Sự khác biệt giữa 7p marketing và 4p marketing là gì

Marketing mix có vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Bởi nó định hướng cho mọi hoạt động marketing của doanh nghiệp trong việc tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, quảng bá sản phẩm dịch vụ và nâng cao doanh số bán hàng. 7p marketing và 4p marketing là 2 mô hình marketing mix được sử dụng nhiều nhất. Bài viết hôm nay, hãy cùng Optimal Agency khám phá về sự khác biệt giữa 7p marketing và 4p marketing là gì nhé.

Mô hình Marketing 4P là gì?

Mô hình Marketing 4P là gì?

Chiến lược marketing mix nguyên bản được triển khai theo mô hình marketing 4P tập trung vào quảng bá sản phẩm. Theo thời gian để phù hợp với nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thì mô hình này đã được phát triển thành marketing 7P. Để thấy được sự khác biệt giữa 2 mô hình này hãy cùng phân tích đặc điểm của từng mô hình: 

Đây là mô hình marketing mix truyền thống đặt nền móng cho chiến lược marketing hiện đại được phát triển bởi E. Jerome McCarthy vào năm 1960. Nó bao gồm các yếu tố: 

Product 

Là yếu tố quan trọng nhất và được nhắc đến đầu tiên trong mô hình 4P. Những sản phẩm trong mô hình marketing mix này thường là sản phẩm hữu hình và hiện nay là hàng hóa vô hình cụ thể dịch vụ. Mỗi sản phẩm, dịch vụ được tạo ra và cung cấp cho khách hàng cần đáp ứng những nhu cầu và mang lại giá trị vượt trội cho họ. Một sản phẩm tốt không chỉ đáp ứng mong muốn của khách hàng mà cần phải khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm.

Price 

Chữ P thứ 2 thứ mô hình marketing 4P đó là giá cả hay chi phí mà khách hàng cần chi trả để sở hữu sản phẩm. Nó là yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Để định giá phù hợp thì doanh nghiệp cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra chiến lược định giá phù hợp. Nó bao gồm: chi phí sản xuất, giá trị cảm nhận của khách hàng, giá của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu kinh doanh.

Place 

Kênh phân phối là nơi đưa sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Có nhiều kênh phân phối và bạn cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp, thuận tiện nhất với khách hàng để nâng cao doanh thu bán hàng, tối ưu hóa chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Hệ thống phân phối hiệu quả giúp đảm bảo rằng sản phẩm đến đúng nơi, đúng thời điểm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.

Promotion

Yếu tố cuối cùng trong mô hình marketing 4P đó là xúc tiến hay hoạt động quảng bá truyền thông về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm định vị thương hiệu và thúc đẩy quá trình bán hàng. Những yếu tố cần xem xét khi xây dựng chiến lược xúc tiến gồm: quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng,…Để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược xúc tiến toàn diện, kết hợp nhiều công cụ và phương pháp khác nhau. Có thể đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút và thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng. 

Vậy giữa sự khác biệt giữa 7p marketing và 4p marketing là gì? Để có được câu trả lời thì bạn cần phân tích những yếu tố trong mô hình marketing 7P. 

Mô hình Marketing 7P là gì?

Với sự phát triển của thị trường, xã hội thì nhu cầu của con người cũng có sự thay đổi dẫn đến hoạt động marketing có sự chuyển biến nhất định. Nếu như mô hình marketing truyền thống tập trung vào tiếp thị sản phẩm thì ở mô hình 7P đã bổ sung thêm 3 yếu tố gồm:  People, Process và Physical Evidence. Mô hình marketing 7P được ứng dụng nhiều trong chiến lược marketing của ngành dịch vụ. 

People

Nếu như các chữ P trước trong mô hình 4P nhắc đến sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến thì ở chữ P này lại đề cao giá trị của con người trong mọi quyết định. Trong marketing, khách hàng được đặt ở vị trí trung tâm của mọi chiến lược. Ở đây, con người không chỉ là khách hàng mà còn đề cập đến những người tham gia vào quá trình tiếp thị: nhà tiếp thị, nhân viên bán hàng,… Yếu tố này rất quan trọng tác động đến trải nghiệm dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nhân viên của mình có đầy đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cùng thái độ phục phụ chuyên nghiệp. 

Process

Quy trình là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cách thức tổ chức hoạt động và quá trình marketing của doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả các quy trình cần thiết để cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Một quy trình cần được thiết kế bài bản dựa trên nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng. Doanh nghiệp cần có quy trình và hệ thống rõ ràng để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa hiệu suất. 

Physical Evidence

Cơ sở hạ tầng là yếu tố cuối cùng của Marketing 7P và nơi khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Nó cung cấp những bằng chứng hữu hình để khách hàng có thể nhận ra sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp như trang phục làm việc của nhân viên, thái độ phục vụ của nhân viên, tài liệu marketing,… Yếu tố này giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt, gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về mô hình 7p thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây: 7P trong Marketing là gì.

Sự khác biệt giữa 7p marketing và 4p marketing là gì?

Sự khác biệt giữa 7p marketing và 4p marketing là gì?

Cả marketing 4P và marketing 7P đều là mô hình marketing mix có vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Thông qua các mô hình này thì doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu và mong muốn của khách hàng và tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Đồng thời có chiến lược giá phù hợp cùng lựa chọn được kênh phân phối phù hợp để thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng giúp nâng cao doanh số, lợi nhuận. Khác với mô hình 4P thì mô hình 7P giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu to lớn như lòng trung thành của khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh, có được thị phần lớn,…

Dù vậy, mô hình marketing 4P và marketing 7P lại có nhiều sự khác biệt. Trong khi 4P được sử dụng để tiếp thị sản phẩm còn 7P thường được sử dụng cho dịch vụ. Nếu như mô hình 4P là marketing truyền thống để xây dựng lên kế hoạch tiếp thị hoàn chỉnh. Mô hình 7P là phiên bản nâng cao và hoàn thiện của mô hình 4P tạo lên chiến lược marketing toàn diện. Bắt đầu từ cung cấp sản phẩm chất lượng, dịch vụ hậu mãi tốt và phát triển thương hiệu. Dưới đây là bảng phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn những điểm khác biệt giữa 2 mô hình: 

Điểm khác biệtMarketing 4PMarketing 7P

Phạm vi ứng dụng

Bao gồm 4 yếu tố và được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh: doanh số, lợi nhuận,… 

Được bổ sung thêm 3 yếu tố tập trung vào nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng để đạt được những mục tiêu: lòng trung thành khách hàng, phát triển thương hiệu & thị phần 

Sự tập trung vào khách hàng

Thường tập trung vào sản phẩm và cách thức tiếp cận khách hàng thông qua giá cả, điểm bán hàng, chiến lược quảng bá

Nhấn mạnh đến trải nghiệm khách hàng và sự hài lòng của họ thông qua những yếu tố: dịch vụ khách hàng, quy trình cung cấp dịch vụ cùng những yếu tố hữu hình (trang phục nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…)

Tầm quan trọng của yếu tố con người

Ít quan tâm đến vai trò của con người trong quá trình tiếp thị. 

Đề cao vai trò của khách hàng và những người tham gia vào quá trình tiếp thị: nhân viên bán hàng, nhà tiếp thị,…

Bằng việc hiểu rõ sự khác biệt giữa 7p marketing và 4p marketing là gì thì bạn hiểu được quá trình tiến hóa mô hình marketing mix theo nền kinh tế thị trường. Từ đó bạn có thể lựa chọn được mô hình marketing phù hợp với ngành hàng của mình để triển khai chiến dịch marketing hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Marketing 4P có còn phù hợp trong thời đại số không? 

Đáp án là có. Dù được ra đời từ những năm 1960 nhưng mô hình marketing 4P vẫn giữ nguyên được giá trị cốt lõi và hoàn toàn có thể áp dụng trong thời đại số. Tuy nhiên nó cần có sự điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh doanh hiện đại, nơi mà công nghệ số và hành vi tiêu dùng của khách hàng đã thay đổi đáng kể.

Nên lựa chọn mô hình marketing 4P hay marketing 7P? 

Khi triển khai chiến dịch marketing thì mô hình 4P được sử dụng nhiều hơn vì nó phù hợp với hầu hết sản phẩm. Mô hình 7P sẽ phù hợp để triển khai chiến lược marketing cho ngành dịch vụ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành hàng, ngân sách cũng như đối tượng tiếp cận mà các nhà tiếp thị có thể linh hoạt lựa chọn mô hình marketing mix phù hợp với mình. 

5/5 - (1 vote)