung cấp Influencer,… Khi bạn đã tìm được người phù hợp, bước tiếp theo là đánh giá sự phù hợp của họ. Dựa trên mức độ liên quan của Influencer với thương hiệu, đánh giá nhân khẩu học của nhóm người hâm mộ, vị trí địa lý và mức độ hoạt động của Influencer trên các nền tảng
Triển khai, theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch
Sau khi chọn được người ảnh hưởng phù hợp thì bạn hãy bắt đầu triển khai chiến dịch. Trong quá trình thực hiện hãy kết hợp với Influencer chặt chẽ thông qua loại nội dung họ sản xuất, thời điểm đăng bài. Quá trình này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt nội dung quảng bá và hạn chế tối đa khủng hoảng truyền thông có thể xảy đến.
Bên cạnh đó, bạn cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả chiến dịch biết được mức độ thành công của chiến dịch. Chỉ số ROI là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả tốt. Hơn nữa, bạn có thể căn cứ vào KPI đã được định trước đó. Những chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch điều chỉnh để phù hợp với kế hoạch tổng thể.
Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing thành công. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng các chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả cao.
Mời bạn xem thêm:
- Cách xây dựng chiến dịch email marketing cho người mới bắt đầu
- Các thành phần của một chiến dịch quảng cáo thành công
- Quy trình quản lý chiến dịch PPC hiệu quả 2024
Câu hỏi thường gặp
Influencer Marketing là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của chiến dịch tiếp thị có ảnh hưởng. Để chọn được người có ảnh hưởng ảnh hưởng phù hợp cho chiến dịch marketing bạn có thể dựa trên các tiêu chí sau:
Micro và nano-influencers là những người có sức mạnh đáng kinh ngạc và mang đến những giá trị: mức độ tương tác với nội dung cao, nhiệt tình với mức chi phí vô cùng hợp lý.
Bạn nên lựa chọn Influencer sử dụng nền tảng phù hợp cụ thể là nếu doanh nghiệp muốn truyền thông qua video thì Influencer trên TikTok và YouTube sẽ mang đến hiệu quả.
Doanh nghiệp cần kiểm tra liệu Influencer đã có “scandal” trong lĩnh vực hay đời tư.
Kiểm tra tỷ lệ tương tác của Influencer bởi dù lượng người theo dõi lớn nhưng tỷ lệ tương tác nhỏ thì mức giá booking sẽ khác. Tỷ lệ tương tác trong khoảng 2% – 5% sẽ là mức ổn.
Nếu bạn muốn hiệu quả của chiến dịch Influencer Marketing thì có thể theo dõi và đánh giá qua các chỉ số: ROI, tỷ lệ chuyển đổi, Chi phí trên lượt click (CPC), Tỷ lệ click chuột (CTR), traffic của website,…