Thuật toán Edgerank Facebook 2024 marketer cần nắm rõ

Facebook là mạng xã hội lớn nhất toàn cầu và là “mỏ vàng” để các doanh nghiệp khai thác cho hoạt động marketing online. Để xây dựng chiến lược Facebook Marketing hiệu quả thì các marketer cần hiểu và nắm rõ thuật toán Edgerank Facebook. Tuy nhiên, khá nhiều người còn chưa biết đến thuật này cũng như làm cách nào để cải thiện hiệu suất Edgerank. Bài viết hôm nay, Optimal Agency sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này. Theo dõi ngay!

Edgerank Facebook là gì? 

Ngày nay có nhiều nội dung xuất hiện trên Facebook hàng ngày khiến người dùng bối rối không biết nên lựa chọn thông tin nào. Thuật toán Edgerank Facebook xuất hiện nhằm xác định những nội dung nào sẽ được hiển thị trên Newsfeed của người dùng dựa trên sự quan tâm và sở thích của họ.

Thông thường các nội dung được Facebook đánh giá và xếp hạng các nội dung dựa trên sự tương tác của người dùng như like, comment, share,… Nếu nội dung nào nhận được nhiều lượt tương tác của người dùng nhất thì sẽ ưu tin hiển thị hiển trên Newsfeed. Đối với các marketer thực hiện hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ trên Facebook thì cần nắm vững thuật toán Facebook Edgerank để tăng khả năng tiếp cận với đối tượng mục tiêu. 

Edgerank có vai trò quyết định rất lớn đến việc những nội dung của nhà tiếp thị có thể hiển thị trên Newsfeed của người dùng không. Trường hợp nếu chỉ số Edgerank thấp thì sẽ khiến bài viết quảng bá sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp bị lãng quên. Khi đó dẫn đến các chiến dịch marketing của doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận được khách hàng mục tiêu.

Còn nếu chỉ số Edgerank càng thì khả năng những nội dung của doanh nghiệp sẽ được hiển thị càng cao. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu. Đồng thời truyền tải được những thông điệp mong muốn cũng như cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng. 

Cấu trúc của thuật toán Edgerank Facebook

Cấu trúc của thuật toán Edgerank Facebook

Thuật toán Edgerank được cấu tạo gồm 3 thành phần chính gồm: 

Affinity Score

Đo lường mức độ quan hệ của nhà tiếp thị và người dùng trên Facebook.  Điều đó nghĩa là dựa trên lượt tương tác của một người trên trang Facebook trước đó sẽ quyết định đến khả năng họ nhìn thấy bài viết của bạn. Cụ thể là khi bạn từng tương tác với bài viết của ai đó thì thuật toán Edgerank sẽ mặc định là bạn quan tâm đến nội dung và sẽ hiển thị nội dung này nhiều hơn trên bảng tin. 

Hiện tại, Facebook đã có sự update mới khi thay thế Affinity Score bằng Last Actor. Thuật toán sẽ dựa trên 50 lượt tương tác của người dùng với danh sách bạn bè và các Fanpage. Từ đó quyết định nội dung nào sẽ được hiển thị trên Newsfeed của họ. 

Edge Weight

Đây là một yếu tố quan trọng trong thuật toán Edgerank quyết định mức độ ưu tiên của bài viết dựa trên loại hình nội dung. Trên Facebook có nhiều loại nội dung khác nhau và nền tảng này sẽ xếp hạng theo cấp bậc bởi một số loại nội dung có sức hút hơn. Cụ thể là hình ảnh và video sẽ được ưu tiên trước tiếp đó là các liên kết và cập nhật trạng thái toàn văn bản sẽ ở cuối sơ đồ. 

Không dừng lại ở đó, Edge Weight luôn tính đến lượng tương tác của người dùng với Trang. Ví dụ như bình luận sẽ có sức mạnh hơn link dù cả 2 yếu tố đều ảnh hưởng đến sức mạnh chung. Nếu một bài viết có 50 lượt like và 10 comment thì khả năng được hiển thị sẽ nhiều hơn bài viết không có lượt tương tác. 

Time Decay

Đề cập đến tính mới mẻ của nội dung tức là bài viết từ rất lâu thì khó có thể xuất hiện trên bảng tin của người dùng. Điều này phụ thuộc vào tần suất sử dụng Facebook của người dùng. Đối với những người dùng truy cập Facebook 1 – 2 lần/tuần sẽ có cách nhìn khác với người dùng sử dụng Facebook hàng ngày. Cách tiếp cận này có sự hạn chế khi một số người dùng sẽ có thể bỏ lỡ những thông tin hữu ích mà họ quan tâm. 

Để khắc phục vấn đề,  Facebook đã thay thế Time Decay bằng Story Bumping. Khi đó, các nội dung nhất định sẽ được hiển thị dựa trên mức độ liên quan với người dùng ngay cả khi chúng đã được đăng tải từ rất lâu trong quá khứ. Bên cạnh đó, những bài viết mới vẫn sẽ hiển thị nhưng không xuất hiện ở vị trí đầu tiên. 

Ngoài ra, bạn đọc hãy tìm hiểu thêm bài viết sau: Quy trình lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp.

Cách cải thiện chỉ số Edgerank trên Facebook

Dựa trên thuật toán Edgerank Facebook thì các nhà tiếp thị có thể nâng cao hiệu quả của chiến dịch marketing trên Facebook. Để cải thiện hiệu suất Edgerank cũng như gia tăng khả năng hiển thị các bài viết của doanh nghiệp thì bạn hãy tham khảo các cách sau: 

Cách cải thiện chỉ số Edgerank trên Facebook

Cải thiện chất lượng nội dung 

Thuật toán Facebook EdgeRank dựa trên chất lượng của bài viết như nội dung sáng tạo, hình ảnh gây tò mò và liên kết lôi kéo người dùng nhấp vào. Nếu như nội dung không thực sự thú vị thì người dùng sẽ cảm thấy thất vọng và rời đi. Tuy nhiên, nếu bài viết có nội dung độc đáo, sáng tạo và cung cấp những nội dung hữu ích thì sẽ tăng tỷ lệ tương tác của người dùng. Nhờ đó khả năng bài viết xuất hiện trên Newsfeed người dùng là rất cao.

Nếu bạn muốn cải thiện số Edgerank và cải thiện hiệu suất của chiến dịch marketing thì bạn cần xây dựng kế hoạch nội dung chi tiết. Hãy đảm bảo các bài viết phù hợp với định vị thương hiệu của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. 

Đảm bảo tần suất đăng bài 

Việc đăng bài thường xuyên sẽ nâng cao sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp trên Facebook. Đồng thời duy trì sự tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nếu các bài viết nhận được sự tương tác ổn định thì điểm Edgerank sẽ được cải thiện. Đồng thời bài viết có nhiều cơ hội xuất hiện trên Newsfeed để tiếp cận khách hàng. Bạn hãy lên kế hoạch đăng bài theo lịch 1- 2 lần/ngày để kiểm soát thời gian đăng bài tốt nhất. 

Thêm hình ảnh, video vào bài đăng 

Hình ảnh, video là yếu tố thu hút người dùng nhấp vào nội dung với khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng và nhận được lượt tương tác cao hơn. Bạn có thể bổ sung thêm hình ảnh, video vào bài viết để nâng cao chỉ số  Edgerank. Mặt khác, bạn có thể sử dụng các hình ảnh đơn giản để truyền tải thông điệp truyền thông và kích thích khách hàng tưởng tượng ra câu chuyện cụ thể. Điều này giúp tạo ra cá tính cho thương hiệu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. 

Tích cực tương tác với người dùng 

Facebook thường đánh giá cao những bài viết có nhiều lượt tương tác và ưu tiên hiển thị những nội dung này. Để nâng cao sự tương tác của người dùng thì bạn có thể tổ chức các minigame, đặt câu hỏi,… giúp tăng lượng tương tác. Hãy khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn để tăng điểm số affinity và cải thiện chỉ số Edgerank. Từ đó tăng cường khả năng tiếp cận và nội dung của doanh nghiệp được hiển thị trên bảng tin của người dùng. 

Tuân thủ chính sách về nội dung của Facebook 

Khi xây dựng nội dung trên Facebook thì bạn không chỉ cần chú trọng đến chất lượng nội dung mà cần tuân thủ những chính sách về nội dung của nền tảng. Dựa theo tiêu chuẩn cộng đồng thì Facebook nghiêm cấm những ngôn từ gây thù ghét, đe dọa và các hành vi gây hại khác. Vì vậy, trước khi đăng tải bất cứ nội dung nào trên Facebook bạn cũng cần tránh spam hoặc vi phạm điều luật Facebook. Điều này nhận được phản hồi tích cực của người dùng cũng như khả năng hiển thị của bài viết trên Newsfeed người dùng. 

Ngoài ra, để cải thiện chỉ số Edgerank thì bạn có thể nghiên cứu và đăng bài viết vào khung giờ vàng. Đồng thời thường xuyên theo dõi, đo lường và phân tích cũng như tối ưu kế hoạch đăng bài cùng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có sự điều chỉnh phù hợp. 

Qua bài viết, bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật toán Edgerank Facebook cũng như biết cách tối ưu bài viết trên trang để tăng khả năng xuất hiện trên Newsfeed của người dùng. Điều này giúp nâng cao sự hiện trực tuyến của doanh nghiệp đồng thời giúp chiến dịch Facebook Marketing đạt được hiệu quả cao. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp 

Những sai lầm cần tránh về về Facebook EdgeRank là gì? 

Có nhiều tranh cãi và thảo luận về việc thuật toán EdgeRank ảnh hưởng đến kết quả hiển thị của nội dung trên NewsFeed. Những hiểu lầm thường gặp về Facebook EdgeRank mà rất nhiều người hay mắc phải cụ thể là mỗi người dùng có chỉ số Edgerank riêng. Thuật toán Edgerank bị ảnh hưởng bởi công cụ của bên thứ 3 và Edgerank là nguyên nhân chính làm giảm hiển thị từ các trang. Đây là những sai lầm mà các nhà tiếp thị cần tránh để hiểu rõ hơn thuật toán Edgerank và biết cách áp dụng để nâng cao hiệu suất chiến lược marketing. 

Điểm Edgerank có thể được kiểm tra thông qua công cụ nào?

Việc kiểm tra điểm số EdgeRank là điều không thể ngoại trừ Facebook. Sẽ khó có một công cụ của bên thứ 3 nào có thể đo lường được EdgeRank. Facebook luôn giữ bí mật về thuật toán và họ liên tục điều chỉnh nó. Đối với một Fanpage thì sẽ không có  EdgeRank cụ thể vì mỗi người dùng có một Affinity Score khác nhau. Tuy nhiên, nhà tiếp thị có thể đo lường tác động của EdgeRank bằng cách kiểm tra số lượng tiếp cận. Đồng thời đo lường mức độ tương tác nhận được bằng việc sử dụng các công cụ phân tích của Facebook. 

5/5 - (1 vote)