Google Ads được đánh giá là một trong những kênh quảng cáo hữu hiệu giúp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng nhanh chóng và có tỷ lệ chuyển đổi cao. Với nhiều loại hình quảng cáo đáp ứng mọi nhu cầu quảng bá, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Trong đó chiến dịch quảng cáo Google Search là hình thức quảng cáo phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bài viết dưới đây, các chuyên gia Optimal Agency sẽ chia sẻ về cách triển khai chiến dịch Google Ads Search. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Quảng cáo Google tìm kiếm là gì?
Hay Google Ads Search là một dạng quảng cáo của Google được hiển thị trên trang mạng tìm kiếm của Google dưới dạng văn bản. Mỗi trang kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị tối đa 7 kết quả quảng cáo từ những doanh nghiệp khác nhau.
Quảng cáo tìm kiếm tiếp cận người dùng khi họ thực hiện truy vấn thông tin trên công cụ Google. Khi người dùng gõ cụm từ khóa tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang quan tâm thì Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng với từ khóa mà bạn chạy quảng cáo.
Trong nội dung quảng cáo tìm kiếm thường ngắn và có các Title, Meta cùng lời kêu gọi hành động (Click ngay, Liên hệ ngay). Loại hình quảng cáo này sẽ phù hợp với tệp đối tượng khách hàng thường xuyên có thói quen tìm kiếm thông tin trên Internet.
Người dùng sẽ nhìn thấy quảng cáo khi tìm kiếm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Nếu content quảng cáo của bạn đủ hấp dẫn thì khách hàng sẽ nhấp vào quảng cáo để xem tiếp các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cùng doanh nghiệp.
Hiện tại, Google đã cập nhật thêm “Từ khóa đối sánh cụm từ” và “Từ khóa đối sánh sửa đổi rộng”. Khi đó quảng cáo của bạn sẽ hiển thị khi khách hàng thực hiện các truy vấn từ đồng nghĩa với từ khóa của bạn.
>>>Xem thêm: how much does google ads cost
Cơ chế vận hành của Google Search Ads
Để quảng cáo hiển thị tới đúng đối tượng mục tiêu thì cần trải qua phiên đấu giá. Các nhà quảng cáo sẽ cạnh tranh thứ tự xuất hiện quảng cáo với cùng một từ khóa tại một vị trí địa lý nhất định. Thứ tự của quảng cáo xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google được sắp xếp theo Ad Rank (thứ hạng quảng cáo) sau mỗi truy vấn (tìm kiếm thông tin) của người dùng.
Ngoài giá thầu CPC và điểm chất lượng quảng cáo thì những yếu tố tác động đến thứ hạng quảng cáo của bạn đó là các tiện ích quảng cáo, thời gian, thiết bị, vị trí, thời điểm,… Điểm chất lượng quảng cáo sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố gồm: tỷ lệ nhấp CTR dự kiến, trải nghiệm trang đích của người dùng, mức độ liên quan quảng cáo,…
Cấu trúc của chiến dịch Google Search Ads
Một chiến dịch quảng cáo Google Search sẽ bao gồm nhiều nhóm quảng cáo và trong một nhóm quảng cáo sẽ bao gồm nhiều mẫu quảng cáo và từ khóa liên quan. Mỗi nhóm quảng cáo sẽ có từ 1 – 5 từ khóa liên quan và gồm ít nhất 3 mẫu quảng cáo. Trong mẫu quảng cáo Google tìm kiếm sẽ bao gồm: tiêu đề, văn bản mô tả, URL hiển thị, Url trang đích,…
Với chiến dịch Google Search Ads thì nhà quảng cáo thể thiết lập với 3 mục tiêu chính gồm: tăng lưu lượng truy cập Website, tăng tìm kiếm khách hàng tiềm năng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy doanh số bán hàng trên Website. Để Google Ads Search đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần có các chiến lược thiết lập và tối ưu phù hợp với mục tiêu.
Tại sao nên sử dụng quảng cáo Google Tìm kiếm?
Quảng cáo Google Search là phương pháp giúp tăng xếp hạng cho trang web trên Google. Doanh nghiệp của bạn sẽ có được vị trí tốt nhất trên công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay. Ở trang đầu tiên của kết quả của Google nhận được từ 71-92% của tất cả lưu lượng truy cập.
Khi chạy quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên Google Tìm kiếm thì doanh nghiệp bạn sẽ xuất hiện ở vị trí cao nhất khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Nếu nội dung quảng cáo hấp dẫn thì doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được những cuộc điện thoại và cú nhấp xem từ khách hàng.
Với mỗi lượt nhấp vào Website thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng. Quảng cáo sẽ được hiển thị đến đúng đối tượng mục tiêu nhờ việc nhắm mục tiêu theo các tiêu chí: độ tuổi, vị trí địa lý, giới tính, hành vi,…
Triển khai chiến dịch quảng cáo Google Search không mất quá nhiều thời gian. Bạn có thể dễ dàng tối ưu chiến dịch bằng việc điều chỉnh các mẫu quảng cáo, ngân sách, giá thầu,…
Google Search có nhiều công cụ đo lường hiệu quả quảng cáo chính xác: lượt click, lượt hiển thị, CTR, tổng chi phí,… Báo cáo chi tiết về hiệu quả chiến dịch đã được Google thống kê theo thời gian thực trên tài khoản để dễ dàng theo dõi tiến độ.
Quảng cáo được hiển thị trên Google giúp tăng mức độ nhận biết về thương hiệu và doanh nghiệp. Đây là là công cụ song hành và hỗ trợ rất tốt cho SEO ở giai đoạn đầu khi website chưa lên Top được.
Hướng dẫn cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Search
Nguyên liệu chạy quảng cáo Google Tìm kiếm
Nếu bạn muốn chạy quảng cáo Google Ads Search thì cần chuẩn bị các yếu tố gồm:
- Tài khoản Gmail chưa từng đăng ký tài khoản Google Ads trước đó để tạo tài khoản quảng cáo Google.
- Thẻ thanh toán phí quảng cáo Google phổ biến là thẻ Visa/ Mastercard.
- Đồng thời bạn cần có ít nhất một Website hoặc Landing Page để cung cấp thông tin, giới thiệu và quảng bá về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tiếp theo bạn tiến hành tạo tài khoản Google Ads và cài đặt phương thức thanh toán cho tài khoản quảng cáo. Trước khi chạy quảng cáo bạn nên nuôi tài khoản để tăng độ trust cho tài khoản. Bạn nên sử dụng tài khoản có độ trust cao đã chi tiêu để chạy quảng cáo hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê tài khoản Google Ads của Optimal Agency. Ở đây bạn sẽ được cấp tài khoản Agency trust cao, ổn định với mức phí rẻ nhất thị trường cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Đa dạng sự lựa chọn về tài khoản, bạn hoàn toàn yên tâm về chiến dịch Google Ads của mình sẽ có giá thầu tốt nhất khi sử dụng tài khoản của chúng tôi.
Bạn không cần lo vấn đề tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo hay add thẻ. Chỉ cần gửi thông tin chi tiết về chiến dịch cùng ngân sách chạy quảng cáo. Đội ngũ chuyên gia của Optimal Agency sẽ giúp các chiến dịch Google Ads của bạn sẽ 100% hoạt động (Camp active). Hàng ngày, báo cáo chi tiết về tình trạng hoạt động của chiến dịch quảng cáo sẽ được gửi đến bạn. Những dữ liệu này bạn có thể sử dụng để đối chiếu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả quảng cáo.
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, đội ngũ chuyên gia sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ 24/7. Kiểm duyệt từ khóa và nội dung quảng cáo cùng chỉnh sửa phù hợp để chiến dịch quảng cáo hoạt động tốt nhất, thu được nhiều kết quả. Chúng tôi còn giúp tư vấn content, tối ưu quảng cáo và bọc link VPCS với hệ thống link bọc an toàn và hiệu quả nhất,… Chi tiết về dịch vụ mời bạn hãy liên hệ tới hotline: +84819004282 ngay!
Các bước triển khai chiến dịch Google Ads Search chi tiết
Sau khi bạn đã đầy đủ tài nguyên quảng cáo thì có thể bắt đầu các bước triển khai chiến dịch quảng cáo Google Search như sau:
Truy cập vào: https://ads.google.com/ rồi đăng nhập tài khoản quảng cáo Google. Kế tiếp bạn chọn vào biểu tượng dấu + và chọn vào Chiến dịch mới để tạo chiến dịch quảng cáo mới. Tiếp theo bạn chọn vào ô Tạo chiến dịch mà không có mục tiêu.
Sau đó bạn hãy chọn loại chiến dịch quảng cáo là Tìm kiếm (Search). Ở phía bên dưới bạn có thể chọn mục tiêu muốn đạt được từ chiến dịch này theo 3 ô tick chọn bên dưới. Tuy nhiên tick chọn này không bắt buộc nên bạn có thể bỏ qua. Tiếp đó bạn nhấp vào Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo.
Bạn tiến hành cài đặt chiến dịch quảng cáo Google Tìm kiếm bằng cách đặt tên cho chiến dịch và bỏ chọn 2 ô Search network và Display network. Nhấp tiếp vào mục Hiển thị thêm cài đặt để thiết lập ngày bắt đầu và kết thúc chiến dịch hoặc có thể chọn khung giờ chạy quảng cáo trong ngày.
Ở phần nhắm đối tượng mục tiêu thì bạn hãy chọn vị trí mà đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn đang hoạt động cùng chọn ngôn ngữ mà đối tượng mục tiêu sử dụng. Bạn có thể nhắm đối tượng mục tiêu theo các tiêu chí: độ tuổi, giới tính, sở thích,…
Trong phần đặt Ngân sách và giá thầu cho quảng cáo thì bạn có thể đặt ngân sách trung bình chi tiêu hàng ngày cho chiến dịch. Bạn không nên đặt ngân sách theo ngày quá cao so với ngân sách mỗi tháng. Google khuyến cáo là bạn nên xác định ngân sách tháng trước rồi chia ra để xác định ngân sách mỗi ngày.
Đối với giá thầu cho quảng cáo thì bạn nên lựa chọn chiến lược giá thầu là: Maximize Click, Maximize Conversion, Target CPA,… Những người mới bắt đầu chạy và chưa cài đặt chuyển đổi thì chọn chiến lược giá thầu Manual CPC để máy học (Learning Machine)của Google có thời gian tìm hiểu và phân tích dữ liệu chuyển đổi trước.
Ngoài ra, bạn có thể thêm loại tiện ích phù hợp có thể hỗ trợ gia tăng hiệu quả chiến dịch (không bắt buộc). Tiếp theo bạn nhấn Lưu và Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo.
Khi thiết lập nhóm quảng cáo thì bạn hãy đặt tên cho nhóm quảng cáo và điềm nhóm từ khóa có liên quan đến chủ đề bạn chạy quảng cáo vào ô yêu cầu.
Tạo bộ từ khóa thì bạn hãy thiết lập các loại từ khóa khác nhau bằng cách nhập 1 từ hoặc cụm từ trên mỗi dòng. Đồng thời sử dụng các loại đối sánh gồm: đối sánh rộng, đối sánh chỉnh sửa rộng, đối sánh cụm từ, đối sánh chính xác. Số lượng từ khóa trong 1 nhóm nên sử dụng là 10-35 từ khóa, đảm bảo mức độ liên quan giữa những từ khóa. Hoặc bạn có thể dùng các công cụ nghiên cứu, gợi ý từ khóa: Keywordtool.io, Google Analytics,…
Hoàn tất thì bạn nhấn Lưu và Tiếp tục để chuyển sang bước tạo mẫu quảng cáo tìm kiếm trên Google. Tạo quảng cáo Google Search bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Mỗi quảng cáo sẽ có 3 tiêu đề và các tiêu đề ngăn cách bởi dấu (|), số ký tự trong mỗi tiêu đề không được quá 30 ký tự, dòng tiêu đề 1 phải chứa từ khóa. Khi viết tiêu đề cho mẫu quảng cáo thì bạn cần thể hiện được những nội dung thu hút sự quan tâm của người dùng.
- Ở phần Mô tả quảng cáo sẽ gồm 2 dòng văn bản mô tả, số lượng ký tự trong mỗi dòng mô tả tối đa là 90 ký tự. Tại dòng mô tả 1 cần chứa từ khóa và dòng mô tả 2 sẽ có lời kêu gọi hành động (Tìm hiểu ngay, Xem ngay hoặc Xem thêm).
- Link trang đích nằm bên dưới tiêu đề trong mẫu quảng cáo. Khi người dùng nhấp vào quảng cáo thì họ sẽ được chuyển đến một website có địa chỉ Url như trong mẫu quảng cáo. Url hiển thị sẽ cho người dùng biết được trang web họ được chuyển đến sau khi nhấp chuột.
- Đường dẫn hiển thị là phần đứng sau domain chính mà nhà quảng cáo muốn hiển thị với người dùng trong từng mẫu quảng cáo khác nhau. Có 2 đường dẫn hiển thị và mỗi đường dẫn sẽ chứa tối đa 15 ký tự.
- Nếu muốn thêm tiện ích quảng cáo thì bạn hãy thêm các tiện ích giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ cùng các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp: cuộc gọi, liên kết trang web, ưu đãi, ứng dụng, giá cả, vị trí,…
Sau khi hoàn thành mẫu quảng cáo thì bạn nhấn Lưu và Tiếp tục rồi chọn vào nút Đăng để xuất bản chiến dịch Google Ads Search.
Bạn có thể kiểm tra chiến dịch vừa tạo để kiểm tra và bổ sung các thông tin trong phần Settings tại thanh menu bên trái (nếu cần).
Với những hướng dẫn cụ thể về cách tạo chiến dịch quảng cáo Google Search thì bạn đã biết cách triển khai một trong loại quảng cáo phổ biến nhất của Google. Mong rằng bạn có thể áp dụng thành công và đạt được nhiều kết quả nhất!
Bài viết liên quan:
- Chi phí quảng cáo Google giá bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
- Cách chạy quảng cáo dịch vụ địa phương của Google
- Cách lên camp Google Ads chuẩn và hiệu quả
Câu hỏi thường gặp
Adrank hay điểm xếp hạng quảng cáo trên Google là yếu tố quyết định doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận và kết nối với khách hàng tiềm năng hay không. Do đó bạn cần tìm cách tăng chỉ số này bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
Tăng giá thầu quảng cáo cho chiến dịch khiến chi phí quảng cáo tăng. Tuy nhiên bạn có thể nghĩ đến phương án thứ 2 đó là tối ưu điểm chất lượng tại trang đích quảng cáo để tối ưu ngân sách quảng cáo.
Ngoài việc tăng giá thầu thì bạn nên tập trung tăng điểm chất lượng cho bài quảng cáo trên Google. Bằng việc tối ưu trang đích chuẩn Seo, đảm bảo mẫu quảng cáo Google Ads phải thật thu hút, hấp dẫn (tiêu đề chứa từ khóa, chương trình ưu đãi và mô tả ngắn gọn,…)
Với quảng cáo tìm kiếm trên Google sẽ có tất cả 7 vị trí hiển thị trên Trang kết quả của công cụ tìm kiếm bao gồm: 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên cùng 1 trang của Google. Nếu bạn nhấn sang các trang tiếp theo thì 7 vị trí này vẫn giữ nguyên. Số lượng vị trí có thể ít hơn 7 tùy từng lĩnh vực. Những vị trí này đều khá cạnh tranh với nhau và bạn cần biết cách tối ưu và điều chỉnh giá thầu để tiết kiệm chi phí.