Emotional branding là gì? Cách thức xây dựng Emotional Branding

Con người thường bị chi phối rất nhiều bởi cảm xúc trong mọi quyết định. Nếu doanh nghiệp muốn trở nên nổi bật và khác biệt thì cần phải biết cách khai thác những yếu tố cảm xúc của khách hàng. Bằng cách triển khai chiến thuật Emotional Branding đúng cách khi quảng bá thương hiệu, sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ có được sự thiện cảm của khách hàng, thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng. Vậy Emotional branding là gì? Làm cách nào để áp dụng chiến thuật này hiệu quả để thu hút khách hàng mục tiêu. Đáp án cho những câu hỏi này sẽ được Optimal Agency giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Emotional Branding là gì?

Emotional Branding là gì?

Có nghĩa là thương hiệu cảm xúc và nó là quá trình xây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa khách hàng và thương hiệu, sản phẩm thông qua việc tác động đến yếu tố cảm xúc. Tạo dựng thương hiệu cảm xúc cho khách hàng được thể hiện qua nhiều yếu tố như logo, thiết kế giao diện người dùng (UI), trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 

Nếu doanh nghiệp muốn tăng cường sự kết nối và tương tác với khách hàng thì cần tạo ra nội dung, sản phẩm hay trải nghiệm mua sắm,… phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng. Đồng thời khơi gợi những cảm xúc phổ biến nhất ở bên trong mỗi con người: cảm giác an toàn, sự khẳng định cái tôi,…

Mục tiêu của Emotional Branding đó là tạo ra sự kết nối đặc biệt giữa doanh nghiệp và khách hàng, khơi gợi và gắn kết với những cảm xúc của họ. Thay vì chỉ tập trung vào việc nêu bật tính năng hoặc lợi ích của sản phẩm thì thương hiệu cảm xúc lại chú trọng đến việc tạo ra trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tạo được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng. 

Thông thường, doanh nghiệp sử dụng Emotional Branding để xây dựng thiện cảm với khách hàng. Doanh nghiệp sẽ khơi gợi cảm xúc của khách hàng bằng việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng từ đó thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng. Không chỉ vậy, nó còn biến những khách hàng đã mua hàng của thương hiệu thành khách hàng trung thành. 

Lợi ích của Emotional Branding đối với doanh nghiệp

Sau khi hiểu rõ emotional branding là gì thì hãy tìm hiểu về những lợi ích khi sử dụng công cụ này: 

Với chiến lược thương hiệu cảm xúc thì doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo và gắn kết cảm xúc với khách hàng. Thương hiệu nổi bật với những giá trị, câu chuyện và tính cách riêng giúp thu hút sự chú ý và tăng sự nhận biết của khách hàng. Từ đó tạo một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng và khác biệt so với đối thủ.

Tăng cường sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng bằng việc mang đến những trải nghiệm tích cực cho họ. Khi đó, khách hàng sẽ cảm nhận được thương hiệu không chỉ là một phần của sản phẩm, dịch vụ mà nó còn có sự thân thiết, gần gũi. Doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. 

Khi khách hàng cảm thấy tin tưởng thương hiệu của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự trung thành và lòng yêu mến. Điều này giúp cải thiện chỉ số đo lường sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. 

Thông qua việc áp dụng chiến lược xây dựng thương hiệu cảm xúc thì doanh nghiệp có thể hiểu rõ đối tượng mục tiêu. Bằng việc xác định đúng đối tượng mục tiêu cần hướng tới cho chiến dịch quảng cáo của mình sẽ đảm bảo thông điệp được truyền tải đến những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu. Từ đó nâng cao tương tác và tăng cường chỉ số ROI của doanh nghiệp. 

Emotional Branding không chỉ giúp thương hiệu trở nên nổi bật mà còn tăng cường sự gắn kết và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Đồng thời tối ưu hóa chiến lược quảng cáo để đạt được hiệu suất tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn đọc hãy tìm hiểu thêm các thông tin liên quan khác như tiếp thị đàm thoại là gì

3 Cách xây dựng Emotional Branding hiệu quả

Đến đây thì bạn đã hiểu rõ hơn về emotional branding là gì và những lợi ích mà nó mang lại. Nếu bạn muốn xây dựng Emotional Branding thành công thì áp dụng các phương pháp dựa trên tâm lý học như sau: 

Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow

Đối với các marketer thì thuyết nhu cầu Maslow không còn quá xa lạ với nhiều người đặc biệt là những người làm truyền thông. Dựa theo thuyết này thì nhu cầu của con người được phân thành 5 cấp bậc từ thấp đến cao bao gồm: 

  • Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản, thiết yếu để con người tồn tại và phát triển như ăn uống, ngủ nghỉ,…
  • Nhu cầu an toàn: Con người luôn hướng đến những nhu cầu cao hơn khi nhu cầu cơ bản đã đáp ứng được. Họ muốn được bảo vệ trước các mối nguy hiểm đe dọa về cuộc sống vật chất và tinh thần. 
  • Nhu cầu xã hội: Đây là nhu cầu tiếp theo trong tháp Maslow thiên về yếu tố tinh thần và cảm xúc của con người. Theo đó, con người luôn muốn xây dựng mối quan hệ với bạn bè hoặc hội nhóm hay cộng đồng của mình như trường học, công ty,…
  • Nhu cầu được tôn trọng: Khi đã đạt được những nhu cầu phía trên thì con người sẽ hướng đến những giá trị cao hơn. Họ mong muốn nhận được sự yêu thương và tôn trọng cũng như có được sự thừa nhận của xã hội. Đó là lý do câu nói: “Khách hàng là thượng đế” xuất hiện. 
  • Nhu cầu được thể hiện: Con người không chỉ cần được tôn trọng mà họ cần được thể hiện, chứng minh bản thân cũng như theo dõi những đam mê và sở thích để tạo ra giá trị cho xã hội. Trong kinh doanh, để đáp ứng được nhu cầu này thì doanh nghiệp cần làm cho khách hàng cảm thấy tự tin khi đưa ra quyết định đúng đắn. 

Khi xây dựng chiến lược Emotional Branding thì doanh nghiệp áp dụng cấu trúc 5 tầng kim tự tháp Maslow vào việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và thúc đẩy quá trình mua hàng. 

3 Cách xây dựng Emotional Branding hiệu quả 

Sử dụng 3 kỹ thuật thuyết phục của Aristotle

Là dân trong ngành marketing bạn đã từng nghe đến kỹ thuật tiếp thị khách hàng của Aristotle bao gồm 3 yếu tố gồm ethos (sự tin tưởng), pathos (sự cảm thông) và logos (lập luận logic). Nếu doanh nghiệp có thể cân bằng cả 3 yếu tố này thì nó sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng về mặt cảm xúc. 

Tạo sự tin tưởng (Ethos)

Trước mọi quảng cáo sản phẩm mới từ doanh nghiệp thì khách hàng luôn có sự hoài nghi, bất an về chất lượng. Để thuyết phục khách hàng mục tiêu lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp thay vì đối thủ thì doanh nghiệp đã thêm các bằng chứng về kiểm định chất lượng. Điều này giúp lấy được sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ như sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng và được bộ Bộ Y tế khuyên dùng,… 

Một cách để tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng về doanh nghiệp đó là lựa chọn người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ. Đây là phương thức hiệu quả để nâng cao sự tin tưởng trong mắt khách hàng. 

Tạo sự cảm thông

Một cách sử dụng Emotional Branding hiệu quả đó là tạo ra sự cảm thông hướng đến khách hàng mục tiêu. Kỹ thuật này tập trung vào việc thuyết phục, kích thích người dùng hành động bằng cách tạo ra cảm giác thân thuộc, cảm giác cấp bách, nỗi sợ bị bỏ lỡ,… Doanh nghiệp cần khéo léo lồng ghép những yếu tố cảm xúc vào quảng cáo một cách cẩn thận. 

Rất nhiều tổ chức từ thiện phi lợi nhuận đã tạo ra sự cảm thông cho người xem bằng việc đăng tải những hình ảnh, video đau buồn. Từ đó đã thu hút nhiều hảo tâm đứng lên kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. 

Lập luận logic (Logos)

Đây là yếu tố có sức thuyết phục nhất trong thuyết Aristotle tuy nhiên nó lại phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố trên. Ở kỹ thuật này, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc thuyết phục khách hàng bằng cách đưa ra những thông tin thực tế, số liệu thống kê cùng lý lẽ lập luận logic. Cho đến hiện tại thì đây là phương pháp được nhiều nhãn hãng áp dụng bởi nó giải quyết triệt để vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. 

Khai thác cảm xúc con người

Khi xây dựng Emotional Branding thì các thương hiệu sẽ tập trung đến 5 cung bậc cảm xúc cơ bản gồm: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên. 

Vui vẻ, hạnh phúc

Là một trong những cảm xúc cơ bản của con người. Khi con người hạnh phúc thì họ sẽ chia sẻ và thể hiện cảm xúc đó một cách rõ ràng. Hiểu được điều đó, nhiều thương hiệu để xây dựng thương hiệu cảm xúc đã khéo léo khai thác cảm xúc hạnh phúc trong mỗi khách hàng. Bởi nếu khách hàng cảm thấy phấn khích, hứng thú thì họ sẽ chia sẻ câu chuyện của nhãn hàng giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu. 

Buồn, cảm động

Theo nhiều nghiên cứu, nỗi buồn là yếu tố thôi thúc sự đồng cảm, tăng cường sự kết nối dẫn đến sự cho đi nhiều hơn. Rất nhiều tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện đã sử dụng các bức ảnh buồn hoặc video ngắn ghi lại hoàn cảnh khó khăn của những mảnh đời bất hạnh. Sự đau buồn sẽ khiến con người hành động và giúp đỡ mọi người bằng cách trao đi những giá trị vật chất, tài chính. 

Khó chịu, giận dữ

Trong các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp đã tập trung khai thác sự khó chịu, tức giận của người xem về vấn đề mà họ đang gặp phải. Từ đó khuyến khích họ hành động nhằm giải quyết và thay đổi những vấn đề cấp bách đó. 

Sợ hãi, lo lắng

Là bản năng của con người và nó là yếu tố tác động mạnh mẽ đến tâm lý khiến con người phải hành động ngay lập tức. Sự sợ hãi là công cụ tiếp thị hiệu quả của doanh nghiệp khiến khách hàng trung thành với thương hiệu, sản phẩm. Bởi khi sợ hãi thì con người như bị thôi miên và muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhanh chóng để có được sự an toàn.

Ngạc nhiên

Là vũ khí mạnh mẽ nhất trong marketing vì bạn có thể thấy những sự kiện hoặc tin tức có tính chất bất ngờ sẽ tạo sự ngạc nhiên cho công chúng ghi nhớ lâu hơn. Hầu hết con người thường bị ảnh hưởng và ấn tượng mạnh bởi những lập luận và thông tin mới khiến họ ngạc nhiên. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp thường xuyên tạo ra các chiến dịch quảng cáo gây bất ngờ cho khách hàng. 

Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về emotional branding là gì cũng như biết cách xây dựng chiến lược thương hiệu cảm xúc hiệu quả. Nếu biết sử dụng đúng cách thì chiến lược này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu, có được khách hàng trung thành và nâng cao doanh số bán hàng. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Emotional Branding và Emotional Advertising có gì khác biệt? 

Cả Emotional Branding và Emotional Advertising đều là các chiến lược tiếp thị quan trọng trong marketing. Nó được sử dụng để tạo mối quan hệ, kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Tuy nhiên, 2 chiến lược này có sự khác biệt về phạm vi áp dụng, cách thực hiện và mục tiêu cụ thể. 
Nếu như Emotional Branding là chiến lược thực hiện dài hạn bao gồm toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu còn Emotional Advertising lại tập trung vào các chiến dịch quảng cáo cụ thể nào đó. 
Emotional Branding đòi hỏi quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, sâu rộng về khách hàng thì Emotional Advertising lại tập trung vào việc sáng tạo nội dung quảng cáo. Với Emotional Branding thì hướng đến mục tiêu là xây dựng lòng trung thành thương hiệu còn Emotional Advertising lại tập trung vào nâng cao nhận thức về sản phẩm, dịch vụ khuyến khích hành động mua hàng. 

Emotional Branding nên được sử dụng như thế nào?

Với mỗi nhóm khách hàng có đặc điểm, tính cách riêng nên bạn cần nghiên cứu thật kỹ khách hàng và lựa chọn cách tương tác phù hợp để khéo léo khơi gợi cảm xúc chân thật của khách hàng. Hãy thường xuyên tương tác với khách hàng trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram,… để khiến họ cảm thấy an toàn và thoải mái. Doanh nghiệp nên sử dụng hình ảnh, video trực quan để khơi gợi cảm xúc từ khách hàng. 

5/5 - (1 vote)