Smart Bidding là một công cụ cực kỳ hữu ích mà Google cung cấp cho các Marketer. Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng thực hiện đấu giá các gói quảng cáo Google Ads một cách tự động và dễ dàng. Tuy nhiên, để sử dụng tính năng đấu giá tự động một cách hiệu quả lại không hề dễ dàng. Bạn cần phải tìm hiểu và lập chiến lược thật kỹ lưỡng và hợp lý. Thậm chí, nếu hiểu rõ công năng của tính năng này, hiệu suất quảng cáo sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Và những điều bạn cần phải nắm rõ sẽ có ngay trong bài viết ngay sau đây. Những thông tin dưới đây có thể sẽ giúp bạn sử dụng Smart Bidding một cách hiệu quả, cùng theo dõi nhé!
Smart Bidding là gì?
Đây là một tính năng của Google Ads Smart Bidding để phân tích một số tín hiệu theo ngữ cảnh tại thời điểm đấu giá, từ đó đặt giá thầu với mục đích nhằm mục tiêu cho quảng cáo của bạn. Smart Bidding cho phép các nhà quảng cáo truy cập vào các khả năng đề đấu thầu cho Google Ads. Quảng cáo Google trong năm qua đã có những thay đổi nhất định, nhiều trong số đó đang tạo ra tương lai của tiếp thị kỹ thuật số. Khi nói đến chiến lược đặt giá thầu, đặt giá thầu thông minh của AdWords có thể là một trong những cách tốt nhất. Nguyên nhân Google Ads có sự thay đổi trong việc tự động đặt giá thầu bằng cách sử dụng Smart Bidding. Đó là vì các chiến lược đặt giá thầu tự động CPA hoặc ROAS đều sẽ được tối ưu hóa theo thiết bị, thời gian, vị trí và đối tượng trên cơ sở từng phiên đấu giá.
Cách thức vận hành của Google Ads Smart Bidding
Hệ thống Google Ads cung cấp nhiều lựa chọn đặt giá thầu quảng cáo khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng của chiến dịch: số click, số lần hiển thị (impression), số lượt chuyển đổi (conversion), mức độ tương tác (engagement) hoặc số lượt xem (view). Khi có một không gian quảng cáo trống trên Google, các công ty phải cạnh tranh để giành được vị trí đó. Để tránh sự hỗn loạn, hệ thống Google Ads tổ chức một cuộc đấu giá để xác định ai sẽ có quyền hiển thị quảng cáo.
Tuy nhiên, điều này không phải là tất cả. Bạn và các đối thủ cạnh tranh cần đặt giá thầu và chọn các thông số phù hợp để tận dụng cơ hội này. Google khuyến khích bạn tập trung vào lượt click, chuyển đổi hoặc hiển thị — tùy thuộc vào mục tiêu chiến dịch ban đầu của bạn. Sau đó, bạn có thể chỉ định số tiền bạn muốn đặt giá thầu bằng cách thủ công hoặc theo đề xuất của hệ thống.
Ưu và nhược điểm của Google Ads Smart Bidding
Ưu điểm của Google Ads Smart Bidding
Google Ads Smart Bidding sở hữu những công nghệ hiện đại
Khi đặt giá thầu, thuật toán máy học sẽ dựa trên dữ liệu ở quy mô lớn để đưa ra dự đoán chính xác hơn về việc các giá thầu khác nhau có thể ảnh hưởng như thế nào đến chuyển đổi hoặc giá trị chuyển đổi. Các thuật toán này xem xét nhiều tham số ảnh hưởng đến hiệu suất hơn so với một người hoặc một nhóm có thể tính toán.
Tín hiệu đa dạng theo ngữ cảnh
Tín hiệu được hiểu là các thuộc tính giúp xác định người hoặc ngữ cảnh tại thời điểm đấu giá. Khi sử dụng tính năng đặt giá thầu tại thời điểm đấu giá, bạn có thể áp dụng nhiều tín hiệu vào các hoạt động tối ưu giá thầu. Các tín hiệu này bao gồm các thuộc tính như thiết bị và vị trí trong trường hợp đặt thầu thủ công, cũng như các tín hiệu bổ sung và tổ hợp tín hiệu trong trường hợp đặt giá thầu thông minh. Ví dụ: thiết bị, vị trí thực tế, vị trí tìm kiếm của người dùng, ngày trong tuần và thời gian trong ngày, hệ điều hành.
Hỗ trợ đánh giá hiệu quả chiến dịch
Chiến lược Đặt giá thầu thông minh cho phép bạn đặt các mục tiêu hiệu suất và tùy chỉnh các tùy chọn cài đặt theo mục tiêu kinh doanh riêng của mình. Chẳng hạn như tối ưu hóa giá thầu tìm kiếm cho mô hình phân bổ đã chọn trước đó và bao gồm cả phân bố theo hướng dữ liệu. Hoặc đặt mục tiêu hiệu suất riêng cho các thiết bị khác nhau như thiết bị di động, máy tính bảng, laptop, PC thông qua tính năng đặt giá thầu theo CPA mục tiêu.
Báo cáo hiệu suất đầy đủ, minh bạch
Google Ads Smart Bidding sẽ cung cấp công cụ báo cáo như báo cáo chiến lược giá thầu, trạng thái chiến lược giá thầu, bản nháp và thử nghiệm chiến dịch, trình mô phỏng, thông báo và cảnh báo cần thiết… giúp bạn có được thông tin chi tiết hơn về hiệu suất mà chiến dịch mang lại, đồng thời có hướng khắc phục nhanh chóng khi gặp phải các sự cố khi vận hành.
Nhược điểm của Google Ads Smart Bidding
Cách chiến lược đặt giá thầu hoạt động phụ thuộc vào các ràng buộc khác nhau. Ngoài các ràng buộc cơ bản như mục tiêu (tCPA hoặc tROAS) và ngân sách, các yếu tố như địa lý, từ khóa và các tùy chọn nhắm mục tiêu cũng đóng vai trò quan trọng. Google đề xuất loại bỏ càng nhiều ràng buộc càng tốt và tập trung vào một mục tiêu duy nhất với dữ liệu chuyển đổi rõ ràng để tự động hóa giá thầu.
Tuy nhiên, việc đặt các ràng buộc là cần thiết để đảm bảo quảng cáo tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu. Bạn vẫn có thể thay đổi ngân sách và mục tiêu CPA hoặc ROAS dù chúng đều là các ràng buộc.
Trước đây, Google đã đề xuất cho các tài khoản sử dụng chiến lược tCPA có ngân sách hạn chế loại bỏ giới hạn ngân sách bằng cách tăng ngân sách hoặc chuyển sang chiến lược Tối đa hóa Lượt chuyển đổi. Tuy nhiên, sau thay đổi cuối năm nay, các tài khoản sử dụng chiến lược Tối đa hóa Lượt chuyển đổi với cài đặt tCPA và có ngân sách hạn chế sẽ cần tăng ngân sách hoặc xóa cài đặt CPA.
Cách tối ưu hóa Google Ads Smart Bidding
Để thực hiện tối ưu hóa chiến lược đặt giá thầu thông minh các bạn có thể tham khảo các cách cụ thể như sau:
Gia tăng chi phí cho mỗi lượt nhấp
Bạn cần yên cầu Google sử dụng ngân sách quảng cáo hàng ngày và cố gắng tạo ra nhiều chuyển đổi nhất có thể. Sau đó, thuật toán sẽ chọn ra giá thầu phù hợp cho chi phí mỗi lần nhấp (CPC) dựa trên mục tiêu này. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi tỷ lệ chuyển đổi CPC và so sánh với mục tiêu. Nếu không, bạn sẽ phải lãng phí nhiều chi phí. Trong mọi trường hợp, dù chi phí cho mỗi chuyển đổi cao hay thấp, ngân sách vẫn luôn chạy hàng ngày và sẽ cạn kiệt.
Thiết lập mục tiêu đối tượng chuyển đổi
Theo các nhà quảng cáo, CPA là phương pháp tối ưu để triển khai chiến dịch marketing trực tuyến. Tỷ lệ này chỉ đơn giản là doanh nghiệp trả tiền cho các quảng cáo khi các hành động mong muốn đã xảy ra. Điều cuối cùng mà các nhà quảng cáo kỳ vọng từ CPA là mang lại lợi nhuận đáng kể. Bằng cách đặt mục tiêu chi phí cho mỗi chuyển đổi, Google sẽ tối ưu hóa chuyển đổi trong giới hạn chi phí của bạn. Đảm bảo rằng theo dõi chuyển đổi đã được kích hoạt và nên có đủ dữ liệu cho chiến lược này. Khoảng 30 chuyển đổi trong tháng trước được xem là một mức độ tương đối đáng tin cậy.
Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Với chiến lược này, Google sẽ tạo ra càng nhiều lượt nhấp cho bạn với toàn bộ ngân sách quảng cáo mỗi ngày. Nếu có nhiều lượt nhấp từ người dùng, bạn sẽ tăng cơ hội nhận diện thương hiệu của mình. Với ngân sách hạn chế, bạn vẫn có thể triển khai chiến lược này. Cách tốt nhất là đặt giá thầu CPC tối đa và sau đó theo dõi CPC trung bình. Bằng cách đó, bạn có thể tối ưu hóa chiến lược theo thời gian.
Tạo mục tiêu ROAS
Lợi nhuận mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo là chiến lược đặt giá thầu mang lại nhiều lợi ích nhất cho một vòng lặp. Tại sao? Bởi vì nó đòi hỏi bạn phải có một chút kiến thức toán học. ROAS mục tiêu là chiến lược đặt giá thầu mà khi bạn thực hiện, Google Ads sẽ đặt giá thầu của bạn để tối đa hóa giá trị chuyển đổi. Cụ thể là dựa trên lợi nhuận bạn muốn từ chi tiêu quảng cáo của mình. Con số này dựa trên tỷ lệ phần trăm. Trong chiến dịch quảng cáo trên Google tiếp theo, bạn muốn tạo ra 10 đô la cho mỗi 2 đô la được chi. Để tính toán, bạn cần làm theo công thức này:
(Doanh thu / Chi tiêu quảng cáo) x 100% = ROAS mục tiêu.
Ví dụ:
Doanh thu là $10 từ chiến dịch, và bạn đã chi $2 cho quảng cáo (số lần nhấp chuột).
(10 / 2) x 100% = 500% ROAS.
Tăng khả năng tiếp cận
Tính năng này được bổ sung gần đây và giúp cho nhà quảng cáo có nhiều sự lựa chọn hơn, đặc biệt là khi tìm kiếm vị trí đặt bài viết của mình. Tùy thuộc vào sở thích của bạn, Google sẽ dự đoán giá thầu ứng với từ khóa. Sau đó, Google sẽ điều chỉnh giá thầu của bạn để đạt được vị trí mục tiêu. Bạn có thể đặt giá thầu cho một số vị trí quảng cáo, bao gồm đầu trang tuyệt đối, đầu trang và bất kỳ nơi nào trên trang.
Trong bài viết trên Optimal Agency đã liệt kê cho các bạn những nội dung chi tiết một cách chính xác nhất, mong rằng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ có thể giúp ích cho mọi người trong việc tiền hiểu về ưu và nhược điểm của Google Ads Smart Bidding và thực hiện các phương thức để tối ưu việc đặt giá thầu thông minh một cách thành công.
Có thể bạn quan tâm:
- Google Smart Campaigns là gì? Cách thiết lập chiến dịch hiệu quả
- Cách live stream trên Facebook đơn giản cho người mới bắt đầu
- 10 Cách giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng cho website thương mại điện tử
Câu hỏi thường gặp
Google Ads Smart Bidding đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chiến lược quảng cáo trên nền tảng Google Ads. Với khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, Smart Bidding giúp tự động điều chỉnh giá thầu để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo. Công cụ này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhà quảng cáo mà còn mang lại kết quả chất lượng hơn. Bằng cách tự động điều chỉnh giá thầu dựa trên mục tiêu như tối đa hóa lượt chuyển đổi hoặc tối ưu hóa ROI, Smart Bidding giúp cải thiện hiệu quả chiến dịch và tăng cường khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu. Đồng thời, nó cũng cung cấp các công cụ báo cáo chi tiết giúp nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về hiệu suất của chiến dịch và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhờ vào vai trò quan trọng của mình, Google Ads Smart Bidding là một công cụ không thể thiếu đối với những ai muốn tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo trên Google Ads.
So sánh giữa chiến lược đặt giá thầu thông minh và chiến lược đặt giá thầu thủ công là một phần quan trọng trong quá trình quản lý chiến dịch quảng cáo trên Google Ads. Chiến lược đặt giá thầu thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để tự động điều chỉnh giá thầu dựa trên các mục tiêu như tối đa hóa lượt chuyển đổi hoặc tối ưu hóa ROI. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhà quảng cáo và đồng thời cải thiện hiệu suất chiến dịch. Trong khi đó, chiến lược đặt giá thầu thủ công cho phép nhà quảng cáo tự do điều chỉnh giá thầu theo ý muốn và chiến lược kinh doanh cụ thể của họ. Mặc dù mang lại sự linh hoạt, nhưng việc quản lý và tối ưu hóa chiến dịch trong trường hợp này đòi hỏi sự can thiệp và theo dõi định kỳ từ phía người quản lý. Tóm lại, cả hai chiến lược đều có ưu nhược điểm riêng, và lựa chọn phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, ngân sách và khả năng quản lý của mỗi nhà quảng cáo.