Sàn thương mại điện tử Shopee sở hữu lượng khách hàng tiềm năng lớn. Nếu bạn muốn gia tăng phạm tiếp cận khách hàng cho gian hàng nhanh chóng và tăng số lượng đơn hàng thì hãy chạy quảng cáo Shopee. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích khi chạy quảng cáo Shopee và cách chạy quảng cáo hiệu quả. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới của Optimal Agency để nắm được hướng dẫn quảng cáo trên Shopee cập nhật mới nhất hiện nay.
Quảng cáo Shopee là gì?
Là phương pháp hiệu quả giúp các nhà bán hàng có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu nhanh chóng thông qua các chiến dịch quảng cáo trên ứng dụng và trang web của Shopee. Những sản phẩm, gian hàng được quảng cáo trên Shopee được gắn nhãn “Được tài trợ”.
Mục tiêu của quảng cáo trên Shopee là tăng cơ hội hiển thị sản phẩm, gian hàng của người bán đến người mua có nhu cầu tại các vị trí có lưu lượng truy cập cao trên Shopee. Từ đó làm tăng doanh số bán hàng cho các cửa hàng.
Bao gồm quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo khám phá. Trong quảng cáo tìm kiếm sẽ có quảng cáo tìm kiếm sản phẩm và quảng cáo tìm kiếm shop. Với quảng cáo Shopee thì chủ shop sẽ chỉ phải trả tiền dựa trên số lượt nhấp chuột vào quảng cáo.
Quảng cáo Shopee xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên nền tảng để thu hút đối tượng mục tiêu. Các vị trí phổ biến gồm trang chủ Shopee, trang kết quả tìm kiếm, trang chi tiết sản phẩm, các trang liên quan đến đặt mua hàng,…
Lợi ích khi chạy quảng cáo Shopee
Trước khi đến với hướng dẫn quảng cáo trên Shopee thì hãy cùng khám phá những lợi ích mà loại quảng cáo này mang lại cho các chủ shop, doanh nghiệp:
Tăng độ nhận diện cho gian hàng
Khi chạy quảng cáo Shopee thì sản phẩm và gian hàng của bạn sẽ hiển thị ở những vị trí hấp dẫn nhất trên trang kết quả tìm kiếm. Nếu một sản phẩm được xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm thì nó sẽ thu hút sự chú ý của người mua và tỷ lệ nhấp chuột cao hơn. Điều này làm tăng lưu lượng truy cập vào gian hàng của bạn trên Shopee. Sản phẩm và gian hàng của bạn có nhiều cơ hội được tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn.
Nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu
Các sản phẩm, gian hàng được quảng cáo trên Shopee có nhiều cơ hội được hiển thị trong danh sách sản phẩm gợi ý khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm liên quan. Điều này giúp sản phẩm, gian hàng của bạn có nhiều khả năng tiếp cận khách hàng, tăng lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi.
Nếu gian hàng có tỷ lệ đơn hàng càng cao và nhận được nhiều lượt đánh giá tốt của khách hàng trên Shopee thì uy tín của gian hàng sẽ tăng lên. Khi đó, gian hàng sẽ nhận được sự tin tưởng của khách hàng và làm cho gian hàng của bạn có thêm nhiều khách hàng mới.
Gia tăng doanh số
Khi đã tiếp cận được khách hàng và sản phẩm của bạn đủ chất lượng, gian hàng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm thì sẽ dễ dàng thu hút khách hàng ra quyết định mua hàng hơn. Những sản phẩm đã có lượng mua nhất định kết hợp với việc chạy quảng cáo thì tỷ lệ mua hàng lại sẽ cao. Điều này sẽ giúp doanh số của cửa hàng tăng lên mang đến lợi nhuận cho chủ Shop mỗi ngày từ việc bán hàng trực tuyến.
Xây dựng thương hiệu
Bằng việc cung cấp hình ảnh sản phẩm rõ nét, thông tin mô tả chi tiết về sản phẩm, gian hàng cụ thể sau khi khách hàng truy từ các sản phẩm quảng cáo. Doanh nghiệp có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu thông qua quảng cáo Shopee. Để xây dựng thương hiệu trên Shopee thông qua quảng cáo thì doanh nghiệp cần phải hoàn thiện việc tối ưu gian hàng.
Hướng dẫn quảng cáo trên Shopee từ A-Z
Nếu bạn chưa biết cách chạy quảng cáo Shopee thì hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết các bước sau đây:
Truy cập vào kênh người bán của Shopee rồi chọn Kênh Marketing và chọn Quảng cáo Shopee. Kế tiếp bạn hãy nạp tiền quảng cáo Shopee thông qua Kênh người bán rồi loại hình quảng cáo phù hợp mục tiêu của Shop. Chi tiết các bước chạy quảng cáo như sau:
Quảng cáo Tìm kiếm Sản phẩm
Bạn chọn vào mục Tạo quảng cáo tìm kiếm trong mục Số liệu thống kê chi tiết. Tiếp đó chọn Sản phẩm tại mục Loại quảng cáo. Ở trong mục Thiết lập sản phẩm thì bạn nhấn vào biểu tượng dấu (+) để chọn sản phẩm muốn chạy quảng cáo.
Trong phần Tạo chương trình thì bạn chọn vào mục Ngân sách để thiết lập ngân sách quảng cáo. Bạn có 2 tùy chọn là Không giới hạn hoặc Thiết lập giới hạn ngân sách. Tương ứng với loại ngân sách thiết lập thì bạn hãy chọn thời gian áp dụng quảng cáo là Không giới hạn thời gian hoặc Thiết lập ngày bắt đầu/ kết thúc.
Ở mục Chọn từ khóa thì bạn di chuyển thanh trạng ở mục Quảng cáo tự động để hệ thống tự động chọn và tối ưu từ khóa liên quan đến sản phẩm quảng cáo. Bây giờ bạn hãy chọn vào nút Thêm từ khóa ở mục Chọn thủ công để thao tác các tính năng như xóa từ khóa, thêm từ khóa mới.
Bước tiếp theo bạn hãy chọn loại từ khóa đấu thầu là từ khóa mở rộng hoặc từ khóa chính xác. Khi lựa chọn từ khóa bạn cần cân nhắc các chỉ số: chất lượng từ khóa, tỷ lệ tìm kiếm và giá thầu tham khảo. Tiếp theo bạn hãy đặt và điều chỉnh giá tối đa cho mỗi lần nhấp chuột. Sau cùng thì chọn Thiết lập quảng cáo để bắt đầu triển khai chiến dịch quảng cáo.
Quảng cáo Tìm kiếm Shop
Tại mục Tạo quảng cáo tìm kiếm thì bạn chọn vào Loại quảng cáo rồi nhấn vào Shop rồi đặt tên cho quảng cáo. Tiếp đó bạn hãy thiết lập ngân sách và thời gian cho chiến dịch quảng cáo. Ở mục Trang liên kết thì bạn chọn vào Trang chủ shop (mặc định ) hoặc Trang danh mục sản phẩm tùy vào mục đích dẫn người mua đến trang đích nào.
Ở đây bạn hãy chọn hình ảnh quảng cáo tìm kiếm shop. Nếu bạn chọn Trang danh mục sản phẩm thì nên sử dụng hình ảnh mặt hàng bán chạy nhất. Còn nếu chọn Trang chủ Shop thì nên chọn logo hoặc ảnh đại diện cửa hàng.
Trong mục Khẩu hiệu quảng cáo thì bạn hãy nhập thông điệp thuyết phục người mua vào. Kiểm tra cách quảng cáo hiển thị trên app hoặc trang web bằng cách nhấp vào mục Xem trước quảng cáo.
Đối với mục Chọn từ khóa thì bạn hãy Chọn thủ công rồi chọn thêm Từ khóa để hiển thị danh sách các từ khóa gợi ý. Nếu muốn thêm từ khóa, bạn nhập từ khóa vào khung tìm kiếm rồi nhấn Thêm để thêm vào danh sách đấu thầu rồi nhấn Xác nhận và thêm từ khóa. Còn nếu xóa từ khóa thì nhấn vào biểu tượng thùng rác.
Tiếp đến bạn hãy chọn loại Từ khóa mở rộng hoặc từ khóa chính xác rồi điều chỉnh giá thầu và nhấp vào Thiết lập quảng cáo để hoàn tất.
Quảng cáo Khám phá
Sau khi nhấp vào Quảng cáo Shopee thì bạn chọn vào Tạo chiến dịch mới trong phần Số liệu thống kê chi tiết. Tại mục Tạo quảng cáo khám phá thì bạn bật tính năng Quảng cáo tự động rồi nhấn vào Thêm sản phẩm trong mục Tạo quảng cáo khám phá để chọn sản phẩm muốn quảng cáo với số lượng tối đa là 50.
Bây giờ bạn hãy thiết lập Ngân sách và thời gian chạy quảng cáo bằng cách chọn Giới hạn hoặc Thiết lập giới hạn ở từng cột sản phẩm rồi nhấp vào Thiết lập quảng cáo. Ở đây bạn hãy thiết lập giá thầu cho quảng cáo rồi thiết lập ngân sách và thời gian chạy cho toàn bộ chiến dịch. Bạn có thể chọn Cài đặt nâng cao để tùy chỉnh đối tượng và các vị trí hiển thị khi quảng cáo trên Shopee.
Kế tiếp bạn hãy tùy chỉnh đối tượng mục tiêu trong mục Cài đặt đối tượng với các tiêu chí nhân khẩu học, hành vi. Ở mục Thiết lập vị trí hiển thị thì bạn hãy điều chỉnh mức Premium (giá thầu cho từng vị trí hiển thị) và Trạng thái (vị trí hiển thị) rồi chọn Thiết lập quảng cáo.
>>>Tìm hiểu thêm bài viết liên quan khác có thể bạn muốn biết: Cách làm Dropshipping trên Shopee
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Shopee hiệu quả
Ngoài việc nắm rõ hướng dẫn quảng cáo trên Shopee chi tiết thì những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp chiến dịch của bạn hiệu quả và thu được doanh thu cao hơn. Hãy tham khảo nhé!
Lựa chọn từ khóa phù hợp
Khi triển khai chiến dịch quảng cáo trên Shopee thì bạn cần xác định bộ từ khóa sử dụng trong quảng cáo. Việc lựa chọn đúng từ khóa sẽ giúp nhà quảng cáo tối ưu hiệu quả của chiến dịch trong việc tiếp cận đúng đối tượng. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như: ShopeeAnalytics, Keywordtool.io, Keyword Planner,… giúp tìm kiếm và lựa chọn từ khóa đấu thầu phù hợp nhất.
Tối ưu sản phẩm chạy quảng cáo
Đăng sản phẩm quảng cáo trên Shopee thì bạn nên sử dụng hình ảnh rõ ràng, sắc nét bao gồm cả ảnh tổng quan và chi tiết về tính năng hay đặc điểm của sản phẩm. Hãy gắn logo lên tất cả hình ảnh trước khi đăng. Tuyệt đối không sử dụng những hình ảnh không liên quan đến sản phẩm gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và hiệu quả quảng cáo. Đối với ảnh bìa sản phẩm thì cần đảm bảo ảnh chiếm hơn 60% diện tích khung hình, logo không vượt quá 10% diện tích,… Hơn nữa bạn cần tối ưu tên sản phẩm, mô tả, hashtag,…
Hiểu hành vi người dùng
Nếu bạn muốn hiểu rõ nhu cầu và hành vi của khách hàng để tối ưu hóa sản phẩm trên Shopee thì hãy dành thời gian để đọc các đánh giá, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Dựa trên những dữ liệu thu được thì bạn sẽ hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ có đặc điểm và nhu cầu ra sao để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trên Shopee hiệu quả.
Theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo
Bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả quảng cáo thông qua các số liệu trong bản báo cáo để có phương hướng điều chỉnh cho phù hợp. Những chỉ số quan trọng mà bạn cần chú ý khi triển khai chiến dịch quảng cáo trên Shopee gồm giá thầu, ROI, tỷ lệ nhấp, CPC,…
Ở trên là hướng dẫn quảng cáo trên Shopee hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc triển khai các chiến dịch Shopee Ads thành công, bùng nổ doanh số và tối đa hóa lợi nhuận.
Mời bạn xem thêm:
- Quảng cáo nhận thức về truyền thông hoạt động như thế nào?
- Quảng cáo B2B khác với quảng cáo B2C như thế nào?
- Quảng cáo âm thanh là gì? Những lợi ích khi sử dụng
Câu hỏi thường gặp
Chi phí chạy quảng cáo Shopee phù thuộc vào nhiều yếu tố như hình thức quảng cáo, ngành hàng, mức độ cạnh tranh, chất lượng quảng cáo, ngân sách, phí dịch vụ,… Nếu bạn muốn biết được chi phí chạy quảng cáo Shopee là bao nhiêu thì hãy sử dụng công cụ ước tính chi phí quảng cáo của Shopee. Với công cụ này bạn có thể chọn được hình thức quảng cáo phù hợp.
Quảng cáo Shopee có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên nền tảng để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Thông thường, các gian hàng hay sản phẩm quảng cáo trên Shopee sẽ hiển thị ở những vị trí có lưu lượng truy cập cao. Đối với sản phẩm riêng lẻ khi chạy quảng cáo Shopee sẽ hiển thị ở những vị trí như trang chủ Shopee, trang kết quả tìm kiếm, trang chi tiết về sản phẩm, trang liên quan đến đặt mua hàng, trang liên quan đến đơn hàng và trang giải thưởng Shopee.