Top 8 sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Search cần tránh

Quảng cáo Google tìm kiếm là loại quảng cáo thông dụng nhất của Google với khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm giúp tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách triển khai chiến dịch Google Search Ads thành công gây ấn tượng với khách hàng, thúc đẩy chuyển đổi ra doanh số bán hàng. Hiểu rõ điều này, bài viết dưới đây Optimal Agency sẽ liệt kê những sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Search bạn cần ghi nhớ và tránh mắc phải. 

Google Search Ads là gì?

Ngày nay, Google là một trong những công cụ tìm kiếm lớn nhất toàn cầu cung cấp nhiều thông tin và dữ liệu quan trọng cho người dùng. Khi người dùng có nhu cầu về một sản phẩm, dịch vụ thường lên Google để tìm kiếm thông tin liên quan. Sự xuất hiện của quảng cáo Google Search giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu khi họ tìm kiếm thông tin sản phẩm qua từ khóa. 

Để quảng cáo được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm khi khách hàng search các từ khóa liên quan đến sản phẩm được quảng cáo thì doanh nghiệp cần phải trả một khoản phí cho Google. Những quảng cáo Google Search sẽ chiếm lĩnh 7 vị trí quan trọng trên trang đầu kết quả tìm kiếm gồm 4 vị trí đầu trang và 3 vị trí ở cuối trang. Bạn có thể nhận biết quảng cáo thông qua ký hiệu Quảng cáo hoặc Ads.

Lợi ích khi chạy quảng cáo Google Search

Là một hình thức quảng cáo hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu với tính cạnh tranh cao. Vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp không ngại chi tiền để triển khai chiến dịch quảng cáo Google tìm kiếm. Trước khi tìm hiểu về những sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Search thì hãy cùng khám phá những lợi ích mà loại quảng cáo này mang lại như sau: 

Tiếp cận đúng đối tượng có nhu cầu 

Quảng cáo sẽ xuất hiện ở vị trí cao nhất mỗi khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm về sản phẩm. Kết hợp với mẫu nội dung quảng cáo hấp dẫn và phù hợp thì sẽ dễ dàng thu hút khách hàng mục tiêu nhấp vào. Với mỗi lượt truy cập vào quảng cáo và được chuyển hướng đến website thì sẽ tăng cơ hội doanh nghiệp bán được hàng. Hơn nữa, quảng cáo Google tìm kiếm cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu theo các tiêu chí: độ tuổi, vị trí,… Điều này giúp nâng cao hiệu quả của chiến dịch Google Search Ads đồng thời đảm bảo thông điệp được truyền tải đến đúng đối tượng mục tiêu. 

Triển khai nhanh chóng, linh hoạt

Với chiến dịch Google Search Ads, nhà quảng cáo sẽ không mất quá nhiều thời gian để thiết lập và nhận được những lượt hiển thị đầu tiên. Do đó, đây là công cụ quảng cáo thường được áp dụng cho các chiến dịch ngắn hạn của doanh nghiệp. Bởi quảng cáo sẽ tiếp cận những khách hàng đã có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ. Trong suốt quá trình chạy quảng cáo thì bạn có thể điều chỉnh mẫu quảng cáo hoặc các yếu tố trong quảng cáo dễ dàng để tối ưu chiến dịch hiệu quả. 

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Khi quảng cáo Google tìm kiếm được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google thì thương hiệu của bạn sẽ tiếp cận được với khách hàng mục tiêu cũng như nâng cao mức độ nhận biết về thương hiệu. Tương ứng với số lượt quảng cáo hiển thị sẽ thể hiện có bao nhiêu người dùng nhìn thấy quảng cáo. 

Hỗ trợ đắc lực cho SEO website

Đối với một dự án SEO thông thường thì để một website lên top sẽ cần khoảng 6 tháng. Ở thời gian đầu nếu doanh nghiệp muốn có đơn hàng và tăng doanh thu thì Google Search Ads là sự lựa chọn khôn ngoan. Bởi quảng cáo Google tìm kiếm có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp SEO website lên top Google trong thời gian đầu. Hơn nữa, chiến dịch Google Search Ads còn thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, tăng lưu lượng truy cập đồng thời giúp website được đánh giá tốt hơn sẽ nâng cao hiệu quả SEO. 

Chi phí thấp 

So với các loại hình quảng cáo khác thì quảng cáo Google tìm kiếm mang lại hiệu quả về chi phí. Bởi cách tính phí của loại quảng cáo này đó là dựa trên số lượt nhấp vào quảng cáo. Bên cạnh đó, nhà quảng cáo có thể điều chỉnh ngân sách theo ngày hoặc toàn bộ chiến dịch. Điều này giúp nhà quảng cáo thể kiểm soát chi phí quảng cáo hiệu quả. 

Đo lường hiệu quả chính xác

Google cung cấp cho nhà quảng cáo một bảng thống kê chi tiết về hiệu quả của chiến dịch quảng cáo để theo dõi tiến độ và kết quả dễ dàng. Các chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của chiến dịch gồm: lượt nhấp, lượt hiển thị, CPC, tổng chi phí,… Dựa trên các chỉ số này thì doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả một cách chính xác nhất.

Những sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Search cần tránh 

Những sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Search cần tránh 

Chọn từ khóa chưa phù hợp với sản phẩm bán

Đối với Google Search Ads thì quảng cáo sẽ xuất hiện ngay khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm đang quảng cáo. Nếu người dùng quan tâm thì họ sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn để xem sản phẩm và mua hàng. Từ khóa là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của chiến dịch quảng cáo. Bạn cần lựa chọn từ khóa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ kinh doanh để tăng tỷ lệ nhấp và chuyển đổi ra đơn hàng. 

Bật tính năng Display Network

Tính năng Display Network luôn được bật mặc định và nó là vị trí đốt nhiều ngân sách nhất cũng như mang lại tỷ lệ chuyển đổi thấp. Nếu có chuyển đổi thì cũng rất dễ bị dính lỗi bởi những trang hiển thị sẽ tiêu tốn nhiều ngân sách và kiểm soát các network chưa được Google thực hiện tốt nên rất dễ gặp phải tình trạng chuyển đổi ảo. Với định dạng quảng cáo bằng văn bản rất khó để thu hút khách hàng mục tiêu. 

Không sử dụng từ khóa phủ định 

Từ khóa phủ định là những từ khóa giúp bạn ngăn chặn những từ khóa mà bạn không có nhu cầu hiển thị quảng cáo của mình khi nó được người dùng search trên thanh tìm kiếm. Nó có chức năng giúp nhà quảng cáo lọc bớt các từ khóa không liên quan đến sản phẩm. Nếu bạn sử dụng từ khóa theo đối sánh rộng hoặc cụm từ đối sánh thì có thể gặp phải vấn đề như cụm từ tìm kiếm ảnh hưởng đến an toàn thương hiệu hoặc tỷ lệ chuyển đổi thấp. Khi đó từ khóa phủ định sẽ giúp nhà quảng cáo tiết kiệm chi phí phân phối quảng cáo cho những đối tượng không phải khách hàng mục tiêu. Rất nhiều nhà quảng cáo bỏ qua phần từ khóa phủ định dẫn đến CTR thấp và gây lãng phí ngân sách. 

Sử dụng chung trang đích cho mọi từ khóa

Với mỗi từ khóa người dùng tìm kiếm thường gắn liền với một nhu cầu hoặc mong muốn nào đó. Nếu bạn sử dụng chung một trang đích cho mọi từ khóa sẽ làm giảm trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website. Hơn nữa, trải nghiệm trang đích không phù hợp với mẫu quảng cáo cũng như truy vấn tìm kiếm của người dùng sẽ không chỉ khiến bạn tiêu tốn thời gian và ngân sách mà không tìm được đúng khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, nếu trang đích không được tối ưu sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp, lãng phí ngân sách. Vì vậy, nhà quảng cáo cần quan tâm đến việc tối ưu nội dung, tốc độ tải trang,… để tăng tỷ lệ nhấp cũng như thúc đẩy chuyển đổi ra đơn hàng và nâng cao doanh số bán hàng.  

Lựa chọn từ khóa không phù hợp cho nhóm quảng cáo

Cấu trúc của chiến dịch bao gồm nhiều nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo với những từ khóa khác nhau. Việc lựa chọn từ khóa cho nhóm quảng cáo ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của chiến dịch Google Ads. Bạn cần chú ý những từ khóa trong nhóm quảng cáo cần có sự liên quan đến mẫu quảng cáo và trang đích. Bên cạnh đó bạn cần tuân thủ quy tắc là các từ khóa sử dụng văn bản quảng cáo được đưa vào một nhóm quảng cáo. Nhóm quảng cáo cùng có ngân sách được đưa chung vào 1 chiến dịch. 

Không sử dụng các tiện ích quảng cáo 

Nếu bạn muốn chiến dịch quảng cáo trở nên sinh động và hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng thì các tiện ích là yếu tố quan trọng giúp tăng diện tích hiển thị. Ngoài ra, nó còn giúp cho quảng cáo của bạn trở nên độc đáo và nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ. Những tiện ích mở rộng phổ biến cho quảng cáo: địa chỉ website, số điện thoại, giá,…

Bỏ qua các bản cập nhật Google Ads

Không chỉ SEO mới chịu ảnh hưởng của các thuật toán Google mà quảng cáo PPC cũng như quảng cáo Google tìm kiếm cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các bản cập nhật và thuật toán của Google. Những nhà tiếp thị cần phải cập nhật và nắm bắt những thông tin đáng chú ý như tin tức về giá thầu, cấu trúc quảng cáo,… Việc cập nhật thuật toán sẽ giúp nhà quảng cáo dễ dàng thích ứng với những thay đổi tốt hơn. 

Không đo lường hiệu quả chiến dịch Google Ads

Khi triển khai chiến dịch Google Search Ads thì bạn cần phải thường xuyên theo dõi, đo lường và tối ưu chiến dịch. Thông qua việc nắm rõ tình hình hoạt động của chiến dịch Google Ads thì bạn có thể điều chỉnh: điểm chất lượng của từ khóa, tỷ lệ chuyển đổi, từ khóa với CTR thấp, các cụm từ khóa không liên quan trong báo cáo tìm kiếm. Bằng việc đo lường kết quả thì bạn sẽ có sự thay đổi và điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu đặt ra. 

Ở trên là những sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Search bạn cần nắm rõ và tránh mắc phải để triển khai chiến dịch quảng cáo thành công đạt hiệu quả cao. Việc phát hiện các vấn đề và tìm cách giải quyết nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp có được các chiến dịch Google Ads với tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng cao. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Một mẫu quảng cáo Google Search có cấu trúc như thế nào? 

Nếu được Google kiểm duyệt thì mẫu quảng cáo Google Search sẽ được hiển thị bao gồm các thành phần: tiêu đề, liên kết, đoạn mô tả và các tiện ích mở rộng. Trong đó tiêu đề là dòng nổi bật nhất trong nội dung quảng cáo nêu bật thông tin sản phẩm muốn quảng cáo. Liên kết là đường dẫn đến trang đích quảng cáo đặt dưới tiêu đề với màu xanh lá có ký hiệu Quảng cáo hoặc Ads. Đoạn mô tả là nội dung ngắn cho tiêu đề liền kề bên dưới phần đường dẫn. Ngoài ra còn có các tiện ích như cuộc gọi, vị trí, liên kết phụ,… được hiển thị ngẫu nhiên nên không cần phải cài đặt sẽ được hiển thị. 

Làm thế nào để tránh mắc phải các sai lầm khi chạy Google Ads? 

Bạn muốn tránh mắc phải những sai lầm khi chạy quảng cáo Google thì bạn cần nghiên cứu từ khóa cẩn thận. Lựa chọn từ khóa cụ thể và phù hợp kết hợp với việc tối ưu trang đích để tăng tỷ lệ nhấp và chuyển đổi cho quảng cáo. Ngoài ra, bạn cần phải thường xuyên theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.  

5/5 - (1 vote)