Top 7 công cụ truyền thông marketing tích hợp cần biết 2024

Với các marketer, thuật ngữ truyền thông marketing tích hợp không còn quá xa lạ. IMC giúp doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thì doanh nghiệp cần có chiến lược marketing phù hợp đặc biệt là biết cách sử dụng các công cụ truyền thông marketing tích hợp để tiếp cận khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Vậy đó là những công cụ nào thì mời bạn hãy dừng ở bài viết này của Optimal Agency để tìm hiểu ngay!

Tầm quan trọng của truyền thông Marketing tích hợp

IMC hay truyền thông marketing tích hợp là việc sử dụng nhiều công cụ truyền thông khác nhau để truyền tải thông điệp nhất quán và đạt được mục tiêu truyền thông. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng để đảm bảo hiệu quả truyền thông. Dưới đây là những lợi ích mà IMC mang đến cho doanh nghiệp gồm: 

Truyền tải thông tin: Thông qua các công cụ truyền thông marketing tích hợp thì doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ cùng những tính năng và lợi ích đến khách hàng mục tiêu. 

Nâng cao sự nhận diện thương hiệu: Bằng việc truyền tải thông điệp và xây dựng hình ảnh thương hiệu, IMC giúp khách hàng nâng cao sự nhận biết về thương hiệu.  

Mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu: Nhờ việc sử dụng nhiều kênh và kỹ thuật tiếp thị mà IMC cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến đối tượng rộng hơn. Với cách tiếp cận đa kênh giúp đảm bảo thông điệp của thương hiệu được truyền tải rộng rãi, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng dù ở bất cứ đâu. 

Nâng cao sự tương tác với khách hàng: Tận dụng các kênh như mạng xã hội, email marketing cùng nhiều phương tiện truyền thông khác để tạo ra các điểm tiếp xúc và tương tác với khách hàng. Cách tiếp cận này đảm bảo khách hàng nhận được thông điệp nhất quán và phù hợp giúp tạo dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Thúc đẩy doanh số và lợi nhuận: Qua việc truyền tải những thông điệp, thông tin về sản phẩm, dịch vụ cùng những giá trị mà khách hàng nhận được. Điều này giúp nâng cao hiệu quả truyền thông và tác động tích cực đến quyết định mua hàng của khách hàng. Cuối cùng, IMC giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Xây dựng niềm tin và lòng trung thành: Thông qua việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Điều này giúp tạo dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. 

7 Công cụ truyền thông marketing tích hợp các marketer cần nắm rõ

7 Công cụ truyền thông marketing tích hợp các marketer cần nắm rõ

Quảng cáo (Advertising)

Là hình thức truyền thông mà các doanh nghiệp sẽ trả tiền để truyền tải những thông điệp hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng khách hàng mục tiêu trên các nền tảng cụ thể. Với mục tiêu là nâng cao sự nhận biết, tăng tương tác và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mà doanh nghiệp mong muốn. 

Lợi thế của quảng cáo là khả năng xây dựng hình ảnh thương hiệu đầy sức thuyết phục. Quảng cáo là công cụ tiếp thị được doanh nghiệp ưa chuộng để tiếp cận khách hàng mục tiêu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Nhờ khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu lớn nên quảng cáo là công cụ IMC quan trọng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ nhắm mục tiêu đến thị trường đại chúng. 

Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Đây là công cụ truyền thông marketing với khả năng tiếp cận khách hàng bằng các phương tiện truyền thông để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến khách hàng mục tiêu. Với mục tiêu nâng cao doanh số bán hàng và phản hồi của khách hàng ở thời điểm giao dịch. Điều này hữu ích khi doanh nghiệp muốn thúc đẩy quá trình mua hàng hoặc hành động của khách hàng trong thời gian ngắn. Các hình thức Direct Marketing phổ biến gồm: bán hàng trực tiếp, tiếp thị qua điện thoại, tiếp thị qua email,… 

Khi sử dụng công cụ này, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để gặp gỡ khách hàng tiềm năng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi. Phương pháp marketing này phù hợp với thời đại hiện nay khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dùng tăng cao. Nếu khách hàng gặp bất cứ vấn đề thắc mắc nào về sản phẩm thì họ sẽ được đội ngũ chăm sóc khách hàng giải đáp trực tiếp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông qua việc tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng. 

Khuyến mại (Sales Promotion)

Một trong những công cụ truyền thông marketing đáng chú ý đó là xúc tiến bán hàng hay khuyến mại. Hoạt động này nhằm cung cấp giá trị gia tăng hoặc tạo động lực cho nhà bán hàng, nhà phân phối hoặc khách hàng cuối cùng nhằm thúc đẩy doanh số bán ngay lập tức. 

Chương trình khuyến mại được chia thành 2 loại chính là hoạt động định hướng tiêu dùng và hoạt động định hướng thương mại. Trong đó khuyến mại định hướng tiêu dùng là hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, kích thích họ mua hàng bằng phiếu giảm giá, dùng thử sản phẩm, giảm giá trực tiếp, rút thăm trúng thưởng,… 

Còn khuyến mại định hướng thương mại nhắm đến nhà bán buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Bao gồm  chiết khấu xúc tiến thương mại, ưu đãi giá, cuộc thi bán hàng và triển lãm thương mại.

Quan hệ công chúng (PR)

Nằm trong số các công cụ truyền thông marketing tích hợp quan trọng giúp xây dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu trong lòng công chúng. Bằng việc tham gia các hoạt động cộng đồng, gây quỹ, tài trợ cho sự kiện hay giới thiệu sản phẩm mới,… Mục tiêu của PR đó là tạo dấu ấn tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Các hoạt động PR được triển khai bằng cách sử dụng các chiến lược và hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy sự hiểu biết, hỗ trợ từ phía công chúng. 

So với các công cụ truyền thông marketing khác thì PR có thể tạo dựng sự tin tưởng của người tiêu dùng khi đứng trước thông tin có lợi về sản phẩm, dịch vụ. Các chiến lược PR thông minh sẽ giúp tạo ra những câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu, sản phẩm hay thu hút sự chú ý từ công chúng và tạo dựng lòng tin cùng nâng cao uy tín thương hiệu. PR là công cụ IMC quan trọng để doanh nghiệp giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. 

Tài trợ (Sponsorship) 

Nó được hiểu là hoạt động hỗ trợ tài chính của một thương hiệu nhằm đổi lấy lợi ích quảng bá thương hiệu. Danh mục tài trợ của các thương hiệu rất đa dạng từ các sự kiện, chương trình cộng đồng, triển lãm nghệ thuật, sự kiện thể thao hay các chương trình truyền thông. Hoạt động quảng bá cho thương hiệu tài trợ có thể được thực hiện thông qua banner, logo sản phẩm, thông cáo, sự kiện quảng bá thương hiệu,…

Hiện nay, tài trợ tồn tại dưới 2 hình thức chính gồm tài trợ như một khoản đóng góp của doanh nghiệp và tài trợ để xây dựng lợi thế cạnh tranh. Trong đó, sự khác biệt giữa 2 hình thức này nằm ở mối liên kết giữa thương hiệu và tổ chức, sự kiện hoặc cá nhân được tài trợ. Những sự kiện được tài trợ thường đổi lấy quyền lợi cho doanh nghiệp tức là tạo ra cơ hội đôi bên có lợi. 

Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Là hình thức bán hàng trực tiếp giữa người với người trong đó người bán sẽ cố gắng hỗ trợ hoặc thuyết phục những người mua tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Khác với quảng cáo, bán hàng cá nhân tập trung vào quá trình giao tiếp giữa 2 bên thông qua gọi điện, nhắn tin trên các nền tảng khác nhau. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này đó là người bán có thể thấy được phản ứng của khách hàng và sửa đổi thông điệp cho sản phẩm. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể nhìn thấy tận mắt sản phẩm và nắm bắt được những thông tin, hình ảnh liên quan đến sản phẩm một cách cụ thể. 

Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)

Trong kỷ nguyên số, Digital Marketing là một trong những công cụ truyền thông marketing hàng đầu giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả. Nó là phương pháp truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cùng thương hiệu thông qua các kênh trực tuyến như Google, website, mạng xã hội, email, ứng dụng di động,…

So với các công cụ truyền thông marketing truyền thống thì tiếp thị kỹ thuật số là cách thức tiếp thị với nhiều ưu điểm nổi trội. Nhờ việc tận dụng sức mức công nghệ kỹ thuật, môi trường trực tuyến và các công cụ, phần mềm hỗ trợ. Digital Marketing có thể áp dụng trong nhiều chiến lược marketing khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chiến lược tiếp thị kỹ thuật số qua các hình thức: SEO, tiếp thị nội dung, email marketing,… để tiếp cận khách hàng mục tiêu, nâng cao doanh số và lợi nhuận. 

Thêm vào đó, bạn hãy tham khảo thêm một số bài viết khác như hình thức marketing truyền miệng.

Trên đây là những công cụ truyền thông marketing tích hợp mà Optimal muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng, bạn có thể hiểu rõ hơn về vai trò, đặc điểm của từng loại công cụ và biết cách kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả để chiến dịch marketing đạt được kết quả tốt nhất.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Nên lựa chọn công cụ nào cho chiến dịch truyền thông marketing tích hợp? 

Mỗi công cụ mà chúng tôi chia sẻ trong bài đều có đặc điểm và vai trò riêng biệt. Tùy vào nhu cầu sử dụng, mục tiêu chiến dịch cùng ngân sách cũng như đối tượng mục tiêu mà bạn hãy lựa chọn công cụ phù hợp. Thay vì lựa chọn bạn có thể kết hợp các công cụ lại với nhau để nâng cao hiệu quả của chiến dịch marketing. 

Làm thế nào để xây dựng được chiến dịch IMC thành công? 

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ IMC thì bạn bạn chú ý đến một số yếu tố để triển khai chiến dịch truyền thông marketing tích hợp thành công. Có mục tiêu rõ ràng, cụ thể cùng quy trình làm việc khoa học, chuyên nghiệp với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm đặc biệt là phải có những người lãnh đạo sáng suốt. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên theo dõi, đo lường và linh hoạt điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp. 

5/5 - (1 vote)