Những chính sách quảng cáo của Google Ads quan trọng 

Để tạo ra môi trường mạng an toàn và lành mạnh cũng như mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng Google đã đặt ra chính sách quảng cáo. Trong đó quy định những nội dung được phép hoặc không được phép quảng bá trên Google. Là nhà quảng cáo hoạt động trên nền tảng này thì bạn cần tuân thủ đầy đủ những chính sách quảng cáo của Google Ads giúp quảng cáo được phê duyệt nhanh và để tránh gặp phải các vấn đề rắc rối. Bài viết hôm nay, hãy cùng Optimal Agency khám phá về những nội dung chi tiết trong chính sách. 

Giới thiệu về chính sách quảng cáo của Google

Google luôn coi trọng sự an toàn và trải nghiệm của người dùng trên nền tảng nên đã đưa ra những quy định, chính sách nghiêm cấm nội dung có hại. Theo đó, nhà quảng cáo hoạt động trên Google cần phải nghiêm túc chấp hành và cập nhật thường xuyên để tạo ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả. 

Chính sách này nhằm đảm bảo quyền lợi của người dùng, nhà xuất bản và nhà quảng cáo. Cụ thể là mang đến những trải nghiệm tích cực đồng thời đảm bảo tính an toàn cho người xem quảng cáo. Tuân thủ các luật pháp hiện hành cũng như các chuẩn mực đạo đức, xã hội theo quy định tại quốc gia nơi quảng cáo hiển thị.  Đồng thời giúp nhà quảng cáo có thể triển khai chiến dịch Google Ads thuận lợi và thành công. 

Quy trình xét duyệt quảng cáo của Google

Quy trình xét duyệt quảng cáo của Google

Với mỗi nội dung được tạo và quảng cáo trên Google thì cần phải tuân thủ đầy đủ chính sách quảng cáo của Google Ads. Để thực hiện nguyên tắc này thì Google áp dụng quá trình duyệt nội dung quảng cáo trên nền tảng như sau: 

Mọi quảng cáo được đăng tải lần đầu hoặc chỉnh sửa lại đều phải gửi lên và chờ kiểm duyệt của hệ thống AI và Machine Learning của Google. Lúc này, hệ thống AI của Google sẽ tiến hành xem xét toàn bộ nội dung của mẫu quảng cáo gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, Url trang đích,… Khi phát hiện bất cứ yếu tố nào vi phạm thì quảng cáo sẽ bị từ chối và Google sẽ áp dụng các hình phạt đối với tài khoản đăng tài. 

Nếu quảng cáo không có vi phạm thì sẽ được hệ thống phê duyệt và được hiển thị. Thời gian kiểm duyệt của hệ thống AI Google sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ. Hệ thống AI của Google sẽ xem xét và phê duyệt bài quảng cáo. 

Trường hợp nội dung quảng cáo có nội dung phức tạp, AI không có đủ dữ liệu quyết định phê duyệt thì các chuyên gia Google sẽ tiếp nhận công việc để xem xét. Khi đo, các thao tác kiểm duyệt được thực hiện thủ công đảm bảo không có quảng cáo nào vi phạm. 

Khi các chuyên gia Google phát hiện tình trạng lách luật quảng cáo thì họ có toàn quyền chặn quảng cáo của bạn và xử lý tài khoản vi phạm. Nếu quảng cáo bị kiểm duyệt và đánh giá sai thì chuyên viên sẽ xem xét và phê duyệt lại quảng cáo của bạn. 

Ngoài việc sử dụng 2 hệ thống kiểm duyệt thì Google sẽ nhận phản hồi của người dùng về các nội dung quảng cáo trên nền tảng. Khi nhận được báo cáo của người dùng về nội dung quảng cáo vi phạm thì đội ngũ Google sẽ tiến hành xem xét lại. 

Một số hình phạt được áp dụng với hành vi vi phạm chính sách như quảng cáo không được phê duyệt, tên miền bị tạm ngưng hoặc thậm chí tài khoản quảng cáo bị khóa hoặc vô hiệu hóa vĩnh viễn,… Với những hình phạt này đã đủ để bạn thấy rằng việc tuân thủ các chính sách quảng cáo Google là điều cần thiết. Do đó bạn tìm hiểu thật kỹ lưỡng và nắm vững các chính sách để tránh những rủi ro không đáng có. 

Những chính sách quảng cáo của Google Ads cần nắm rõ

Dưới đây, Optimal đã tổng hợp lại những chính sách quảng cáo Google quan trọng mà bạn cần nắm rõ và tuân thủ để tránh được các rủi ro. Bạn hãy tham khảo ngay: 

Những chính sách quảng cáo của Google Ads cần nắm rõ

Chính sách sản phẩm bị hạn chế và cấm quảng cáo 

Trong chính sách này nêu rõ các nhóm sản phẩm, dịch vụ bạn không được phép chạy quảng cáo hoặc bị hạn chế quảng cáo. Nếu bạn chạy quảng cáo nhóm sản phẩm, dịch vụ thì sẽ bị Google từ chối. 

Hàng giả, hàng nhái sản phẩm có thương hiệu 

Nhằm bảo vệ quyền lợi của các thương hiệu và ngăn chặn tình trạng lạm dung tên tuổi thương hiệu để bán hàng giả, hàng nhái. Google không cho phép quảng cáo các sản phẩm hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng. 

Nếu bạn muốn quảng cáo các sản phẩm có thương hiệu đặc biệt là thương hiệu nổi tiếng thì hãy đảm bảo là chủ sở hữu của thương hiệu hay có giấy chứng nhận nhượng quyền thương hiệu. Những bằng chứng này bạn cần cung cấp cho Google để tăng tính xác thực cho quảng cáo. 

Đối với hàng Quảng Châu nếu gắn logo hoặc thương hiệu của thương hiệu khác thì Google sẽ từ chối quảng cáo. Những mặt hàng không gắn thương hiệu riêng vẫn có thể quảng cáo bình thường nhưng cần đảm bảo người dùng có trải nghiệm mua sắm an toàn trên Google.

Thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Google đưa ra hạn chế và cấm những quảng cáo liên quan đến thuốc ngoại trừ trường hợp sản phẩm được chứng nhận bởi Bộ Y Tế và có chứng nhận từ Google. Một số sản phẩm bị hạn chế và cấm quảng cáo trên Google như thuốc theo toa, thuốc không theo toa, hiệu thuốc trực tuyến, dịch vụ y khoa,… Tùy vào mỗi quốc gia và nội dung quảng cáo thì nhà quảng cáo sẽ cần thực hiện các thủ tục đăng ký và chứng nhận để được phép quảng cáo trên Google. 

Sản phẩm dịch vụ tài chính & tiền ảo

Để bảo vệ người dùng trước những chiêu trò, hành vi lừa đảo thì Google đã ban hành các chính sách nghiêm ngặt với sản phẩm & dịch vụ tài chính và tiền ảo. Theo đó, quảng cáo của bạn sẽ được xem xét kỹ lưỡng và hạn chế nếu liên quan đến dịch vụ tài chính. Đối với tiền ảo, những nội dung quảng cáo liên quan đến sự kiện phát hành tiền hoặc giao dịch mua bán tiền ảo đều bị Google cấm tuyệt đối.

Sản phẩm rượu, bia hoặc đồ uống có cồn

Đây là một lĩnh vực nhạy cảm đòi hỏi sự tuân thủ các quy định pháp luật. Tại Việt Nam, chính sách Google cấm quảng cáo các sản phẩm này. Tuy nhiên một số quốc gia trên thế giới vẫn cho phép quảng cáo nhưng phải tuân thủ các quy định cụ thể và không được khuyến khích việc sử dụng sản phẩm có cồn hoặc mô tả theo hướng có lợi cho sức khỏe.

Thuốc lá và vũ khí 

Dựa theo chính sách quảng cáo của Google thì việc quảng cáo các sản phẩm vũ khí như súng, dao, bình xịt hơi cay,… đều bị cấm hoặc bị từ chối. Tuy nhiên, những quảng cáo chốt an toàn, khóa súng hoặc các sản phẩm nhằm tăng độ an toàn cho súng vẫn có thể được xét duyệt. Đối với thuốc lá và chất tiêu khiển thì Google Ads cấm quảng cáo hoàn toàn bao gồm cả thuốc lá điện tử, thuốc lá thảo dược, giấy cuốn thuốc, cần sa,…

Chính sách quảng cáo Google về nội dung bị cấm

Bên cạnh nhóm sản phẩm bị cấm và hạn chế quảng cáo thì Google cũng đưa ra nhiều quy định khắt khe đối với những câu từ và nội dung trong bài quảng cáo. Theo đó, những quảng cáo chứa nội dung sau bị Google cấm gồm: 

  • Nội dung vi phạm cấu trúc ngữ pháp cơ bản và cố tình né từ ngữ liên quan đến thương hiệu.
  • Không sử dụng ký hiệu và dấu chấm câu đúng cách.
  • Nội dung quảng cáo chứa số điện thoại liên hệ.
  • Nội dung quảng cáo liên quan đến thương hiệu.
  • Nội dung quảng cáo không trùng khớp với nội dung trang đích.
  • Nội dung vi phạm các quy định khác.
  • Lỗi trong nội dung quảng cáo.

Chính sách tiêu chuẩn trang đích của quảng cáo Google

Trang đích đóng vai trò quan trọng trong Google Ads giúp thúc đẩy chuyển đổi, nâng cao thứ hạng quảng cáo và tăng khả năng hiển thị. Google cũng đưa ra một số tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định với trang đích gồm:

  • Nội dung trang đích phải cung cấp đúng nội dung phản ánh quảng cáo và chứa nội dung hữu ích cho người dùng. 
  • Website không được chứa các phần mềm độc hại như virus, phần mềm tống tiền, phần mềm gián điệp, phần mềm an ninh giả,… 
  • Trang web không được sử dụng các kỹ thuật tránh né, gây cản trở cho hệ thống xét duyệt của Google.
  • Trang đích không được chứa các nội dung gây nhầm lẫn, phỉ báng,… hay vô hiệu hóa nút quay lại của trình duyệt.
  • Đối với quảng cáo Google Shopping thì trang đích cần phải cung cấp danh mục sản phẩm & dịch vụ cùng những thông tin mô tả chi tiết. Trên trang có chức năng thanh toán sản phẩm và có chính sách bảo hành sản phẩm hay đổi trả khi có vấn đề. 

Ngoài ra những trang đích thuộc nhóm sản phẩm bị cấm hay thu thập những thông tin nhạy cảm của người dùng cũng bị Google cấm. Các trang web là trung gian điều hướng người dùng đến một trang đích khác. Hoặc những quảng cáo trang web đang trong quá trình bảo trì hoặc không hoạt động cũng không được Google chấp nhận.

Trên đây là tổng hợp các chính sách quảng cáo của Google Ads quan trọng mà nhà quảng cáo cần ghi nhớ. Bằng việc hiểu và nắm rõ cũng như tuân thủ các quy định trong chính sách quảng cáo của Google thì nhà quảng cáo có thể triển khai được chiến dịch Google Ads suôn sẻ, thành công và thu được kết quả tốt nhất. 

Tham khảo thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp 

Tại sao quảng cáo trên Google của tôi không được phê duyệt? 

Lý do quảng cáo trên Google của bạn không được phê duyệt là do nội dung quảng cáo đã vi phạm chính sách quảng cáo của nền tảng. Bạn cần xem xét lại các thành phần trong quảng cáo như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, Url trang đích,… có tuân thủ chính sách quảng cáo của Google hay không. Chỉ cần một trong những yếu tố này vi phạm hoặc bạn chạy quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bị cấm hoặc hạn chế thì đều dẫn đến việc quảng cáo bị từ chối. Nếu vấn đề nằm ở nội dung thì bạn hãy chỉnh sửa và gửi yêu cầu xem xét lại. 

Các hình phạt mà Google áp dụng cho những tài khoản vi phạm chính sách là gì? 

Đối với những tài khoản hay quảng cáo vi phạm chính sách Google Ads dù ở mức độ nào thì nền tảng này đều có hình phạt phù hợp. Ở mức độ nhẹ nhất thì quảng cáo sẽ bị từ chối tiếp đến là tên miền bị tạm ngưng thậm chí là vô hiệu hóa tài khoản quảng cáo. Tất cả những hình phạt này đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quảng cáo, kinh doanh của doanh nghiệp trên Google. Để tránh gặp phải những rủi ro này thì nhà quảng cáo nên tuân thủ đầy đủ các quy định trong chính sách quảng cáo Google Ads. 

5/5 - (1 vote)