Top 8 Công cụ đo lường hiệu quả marketing tốt nhất 2024

Để triển khai chiến dịch marketing thành công, việc theo dõi và đo lường là điều cần thiết. Thông qua những kết quả thu được thì nhà tiếp thị sẽ có cái nhìn toàn diện về mức độ thành công của chiến dịch marketing đã triển khai. Vậy làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing một cách nhanh chóng và chính xác nhất? Bài viết hôm nay, Optimal Agency sẽ gợi ý cho bạn những công cụ đo lường hiệu quả marketing tốt nhất hiện nay!

Đo lường hiệu quả marketing là gì?

Là quá trình doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh, cải thiện quy trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Dựa trên những kết quả thu được từ chiến dịch Marketing hay chỉ số KPI thì bạn có thể xác định được những yếu tố hiệu quả và kém hiệu quả. Nhờ đó bạn có thể điều chỉnh và phân phối lại ngân sách cho phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. 

Tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả marketing

Tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả marketing

Bằng việc sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả marketing thì doanh nghiệp có thể đánh giá các hoạt động marketing đảm bảo các chiến lược mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Thông qua việc đo lường giúp nhà tiếp thị có thể biết được những hoạt động nào mang lại hiệu quả và những hoạt động nào cần phải cải thiện để tối ưu hóa chiến lược marketing

Việc đo lường hiệu quả chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp có thể đánh giá một cách chuẩn xác những tác động của hoạt động marketing. Cụ thể là xác định được kênh quảng cáo hoặc phương pháp nào đang mang lại hiệu quả để tối ưu hóa chiến dịch.

Khi đo lường hiệu quả thì doanh nghiệp có thể biết được những hoạt động nào tạo ra doanh thu, lợi nhuận và những hoạt động gây ra sự lãng phí ngân sách. Thông qua đó, doanh nghiệp có sự điều chỉnh cho phù hợp để tối ưu chi phí cho chiến dịch marketing. 

Dựa trên những dữ liệu thu được từ quá trình đo lường hiệu quả marketing thì doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Nhờ việc thu thập và phân tích các dữ liệu thì doanh nghiệp có thể biết được những điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược marketing. Từ đó đưa ra phương pháp hiệu quả để tối ưu hóa chiến lược marketing tổng thể. 

Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing quan trọng

Thông qua các công cụ đo lường hiệu quả marketing thì bạn có thể thu thập được chỉ số KPI marketing như sau: 

Lưu lượng truy cập 

Là số người nhấp vào chiến dịch marketing trên các nền tảng khác nhau. Số lượng người dùng truy cập vào trang web là yếu tố đánh giá chỉ số KPI marketing đặc biệt là khách truy cập duy nhất được tính theo WAN IP. Tuy nhiên con số này chỉ mang là số liệu ước tính nên bạn cần phải theo dõi hành vi chuyển đổi thực của người dùng. 

Để hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố. Thời gian khách hàng ở lại trên trang, khách hàng truy cập bằng trang nào và họ có xem hết nội dung hay toàn bộ video không? 

Lượt xem trang 

Nó thể hiện số lần người dùng yêu cầu tải tệp tin về dữ liệu bất kỳ của một trang web trên Internet. Khi đó lượt xem trang được phân thành 2 loại là lượt xem từng trang và lượt xem toàn trang. Chỉ số này tỷ lệ thuận với số lượt xem quảng cáo trên trang. 

Tỷ lệ thoát trang

Được hiểu là lượng người dùng truy cập vào trang và thoát khỏi trang ngay lập tức. Chỉ số này được áp dụng trong các trường hợp như không có tương tác hoặc lượt nhấp. Thông qua tỷ lệ thoát trang thì bạn sẽ biết được % khách truy cập ở lại trên trang trong khoảng thời gian nhất định. 

Thời gian xem của người dùng

Đây là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing. Để biết được người dùng có thật sự đọc thông tin trên trang của bạn hay không thì bạn căn cứ vào thời gian ở lại trên trang. Nếu kết quả trung bình là vài giây thì bạn nên xem lại nội dung trên trang. Bạn có thể sử dụng các số liệu hoặc xây dựng lại các chức năng tổng thể của website để tăng thêm tính hấp dẫn cho trang web. 

List công cụ đo lường hiệu quả marketing online nổi trội nhất

List công cụ đo lường hiệu quả marketing online nổi trội nhất

Google Analytics

Là một trong những công cụ phân tích trang web miễn phí của Google được sử dụng để theo dõi lưu lượng truy cập. Bằng việc sử dụng công cụ này thì nhà tiếp thị có thể thu được các dữ liệu về lượt truy cập, nguồn truy cập, tần suất và thời gian truy cập, đặc điểm và hành vi của người dùng,… Dựa trên những dữ liệu này nhà tiếp thị có thể đưa ra các quyết định đúng đắn cho chiến lược marketing. 

Thông qua công cụ thì nhà tiếp thị có thể hiểu rõ hơn về hành vi người dùng và cách chiến dịch marketing hoạt động. Nếu bạn muốn sử dụng công cụ này để đo lường hiệu quả marketing thì cần thiết lập tài khoản và cài đặt mã theo dõi trên trang. Sau một thời gian bạn sẽ thấy được các dữ liệu trong báo cáo của Google Analytics. 

Google Search Console

Trước đây là Google Webmaster Tools, là công cụ quản trị trang web miễn phí từ Google. Chủ sở hữu trang web có thể theo dõi, kiểm soát hiệu quả của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google. Qua Google Search Console, nhà quản trị có thể biết được cách Google thu thập dữ liệu để lập chỉ mục, các vấn đề kỹ thuật và cách người dùng tìm thấy trang web. 

Với công cụ này, nhà tiếp thị có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của trang web và cải thiện thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm Google. Dựa trên các báo cáo về từ khóa, vị trí hiển thị trung bình của website trên SERP, lượt xem trang từ tìm kiếm, phân tích tìm kiếm. Tương tự với Google Analytics, để sử dụng công cụ này bạn cần thiết lập tài khoản và xác minh quyền sở hữu với trang web. 

Social Mention

Công cụ theo dõi tương tác của người dùng trên các trang mạng xã hội hoàn toàn miễn phí. Nó cho phép bạn tìm kiếm các bài đăng, bình luận, đánh giá về thương hiệu và sản phẩm trên các mạng xã hội và web. Bạn có thể nắm được các chỉ số cơ bản như lượt đề xuất, đánh giá tích cực và tiêu cực cùng nhiều thông tin khác bằng việc sử dụng công cụ này. 

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến được hỗ trợ trên Social Mention đó là Twitter, Facebook, YouTube, LinkedIn, Pinterest,… Bạn sẽ nhận được báo cáo định kỳ qua email và các thông tin mới nhất về thương hiệu của mình trên mạng xã hội. Hơn nữa, công cụ này còn giúp nhà tiếp thị hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để điều chỉnh chiến lược marketing, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. 

Nếu bạn muốn sử dụng công cụ thì cần tạo tài khoản và xác minh các thông tin muốn theo dõi. Truy cập trang quản trị tài khoản Social Mention và nhấp vào tab Báo cáo để xem báo cáo chi tiết về tình hình hoạt động của thương hiệu trên mạng xã hội. 

Buffer

Một công cụ đo lường hiệu quả marketing đa năng với khả năng quản lý và lên lịch bài đăng trên các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest,… Buffer cho phép bạn tạo lịch đăng bài trên mạng xã hội một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả cho trong việc quản lý tài khoản mạng xã hội. 

Công cụ hữu ích này giúp nhà tiếp thị tăng cường sự hiện trực tuyến của doanh nghiệp trên mạng xã hội. Nhờ duy trì lượng nội dung đăng tải ở mức ổn định và nâng cao khả năng tương tác. Đồng thời tối giản hóa quy trình quản lý tài khoản mạng xã hội và tiết kiệm thời gian cho những hoạt động quan trọng lơn

Những chỉ số đo lường hiệu quả marketing mà công cụ này cung cấp gồm lượt xem bài đăng, tỷ lệ nhấp chuột, lượt tương tác,… Để sử dụng công cụ này hiệu quả thì bạn cần tạo tài khoản và kết nối với các tài khoản truyền thông xã hội khác để bắt đầu xem dữ liệu. 

Socialbakers

Với Socialbakers, bạn có thể giám sát và quản lý các hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, LinkedIn và Pinterest. Sở hữu các công cụ phân tích chiến dịch quảng cáo và tạo báo cáo về hoạt động trên trang web và trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Nhà tiếp thị cũng có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh với công cụ này. Đồng thời quản lý nội dung và lên lịch đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội. 

Có giao diện trực quan cùng khả năng cung cấp báo cáo chi tiết và đầy đủ. Socialbakers là trợ thủ đắc lực cho các chuyên gia Digital Marketing, nhân viên Marketing và doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và hoạt động trên mạng xã hội. Về cách thức sử dụng Socialbakers tương tự với Buffer.

Cyfe

Mang tới cái nhìn tổng thể về hiệu quả của chiến lược marketing giúp nhà tiếp thị theo dõi kết quả trên nhiều nền tảng khác nhau. Với khả năng phân chia các trang tổng quan thành nhóm trực quan khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có thể tập trung vào yếu tố quan trọng nhất trong chiến dịch marketing. 

Nếu bạn muốn sử dụng Cyfe đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing thì hãy tạo tài khoản bằng email rồi kết nối với các tài khoản website, email, CRM, và những nền tảng khác muốn đo lường. Sau cùng hãy tạo trang tổng quan và thêm các chỉ số cần theo dõi. 

Scoop.it

Tương tự Buffer, đây là công cụ quản lý và phân tích nội dung hiệu quả giúp theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing trên các nền tảng truyền thông xã hội. Đặc biệt, công cụ này được tích hợp với Google Analytics để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. 

Công cụ này cung cấp nhiều chỉ số để theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing như lượt xem, lượt chia sẻ, lượt thích, lượt theo dõi,… Cách sử dụng công cụ này rất đơn giản chỉ cần tạo tài khoản rồi thêm nguồn cấp dữ liệu từ nền tảng cần theo dõi và thêm các chỉ số là xem được báo cáo. 

Chartbeat

Công cụ đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing cung cấp các dữ liệu thời gian thực về hành vi của người dùng trên trang web hoặc ứng dụng. Các chỉ số bạn có thể xem thông qua Chartbeat: lượt tiếp cận, lượt hiển thị, lượt xem trang, thời gian trên trang,… Không chỉ đo lường hiệu quả marketing mà công cụ này còn tăng khả năng tương tác với khách hàng. Cũng giống với các công cụ khác thì bạn chỉ cần kết nối dữ liệu và thêm chỉ số cần đo lường là có thể theo dõi kết quả của chiến dịch marketing. 

Với những công cụ đo lường hiệu quả marketing mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì mong rằng bạn có thể lựa chọn được công cụ phù hợp. Qua đó, bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing nhanh chóng để điều chỉnh chiến dịch thu được kết quả tốt nhất!

Tham khảo thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Đâu là các chỉ số đo lường hiệu quả marketing cần chú ý?

Những chỉ số đo lường hiệu quả marketing cần nắm rõ đó là chỉ số đo lường mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Chỉ số đo lường hành vi của khách hàng khi tiếp xúc với các hoạt động marketing của doanh nghiệp: traffic, thời gian trên trang, tỷ lệ thoát, lượt chuyển đổi. 

Các chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi gồm chi phí khách hàng tiềm năng, chi phí mỗi đơn hàng, tỷ suất hoàn vốn (ROI). Ngoài ra còn có các chỉ số liên quan khác như giá trị vòng đời khách hàng, chi phí sở hữu khách hàng, tỷ lệ hài lòng của khách hàng. 

Khi đo lường hiệu quả marketing cần tránh điều gì? 

Trong quá trình đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing bạn cần cẩn thận với những chỉ số mang tính hiệu quả nhưng thực chất không mang lại hiệu quả hay mục tiêu không đồng nhất trên chiến dịch. Hơn nữa, bạn cần xác định nguồn dữ liệu để đo lường hiệu quả marketing chính xác và không nên thêm nhiều dữ liệu vào báo cáo. 

5/5 - (1 vote)